logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thí điểm đấu giá biển số xe: vừa bảo đảm quyền của người trúng đấu giá, vừa bảo đảm quản lý nhà nước (11/11/2022)

Biển số xe đẹp có giống như tài sản thông thường hay không? Người sở hữu nó có được đầy đủ quyền không? Quy định như thế nào để vừa đảm bảo quyền của người trúng đấu giá biển số xe, vừa đảm bảo quản lý nhà nước hiệu quả là nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận trong từng vấn đề được nêu tại dự thảo Nghị quyết "Thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá". Chương trình Quốc Hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:

Hoà giải cơ sở: Những thành công và vấn đề đặt ra (11/11/2022)

Luật hòa giải ở cơ sở được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2014. Qua hơn 8 năm thi hành đạo luật này, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã đi vào nề nếp, thống nhất hiệu quả và tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy một số mâu thuẫn tranh chấp trong cộng đồng dân cư không được hòa giải kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Tinh giản biên chế: Đạt chỉ tiêu nhưng còn cào bằng, cơ học. (10/11/2022)

Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng và đang được các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương thực hiện quyết liệt trong những năm qua.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Kết luận của Bộ chính trị về vấn đề này cũng nêu rõ những tồn tại hạn chế. Đó là còn tình trạng “cào bằng”, giảm đồng đều 10% ở các cơ quan đơn vị; biên chế chủ yếu giảm cơ học, chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức….
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, người đứng đầu ngành Nội vụ cũng thừa nhận, tinh giản biên chế trong thời gian qua vẫn còn cơ học, cào bằng.
Giải pháp nào cho câu chuyện này là nội dung chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.

Giải pháp căn cơ thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả (09/11/2022)

Thu hồi tài sản tham nhũng "năm sau cao hơn năm trước" nhưng vẫn thấp. Hiện còn lại đến 40%- 50% số tài sản chưa được thu hồi ở các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi. Đây là con số không nhỏ vì một vụ án tham nhũng giá trị có thể phải đến hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ đồng. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều ĐBQH đã kiến nghị các giải pháp để thu hồi tài sản tham những hiệu quả.

Giải pháp căn cơ thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả (09/11/2022)

Thu hồi tài sản tham nhũng "năm sau cao hơn năm trước" nhưng vẫn thấp. Hiện còn lại đến 40%- 50% số tài sản chưa được thu hồi ở các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi. Đây là con số không nhỏ vì một vụ án tham nhũng giá trị có thể phải đến hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ đồng. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều ĐBQH đã kiến nghị các giải pháp để thu hồi tài sản tham những hiệu quả.

Thành phố HCM ban hành ké hoạch thực hiện chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm (08/11/2022)

- Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được đẩy mạnh với nhiều đột phá mới - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. - Cách làm và hiệu quả của “Tự soi tự sửa” ở chi bộ thôn Hòa Hợp, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Tinh giản biên chế và đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức một cách thực chất (07/11/2022)

Giai đoạn 2019 - 2021 đã tiết kiệm hơn 25.600 tỷ đồng nhờ sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn biên chế tác động rất rõ, tạo ra nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, cải thiện đời sống cho người lao động ở khu vực công. Tuy nhiên, việc đánh giá đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên còn chưa sát với thực tiễn, chưa căn cứ vào sản phẩm đầu ra, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; trong tinh giản biên cũng có tình trạng cào bằng, giảm theo hướng cơ học ở một vài nơi. Đó là thông tin được người đứng đầu ngành Nội vụ đưa ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội với Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa qua.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (08/11/2022)

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế:

Thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện đạt chuẩn nông thôn mới (07/11/2022)

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung tiêu chí tiếp cận pháp luật vào Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao và nội dung “huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” trong tiêu chí Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Vậy việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện đạt chuẩn nông thôn mới đang đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Nội dung này sẽ được bàn luận trong chương trình hôm nay với sự tham gia của bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

Nhà ở xã hội làm "nóng" Nghị trường (04/11/2022)

Theo thống kê, diện tích nhà ở xã hội chỉ đạt 7,79 triệu m2 so với 12,5 triệu m2 theo yêu cầu. Giá nhà ở xã hội vẫn còn cao, trong khi quỹ đất chỉ đáp ứng được hơn 30%. Bên cạnh đó, nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội cũng chưa được đảm bảo. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc triển khai nhà ở xã hội còn nhiều hạn chế. Và trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, các đại biểu Quốc hội đã yêu cầu Bộ trưởng trả lời nhiều câu hỏi về nội dung này.

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân (04/11/2022)

Ngày 11/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 977 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Đề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước từ năm 2023 - 2030, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trong Chương trình pháp luật và đời sống hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về mục tiêu cụ thể của Đề án cũng như công tác triển khai thực hiện đề án này với sự tham gia của ông Lê Vệ Quốc- Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

Quy định về miễn nhiệm từ chức và sự kịp thời thay thế cán bộ không đủ năng lực có vi phạm (01/11/2022)

- Quy định về miễn nhiệm từ chức và sự kịp thời thay thế cán bộ không đủ năng lực có vi phạm.
- Hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực về 19 hành vi tiêu cực: Nhận diện cụ thể để phòng chống suy thoái tiêu cực hiệu quả hơn.
- Thí điểm mô hình chi bộ mẫu, góp phần hướng tới mục tiêu xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh ở Đà Nẵng.

Hưng Yên kiên quyết không để tội phạm “tín dụng đen” lộng hành (31/10/2022)

- Hưng Yên kiên quyết không để tội phạm “tín dụng đen” lộng hành.
- Để ngày Pháp luật Việt Nam ngày càng thực chất, hiệu quả.
- Thực hiện bình đẳng giới trong vùng dân tộc thiểu số.

Phòng chống vi phạm, tội phạm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (28/10/2022)

- Phòng chống vi phạm, tội phạm ma tuý trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An - Điểm sáng mô hình dòng họ tự quản ở xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - Lạng Sơn: Cảnh báo tội phạm cố ý gây thương tích do sử dụng rượu bia.

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Thiếu cơ chế để bệnh viện công tự chủ (26/10/2022)

Đầu tuần này, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), tự chủ bệnh viện là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý. Một số đại biểu bày tỏ băn khoăn khi trong thời gian qua nhiều bệnh viện lớn xin thôi không thực hiện cơ chế tự chủ. Các bệnh viện này đều có danh tiếng, luôn trong tình trạng quá tải nhưng lại xin thôi tự chủ là một sự thất bại của chính sách trong cơ chế quản lý đối với bệnh viện công lập. Thế nhưng, trong 121 Điều của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), cụm từ “tự chủ” chỉ được đề cập một lần tại Điều 106, đó là chi của ngân sách cho tự chủ. Do đó, đại biểu cho rằng cần bổ sung cụ thể hơn về cơ chế tự chủ tại dự án Luật này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: