Nghị định số 94 ngày 21/8/2020 đã xác định rõ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và quy mô khác nhau. Để hệ thống các doanh nghiệp này phát triển không thể thiếu vai trò của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có các chính sách tài chính cơ bản như chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Hà Nam: xe quá khổ, quá tải vắng bóng trên các tuyến đường.
- Tiền Giang: “cát tặc” hoạt động gần bờ, người dân bức xúc.
- Tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình.
Tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15, cử tri kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến các Dự án Luật, các vấn đề trong thực thi chính sách, pháp luật tại các địa phương, trong đó có vấn đề liên quan đến sách giáo khoa phổ thông. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng là chuyên đề được Thường vụ Quốc hội lựa chọn giám sát trong năm 2023 nhằm đánh giá toàn diện việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2014 - 2022 và đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Một trong bốn chuyên đề giám sát được Quốc hội khoá 15 lựa chọn là giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2012 đến ngày 1/7/2021. Cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1.7.2016 đến ngày 1.7.2021” các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan hành chính các cấp nhằm tạo chuyển biến thực chất, rõ nét trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cá nhân.
Theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định. Để thực hiện quy định này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm xã hội TNLĐ theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên đến nay, dự thảo Nghị định vẫn chưa được hoàn tất, vẫn còn những vấn đề đang đặt ra chưa có câu trả lời, điển hình như về hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện của ngân sách nhà nước; về việc bảo đảm lực lượng điều tra TNLĐ đối với người lao động tham gia chính sách.
Trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay, với sự tham gia của ông Nguyễn Hoàng Hà, cán bộ Chương trình Văn phòng ILO tại Hà Nội, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này.
Có tới gần 40 nghìn cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, chuyển việc trong vòng 2 năm rưỡi qua, tính từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022. Đây là con số được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng thông tin tại phiên Họp báo chính phủ thường kỳ tháng 9 mới đây.
Vậy nguyên nhân của thực tế này là gì? Và làm sao để có thể để giữ chân được đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước?
Trong năm 2022, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành 4 cuộc giám sát chuyên đề, trong đó, yêu cầu đặt ra là các cuộc giám sát phải chỉ rõ địa chỉ, nêu rõ trách nhiệm. Vì vậy, trong quá trình tiến hành giám sát tại các Bộ, ngành, địa phương, các Đoàn giám sát đã triển khai có trọng tâm, trọng điểm, chỉ rõ những điển hình cụ thể, những nơi còn yếu kém trong tổ chức thực hiện. Tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát là vấn đề đã, đang được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện và thể hiện thông qua những thay đổi trong tư duy và cách làm nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất cho người lao động mang tính thiết thực và hữu ích, chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.
- Hải Phòng siết chặt an toàn phòng cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
- Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống pháp luật xử lý như thế nào?
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội hữu ích nhằm bồi thường và chi trả cho người lao động về những thương tật, thương tích do tai nạn lao động gây ra, giúp người lao động vượt qua những khó khăn khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc. Theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, nhằm bảo đảm hơn đời sống của người lao động khi gặp rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chây ì, trốn đóng. Giải pháp nào nhằm khắc phục triệt để tình trạng này
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022 được tổ chức giữa tháng 9, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là đổi mới chính sách đất đai, tại chuyên đề: "Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội". Ngay sau đó, tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng, phức tạp, có tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, có mối quan hệ, ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi chính sách. Do đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu việc sửa Luật Đất đai phải tâm huyết, trách nhiệm gấp bội so với các luật khác.
Đã hơn 2 năm nay, gần 60 hộ dân ở tổ 14 phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội có nhiều ý kiến về việc UBND quận Thanh Xuân lập và triển khai thực hiện dự án “Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây” trên diện tích hơn 15.300m2 thiếu công khai minh bạch, không dựa vào các căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật, có nguy cơ đẩy hàng ngàn người dân vào “cảnh màn trời chiếu đất”. Vậy tính hợp lý, hợp pháp của dự án này ra sao?
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất cho người lao động mang tính thiết thực và hữu ích, chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng. Vậy hiện nay, pháp luật có quy định như thế nào về việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trách nhiệm của người sử dụng lao động ra sao? Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận trong chương trình hôm nay với sự tham gia của bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Năm 2021, Hải Phòng lần đầu tiên bứt phá lên ngôi vị quán quân chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX). Để có được kết quả như vậy là cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu trong thực hiện cải cách hành chính của cả hệ thống chính quyền thành phố Hải Phòng.