logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Việc tham gia, nội luật hóa và thực hiện pháp luật về phòng chống tra tấn (24/10/2022)

Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người hay còn gọi là Công ước chống Tra tấn được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Đây là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc, thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới, mong muốn sớm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội. Với mong muốn bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người và quyền công dân, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này vào năm 2014 và nội luật hoá trong các đạo luật cơ bản liên quan. Trong chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này với sự tham gia của khách mời là Tiến sỹ Nguyễn Toàn Thắng, Viện trưởng Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. (24/10/2022)

Việt Nam có hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm gần 15% dân số cả nước. Đa số người dân tộc thiểu số sống ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, một số phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ...nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật. Chính vì vậy, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đổi mới, nâng cao chất lượng đảng viên và củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng (25/10/2022)

-Để đội ngũ Đảng viên vừa đông vừa mạnh -Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ tỉnh Hà Giang -Khánh Hoà: Phát triển đảng ở Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Tăng cường, nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng nhà, đất công (25/10/2022)

Quỹ nhà, đất công thuộc sở hữu nhà nước bao gồm nhà, tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đang giao cho tổ chức có chức năng kinh doanh nhà địa phương. Quỹ nhà, đất này là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong khối tài sản công của Quốc gia. Vậy nhưng, thời gian qua công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa phát huy hiệu quả, gây lãng phí; đặc biệt là trong việc quản lý nhà công vụ, trụ sở làm việc … Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, Nghị định được ban hành sẽ tạo lập cơ sở pháp lý giúp tăng tính hiệu quả của việc quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất công hiện nay.

Nâng cao chất lượng kỳ họp, tiết giảm tối đa thời gian (21/10/2022)

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá 15 diễn ra trong 21 ngày. Là kỳ họp cuối năm với nhiều nội dung quan trọng nên các công việc tại kỳ họp này khá nặng. Với tinh thần “lấy chất lượng kỳ họp làm chính và phấn đấu để tiết giảm tối đa thời gian” được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định ngay tại phiên khai mạc, chất lượng dự án luật, chất lượng công tác giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng được Quốc hội, các đại biểu Quốc hội lưu tâm. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này.

Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân khi nhường đất cho các dự án (21/10/2022)

- Sửa Luật Đất đai 2013 phải đảm bảo quyền lợi cho người dân khi nhường đất cho các dự án.
- Huyện Ba Vì, Hà Nội giảm khiếu kiện nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật.
- Giải đáp một số thắc mắc của thính giả liên quan đến các quy định của pháp luật về phòng chống ma tuý.

Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. (20/10/2022)

Từ năm 2017, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 đã ban hành Nghị quyết 19 về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19, tại các đơn vị sự nghiệp công lập đã bước đầu giảm được đầu mối, khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải, trùng lắp. Các đơn vị cũng đã bước đầu tự chủ trong hoạt động của mình.
Tuy nhiên, phiên họp Ban chỉ đạo trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 được tổ chức mới đây cũng đã đưa ra nhận định: việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nội dung còn chậm, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu.
Đổi mới đơn vị sự nghiệp: Vì sao chưa hiệu quả? Giải pháp nào để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập?

Bảo đảm hiệu quả Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (19/10/2022)

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể vào ngày mai 20/10/2022, dự kiến họp tập trung trong thời gian 21 ngày. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, cho ý kiến 7 dự án Luật và giám sát, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Để tổ chức thành công kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị chu đáo nội dung, chương trình và các điều kiện bảo đảm tổ chức hiệu quả kỳ họp.

Việc thực hiện các chính sách định canh, định cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (18/10/2022)

Chủ trương xây dựng các khu định canh, định cư đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi đặc biệt khó khăn có điều kiện xây dựng và ổn định, cải thiện, phát triển cuộc sống. Thực tế cho thấy đã có địa phương, bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát khỏi đói nghèo ở khu tái định cư. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, với cách làm thiếu khoa học, thiếu phù hợp và không tính đến hiệu quả thực tiễn... đã khiến người dân không thể sống được ở những nơi định cư mới, đành quay về nơi ở cũ. Định cư nhưng chưa định canh, an cư nhưng không lạc nghiệp vẫn là thực tế đòi hỏi cần hoàn thiện về chủ trương, chính sách. Đây là chủ đề trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.

Qui định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, tiêu chí thu hồi để tránh lợi dụng, thu hồi đất tràn lan (17/10/2022)

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội, khoá 15 khai mạc vào ngày 20/10 tới. Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, quan trọng nhằm thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và xu thế phát triển. Điểm mới của Dự án Luật đất Đất đai (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội, chuyên gia và người dân quan tâm là qui định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, tiêu chí thu hồi để tránh lợi dụng, thu hồi đất tràn lan.

Tổ công tác 151- hiệu quả cao trong đấu tranh, trấn áp tội phạm tại Hải Dương (17/10/2022)

Từ giữa tháng 7 năm nay, Công an tỉnh Hải Dương triển khai phương án tuần tra kiểm soát, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông đường bộ, khu vực công cộng và địa bàn trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh (gọi tắt là Tổ công tác 151). Sau 3 tháng thực hiện phương án, các Tổ công tác 151 đã đấu tranh, trấn áp, xử lý kịp thời các ổ nhóm, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật tại các tuyến giao thông, địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự được người dân đánh giá cao.

Bắc Ninh: Báo động nguy cơ cháy, nổ tại các cơ sở kinh doanh karaoke. (14/10/2022)

- Bắc Ninh: Báo động nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh karaoke.
- Đắk Lắk xử phạt 68 cơ sở karaoke vi phạm phòng cháy, chữa cháy.
-Tư vấn pháp luật về bảo vệ phát và triển rừng.

Giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn chậm (14/10/2022)

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình chuẩn bị tổ chức để triển khai thực hiện Chương trình này. Đến nay, việc xây dựng, ban hành văn bản quy định về cơ chế, chính sách vận hành Chương trình đã cơ bản được hoàn thành. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện rất chậm. Tại sao lại như vậy, trách nhiệm của các bộ, ngành ra sao? Đây là những vấn đề được đặt ra khi Ủy ban TVQH cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021 – 2030 tại phiên họp thứ 16 vừa diễn ra.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp (13/10/2022)

Sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính đã được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần “Hành chính phục vụ”.

Cần quan tâm, sớm giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri (12/10/2022)

Nội dung trả lời cử tri của một số Bộ, ngành chưa đầy đủ, còn chung chung; Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành chưa chặt chẽ, không kịp thời nên một số ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được giải quyết. Vẫn còn 796 kiến nghị tại các kỳ họp trước đang được tiếp tục xem xét, giải quyết. Giải quyết dứt điểm và có hiệu quả các ý kiến, kiến nghị của cử tri là vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác giám sát của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: