Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Đây là một đề án có sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt với quyết tâm cao, bởi vì chuyển đổi số là công việc rất khó khăn, chưa có tiền lệ, nếu không có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt thì khó có thể đạt được kết quả. Có thể nói, một trong những "điểm sáng" của chuyển đổi số ở nước ta trong 2 năm qua là Đề án 06.
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến được khẳng định là giảm đầu mối, bớt thời gian, tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, hiện mới chỉ có khoảng 30% người dân sử dụng. Vì sao lại có nghịch lý này? Cần làm gì để hoàn thành mục tiêu 90% dịch vụ công trực tuyến toàn trình (người dân tự làm và không đến cơ quan nhà nước) vào năm 2025?
Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 tới, Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng; khắc phục hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công chứng.
- Đại học Y Dược Hải Phòng- Điểm sáng phát triển Đảng trong sinh viên.
- Tạo nguồn phát triển Đảng ở Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
- Hiệu quả từ mô hình “Chi bộ 4 tốt” ở Đắk Lắk.
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường xuyên cần sử dụng hóa đơn để ghi nhận thông tin về việc mua bán hàng hóa dịch vụ. Hóa đơn cũng chính là tài liệu để làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Việc sử dụng hóa đơn của người dân và doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Do vậy, quản lý hóa đơn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.
Theo Luật quản lý thuế, từ ngày 1/7/2022 hóa đơn điện tử được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện xây dựng chính quyền số, kinh tế số và nhận được đánh giá rất tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và thực hiện thành công Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, ngày 18/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 1123 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số.
- Cần xử lý nghiêm khắc các vụ lừa đảo lợi dụng công nghệ cao
Cục Hải quan Quảng Ninh chủ động đấu tranh chống buôn lậu
Tội phạm lợi dụng tuyến đường biển để mua bán trái phép chất ma tuý
So với dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông tại kỳ họp thứ 6, dự thảo luật mới nhất được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 31 và tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã bổ sung nhiều điểm mới. Trong đó, đáng chú ý là quy định luật hóa đấu giá biển số xe ôtô, mở rộng đấu giá với cả biển số xe tải, xe khách và xe mô tô. Nội dung này được nhiều đại biểu quan tâm. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:
Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm, trốn đóng BHXH đã ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích của người lao động, đặc biệt là công tác đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.
Do đó, quy định về xử lý việc chậm đóng bảo hiểm xã hội, cần có các biện pháp, chế tài đủ mạnh để phòng chống, xử lý tình trạng trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa qua.
Theo thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có khoảng 2.000 làng nghề được công nhận. Sự phát triển của làng nghề đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, đa phần các làng nghề vẫn đang hoạt động theo hình thức manh mún, nhỏ lẻ, trang thiết bị thô sơ. Chất thải từ những làng nghề này đa phần chưa qua xử lý nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất báo động. Thực trạng này tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống tại làng nghề và những khu vực xung quanh.
Giải pháp căn cơ nào để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm, giúp cho các làng nghề phát triển một cách bền vững là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khách mời của chương trình là Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Kim Chi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Quảng Ninh: Tiện ích thiết thực từ định danh điện tử.
- Tiện ích số trên VneID.
Lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Các đại biểu đánh giá, đây là luồng gió mới thể hiện sự quan tâm của Quốc hội với hoạt động của các đoàn đại biểu.
- Đổi mới công tác quy hoạch cán bộ: Yêu cầu từ thực tiễn.
- Học Bác để xây dựng buôn làng văn minh, giàu đẹp.
Xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân ở các khu công nghiệp không đơn thuần chỉ giải quyết một vấn đề xã hội lớn, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có nhà ở, mà còn là cơ hội để tăng sức hấp dẫn về môi trường đầu tư, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội.
Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và phát triển nhà ở xã hội. Vậy nhưng, thực tế quá trình triển khai vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất có 86 điều, chỉnh sửa rất nhiều so với dự thảo trình Quốc hội lần thứ sáu. Mới đây, khi thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự thảo Luật Đường bộ, vấn đề được các đại biểu tập trung cho ý kiến là “Đường bộ cần quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể và ứng dụng khoa học công nghệ đối với đường cao tốc.