logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Năm 2024: Chính phủ thống nhất phương châm điều hành: "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững" (23/01/2023)

Năm qua, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của Chính phủ, các bộ ngành địa phương, doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực: Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, cả năm tăng 5,05%, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thực hiện vẫn đạt được 23,18 tỷ đô la Mỹ; giải ngân vốn đầu tư công dự báo đạt 95% kế hoạch; thu ngân sách nhà nước vượt 8,2%; đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu xã hội. Năm 2024 là năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025; Chính phủ thống nhất phương châm điều hành của năm nay là: "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững".

Lạng Sơn quyết liệt đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo (22/01/2024)

- Lạng Sơn quyết liệt đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo.
- Đắk Lắk: Ngăn chặn tình trạng học sinh mua hóa chất về chế tạo pháo nổ.
- Hải Phòng tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Ô nhiễm môi trường do các công trình xây dựng: Giải pháp nào để khắc phục (22/01/2024)

Nhìn vào thực trạng các công trình xây dựng những năm gần đây cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường do các công trình xây dựng diễn ra khá phổ biến gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống và sức khỏe của nhân dân. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong thi công các công trình xây dựng là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Chương trình hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), chúng tôi sẽ phân tích, bình luận về vấn đề này.

Phân loại rác thải tại nguồn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn (20/01/2024)

Theo quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, thì chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế. Chất thải thực phẩm, và chất thải rắn sinh hoạt khác. Và theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các hộ gia đình, cá nhân phải phân loại rác thải sinh hoạt từ đầu nguồn nếu không sẽ bị xử phạt từ 500 nghìn tới 1 triệu đồng; hoặc sẽ bị từ chối phục vụ thu gom rác. Bài viết được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).

Bước đầu phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành than (13/01/2024)

Điều 142, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Theo các chuyên gia, quy định này là một trong những điểm đột phá của Luật Bảo vệ Môi trường 2020…. Tại Quảng Ninh, ngành than đã bước đầu triển khai kinh tế tuần hoàn, qua việc khởi động việc khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp. Bài viết phản ánh thực tế, được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).

Nhìn lại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 (19/01/2024)

Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm và thống nhất, đồng thuận cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, với 2 dự án Luật được thông qua: Luật đất đai sửa đổi, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi; và 2 dự thảo Nghị quyết được thông qua, đó là: Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công.

Cải cách thủ tục hành chính: “Chìa khóa” đánh giá mức độ hài lòng. (18/01/2023)

- Cải cách thủ tục hành chính: “Chìa khóa” đánh giá mức độ hài lòng.
- Kết quả cải cách thủ tục hành chính năm 2023.

Xây dựng Chi bộ vững mạnh gắn với phát triển kinh tế- xã hội nông thôn ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (16/01/2024)

-Xây dựng Chi bộ vững mạnh gắn với phát triển kinh tế- xã hội nông thôn ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
-Phỏng vấn Phó bí Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang về những định hướng lớn của Đảng bộ Bắc Giang trong năm 2024 nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng
-Người có uy tín ở Sơn La phát huy vai trò cầu nối ý Đảng- lòng dân.

Công tác phòng chống tham nhũng năm 2023 - Dấu ấn của Chính phủ (16/01/2024)

Năm 2023, được đánh giá là năm có nhiều đột phá trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Nhiều vụ án lớn về tham nhũng đã được phát hiện và đưa ra xét xử kịp thời nghiêm minh; cải cách thủ tục hành chính, trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ công chức được Chính phủ tăng cường, đẩy mạnh.

Không để buôn lậu gia tăng, hình thành điểm nóng tại địa bàn Hải quan quản lý (12/01/2024)

- Không để buôn lậu gia tăng, hình thành điểm nóng tại địa bàn Hải quan quản lý.
- Lạng Sơn chặn hàng lậu từ cửa khẩu, biên giới.
- Bắc Kạn: Công an xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm sau nửa tháng ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm.

Ngăn chặn sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng từ dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) (12/01/2024)

Hiện Việt Nam có gần 50 ngân hàng đang hoạt động. Nếu so với các quốc gia khác trong khu vực và tương quan với quy mô dân số, số ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay không phải quá cao. Tuy nhiên, Việt Nam có khá nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ với tính chất hoạt động tương tự nhau. Các ngân hàng này thường có hiệu quả hoạt động kém và mức độ rủi ro cao hơn các ngân hàng thương mại có quy mô trung bình trở lên. Bên cạnh đó, nhìn từ vụ Vạn Thịnh Phát – SCB, cho thấy rất nhiều vấn đề về thao túng ngân hàng. Do vậy, vấn đề then chốt là phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ một hệ thống ngân hàng hoạt động thật sự lành mạnh theo các chuẩn mực chuyên môn và đạo đức đúng đắn, được luật pháp quy định đầy đủ, rõ ràng, được thực thi nghiêm chỉnh và được giám sát nghiêm minh. Đây cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặt ra trong 2 lần thảo luận tại Quốc hội đối với dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Dấu ấn cải cách thủ tục hành chính năm 2023 (11/01/2024)

Năm 2023 đánh dấu một năm nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong công tác cải cách thủ tục hành chính, với nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, được người dân ghi nhận, đánh giá cao.
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn, bình quân cả nước đạt hơn 98%; trong đó, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của các bộ, cơ quan Trung ương đạt gần 100%; cấp tỉnh hơn 98%; cấp huyện hơn 95% và cấp xã hơn 99%.

Dự thảo luật đất đai sửa đổi: có nên quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển dự án nhà ở thương mại (10/01)

Nhà nước thu hồi đất hay doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân để phát triển dự án nhà ở thương mại vẫn là một trong những vấn đề còn nhận nhiều ý kiến khác nhau trong dự thảo luật đất đai sửa đổi. Những hệ quả của mỗi phương án này là như thế nào? Quyền lợi của nhà nước, người dân, doanh nghiệp được đảm bảo ra sao, cơ chế nào để xử lý vướng mắc, bất cập phát sinh? Đây là những câu hỏi cần được những nhà lập pháp tính toán kỹ lưỡng để đưa vào quy định của luật.

Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh: học và làm theo Bác bằng những việc cụ thể hàng ngày (09/01/2024)

-Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh: học và làm theo Bác bằng những công việc cụ thể hàng ngày
-Cần Thơ: Lan tỏa việc học tập và làm theo Bác từ những điều nhỏ nhất
-Tấm gương Bí thư Chi bộ tiêu biểu ở Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.

Chính phủ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội (09/01/2024)

Nhiều năm qua, Chính phủ đã luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội.
Vậy nhưng, thời gian qua, hệ thống chính sách xã hội cũng bộc lộ một số tồn tại, bất cập. Để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi đối tượng tầng lớp nhân dân, đòi hỏi cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội với phương châm: " Chính sách xã hội phải hướng tới toàn dân, bảo đảm toàn diện, công bằng, hiện đại, bao trùm, bền vững; an sinh xã hội phải được chú trọng hơn nữa và bảo đảm sự linh hoạt, thích ứng với các tình huống xấu xảy ra trên diện rộng"

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: