logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Già làng Siu Bình học tập và làm theo Bác (10/10/2023)

- Đà Nẵng: Tạo chuyển biến mới trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng.
- Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Thanh Hóa: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Già làng Siu Bình học tập và làm theo Bác.

Chính sách nhà ở xã hội - Doanh nghiệp và người dân vẫn khó tiếp cận (10/10/2023)

Thực hiện chủ trương của Đảng về chính sách nhà ở xã hội, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển nhà ở xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương ban hành. Đến nay, hệ thống pháp luật về nhà ở xã hội về cơ bản tương đối đầy đủ, nhiều sự đổi mới có tính đột phá để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ cho việc phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội, bao gồm đối tượng là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Vậy nhưng, thực tế triển khai chính sách nhà ở xã hội hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập khiến các doanh nghiệp đầu tư và người dân có thu nhập thấp (đối tượng thụ hưởng) đều khó tiếp cận.

Nâng cao năng lực hoà giải viên ở cơ sở (09/10/2023)

Nhờ có đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở, những mâu thuẫn lớn thành nhỏ, nhỏ thành không có, từ đó an ninh trật tự được giữ vững, tình làng nghĩa xóm được củng cố, mối quan hệ giữa người dân với chính quyền trở nên tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư. Với những ý nghĩa đó, nâng cao năng lực hoà giải viên cơ sở là vấn đề cần được quan tâm. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay với sự tham gia của tiến sỹ Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp

Phân cấp, phân quyền tạo nền tảng để thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển (09/10/2023)

Tới đây, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ cho ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nền tảng pháp lý mở đường cho sự phát triển của thủ đô Hà Nội Vậy nhưng bài toán về phân cấp, phân quyền cần được giải cụ thể như thế nào trong các quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để thực sự tạo cơ hội cho Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội cũng như thực hiện trọng trách là Thủ đô của cả nước? Đây là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội và Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội

- Vĩnh Phúc nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy (06/10/2023)

- Vĩnh Phúc nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy.
- Phơi nông sản trên đường giao thông dẫn đến tai nạn, liệu có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung có thể được miễn trách nhiệm nếu vi phạm. (05/10/2023)

Tròn 2 năm sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Các chuyên gia nhận định, quy định này sẽ góp phần gỡ bỏ trong lòng nhiều cán bộ nỗi ám ảnh về việc có thể bị xử lý trách nhiệm rất nặng nề nếu không may vô tình mắc phải sai lầm, sai sót nào đó trong công tác quản lý, điều hành năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Để cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân (05/10/2023)

- Để cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân.
- Quảng Ngãi quan tâm phát triển đảng viên trong trường học.

Tăng thẩm quyền cho Thành phố Hà Nội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) (4/10/2023)

Tại Kỳ họp thứ 6 tới đây, dự kiến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến. Dự thảo Luật gồm 7 chương, 60 điều (tăng 3 chương, 33 điều so với Luật Thủ đô 2012), quy định toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó có điểm mới là tăng thẩm quyền cho thành phố trong một số lĩnh vực.

Mỗi đảng viên là một ngọn lửa nhiệt huyết (03/10/2023)

- Vĩnh Phúc luân chuyển, điều động để cán bộ rèn luyện kỹ năng thực tiễn ở cơ sở.
- Mỗi đảng viên là một ngọn lửa nhiệt huyết.

Chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo (03/10/2023)

Bảo hiểm Y tế là chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng, Chính phủ hết sức coi trọng. Thực tế, việc tham gia Bảo hiểm Y tế đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo, người mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính.

Cắt giảm điều kiện, thủ tục cho người mua nhà ở xã hội (ngày 02/10/2023)

Việc đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội nhiều năm qua đã cho thấy tính hiệu quả, đảm bảo cho hàng nghìn công nhân, người thu nhập thấp trên địa bàn cả nước có nhà để ở. Tuy nhiên, việc triển khai, thực thi chính sách về nhà ở xã hội còn nhiều bất cập, vướng mắc do một số quy định pháp luật, trong đó có Luật Nhà ở, khiến nhiều người dân vẫn khó tiếp cận được với nhà ở xã hội. Để tăng nguồn cung nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho người dân mua được nhà ở xã hội, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi sẽ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. UBND tỉnh sẽ quyết định về quỹ đất 20% của dự án thương mại dành cho phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, đề xuất bỏ điều kiện cư trú, giảm điều kiện thu nhập cho người mua nhà xã hội.

Cùng hành động giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa - Bảo vệ môi trường (ngày 02/10/2023)

Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra ngày một tăng. Nguồn chất thải nhựa phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp… Bộ Tài nguyên và môi trường ước tính, trung bình mỗi người sử dụng, thải bỏ 1 túi nilon/ngày, mỗi năm có khoảng hơn 31,4 tỉ túi nilon bị thải ra nhưng chỉ có khoảng 17% trong số này được tái sử dụng. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng". Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để từng bước hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra? Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của TS Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, chúng tôi sẽ phân tích, bàn luận về vấn đề này.

Bắc Giang tăng cường công tác phòng cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (29/9/2023)

- Bắc Giang tăng cường công tác phòng cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.
- Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên chung tay giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng.

Dấu ấn chuyến thăm Bangladesh và Bulgaria của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (29/09/2023)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Nhân dân Bangladesh và Cộng hòa Bulgaria. Với khoảng 70 hoạt động tại hai nước, chuyến thăm được lãnh đạo cấp cao của hai nước nhấn mạnh là “dấu mốc quan trọng” trong quan hệ song phương. Chương trình Quốc Hội với cử tri hôm nay chúng tôi dành phần lớn thời gian đề cập nội dung này:

Công tác phát triển Đảng - Bài học từ thực tiễn Sơn La: Khi quần chúng chưa đến với Đảng (28/9/2023)

Khắc ghi lý tưởng cao đẹp của Đảng và phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, nhiều lớp thanh niên, đảng viên trẻ ở tỉnh miền núi Sơn La đã thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết vì cuộc sống cộng đồng bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, mang tính nhân văn cao cả. Những nghĩa cử cao đẹp, việc làm trân quý của họ không chỉ giúp cuộc sống với mỗi người, mỗi vùng quê trở nên tươi đẹp hơn, lan toả những giá trị tích cực trong cuộc sống, mà còn khẳng định lý tưởng cao đẹp bền vững của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, đáng lo ngại là hiện nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có nhiều người trẻ phai nhạt lý tưởng cách mạng, giảm sút niềm tin và không muốn đứng trong hàng ngũ của Đảng. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và đâu là giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo sức mạnh đồng bộ, góp phần thúc đẩy và xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra. Loạt bài “Công tác phát triển Đảng: Bài học từ thực tiễn Sơn La” gồm 3 kỳ của nhóm PV Tuyết Lan, Thu Thuỳ - CQTT Tây Bắc đề cập thực tế này ở tỉnh Sơn La. Trong chương trình hôm nay là bài thứ nhất với nhan đề “Khi quần chúng chưa đến với Đảng”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: