Theo kế hoạch, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 sẽ phải hoàn thành trong tháng 10 năm nay, trước khi các địa phương tiến hành Đại hội cấp cơ sở. Mục tiêu của sáp nhập là làm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn và tiết kiệm. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, sau khi sáp nhập các huyện và xã trên cả nước, sẽ có hơn 46.000 công chức và cán bộ không chuyên trách dôi dư. Chế độ, chính sách cho những cán bộ này sẽ được giải quyết như thế nào?
Hiện cả nước có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, trong đó 5,1 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Tuy vậy, vẫn còn không ít người ở độ tuổi từ 60 đến 79 tuổi rơi vào cảnh hai không: không lương hưu, không trợ cấp bảo hiểm xã hội. Để giúp người cao tuổi có điểm tựa an sinh vững chắc hơn, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến vấn đề hưu trí và trợ cấp hưu trí xã hội, nhằm phù hợp với thực tiễn tốc độ già hóa dân số tăng nhanh; cũng như thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm “không bỏ ai lại phía sau”.
- Đảng viên tiên phong làm trước, người K’ho ở Đạ Nhim thoát nghèo.
- Phú Lương, Thái Nguyên chú trọng phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số.
- Người cán bộ Biên phòng ở Hải Phòng gương mẫu, tích cực học tập và làm theo lời Bác.
Hoạt động kết nối giáo dục nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp và thị trường lao động được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, thể hiện qua việc tăng cường hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực qua đào tạo cho doanh nghiệp. Dù đã phá bỏ được nhiều rào cản, nhưng công tác này vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến kết nối toàn hệ thống TAND
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động
-Quảng Ninh: Nhiều giải pháp ngăn chặn ma túy “núp bóng” thực phẩm, đồ uống.
Vừa qua, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã họp phiên thứ 2. Trên cơ sở đó, xác định nguyên nhân (chủ quan, khách quan); chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
- Chống lại lực lượng cảnh sát giao thông- Vì sao ngày càng phức tạp?
- Yên Bái xây dựng mô hình "Tổ tự quản về giao thông trật tự tại cổng trường học".
- Xe tải chở vật liệu thi công Dự án cao tốc Bắc-Nam làm nát đường ở Bình Định.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới. Việc kết hợp hài hòa quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị và khu vực nông thôn trong tiến trình đô thị hóa là hết sức cần thiết. Do đó, công tác quy hoạch đô thị và nông thôn cần có tư duy đổi mới và cần được quy định thống nhất trong cùng một Luật để đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, dễ triển khai áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên thiết kế các quy định cụ thể như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra là nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến đối với dự thảo luật quy hoạch đô thị và nông thôn.
- Cải cách tiền lương: Phải đảm bảo cán bộ công chức sống được bằng lương.
- Thước đo Papi và áp lực cải cách.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai 2024, theo đó, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 202 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống. Luật có hiệu lực sớm hơn 5 tháng có ý nghĩa như thế nào? Mang lại lợi ích gì? Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần nỗ lực, chủ động ra sao để Luật sớm đi vào cuộc sống?
- Vai trò của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Cầu nối gắn kết ý Đảng lòng dân ở Gia Lai.
Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương, nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm nay được phát động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” tổ chức từ ngày 01 - 31/5 trên phạm vi toàn quốc.
Chủ đề của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động cho thấy công tác an toàn không chỉ là riêng đối với một cá nhân, một doanh nghiệp, một đơn vị hay một quốc gia mà nó còn tác động đến cả một chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi một khâu, một mắt xích trong quá trình sản xuất có thể ảnh hưởng và tác động đến cả một chuỗi cung ứng.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi sẽ được cho ý kiến lần đầu vào Kỳ họp Quốc hội thứ 7 tới đây. Gồm 9 chương, 102 điều, tăng 2 chương, 29 điều so với Luật hiện hành. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật di sản (sửa đổi) lần này là bổ sung khái niệm “di sản tư liệu”. Đây là 1 khái niệm tương đối mới cả ở Việt Nam và trên thế giới, vì vậy việc xác định nội hàm khái niệm này trong luật còn khó khăn, dễ chồng lấn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều ý kiến góp ý do chưa có sự thống nhất với Luật lưu trữ (sửa đổi) trong xác định di sản tư liệu.
- Hiệu quả từ những phiên tòa lưu động ở Thái Nguyên.
- Thành phố Bắc Giang gắn trách nhiệm của các cơ quan đơn vị với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Cấm xe vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Tỉnh Quảng Trị tiếp tục lo ngại xảy ra tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1A.