- Bắc Giang đối mới trong công tác tiếp dân, giảm khiếu kiện kéo dài.
- Quyết liệt trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế, chức vụ ở thành phố Hải Phòng.
- Gian nan công tác bảo vệ rừng ở biên giới Ia Mơr (Gia Lai).
Với phương châm lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân và lợi ích của nhân dân làm trung tâm, nhiều mô hình cải cách thủ tục hành chính ở các địa phương như: "Không gian hành chính phục vụ", "Cà phê sáng đối thoại với nhân dân", “Ngày không hẹn, không viết”… đã góp phần củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp với chính quyền.
- Phát triển đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước: Hạt nhân chính trị giúp doanh nghiệp phát triển.
- Chuyện về những Đảng viên hiến đất xây dựng nông thôn mới.
Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Ngày 5/1/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Chính phủ mong muốn và yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát huy tối đa các mặt tích cực, kết quả đạt được, nỗ lực khắc phục những hạn chế, bất cập, triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thiết thực và toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, tạo chuyển biến rõ nét ngay từ đầu năm.
Việc xây dựng và ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đòi hỏi tất yếu, khách quan, cấp bách của thực tiễn, phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam. Tại các phiên thảo luận về dự án luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị ban soạn thảo rà soát các quy định trong Dự thảo Luật, không để chồng chéo, trùng lắp với một số quy định trong các luật khác nhằm đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.
Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay có những nội dung chính sau:
Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an về hoạt động phòng, chống tội phạm trong năm 2024
Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, lỗi do con đường hay do con người?
Xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật giao thông thành nếp văn hoá cần bắt đầu từ đâu?
- Tăng cường phòng, chống cháy nổ tại lễ hội Đền Bà Chúa Kho.
- Bắc Giang đảm bảo an toàn giao thông tại các lễ hội đầu xuân.
- Gia Lai: Nguồn vốn chính sách giúp người chấp hành án phạt tù tự tin vươn lên.
Việc chuyển đổi từ môi trường hành chính truyền thống sang môi trường số chắc chắn gặp không ít khó khăn. Nhưng nhìn vào thực tế, rõ ràng trong những năm qua, công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh quốc tế.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay.
Những con số ấn tượng này là kết quả từ những số gắng, nỗ lực của Chính phủ trong việc chỉ đạo thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Năm 2023 là năm sôi động về ngoại giao của Việt Nam với nhiều dấu ấn nổi bật. Đóng góp vào thành công chung của Ngoại giao Việt Nam, năm 2023 cũng là năm thành công đặc biệt của Ngoại giao Nghị viện.
- Sức sống từ Nghị quyết ở Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng.
- Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn chú trọng phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số.
- Cầu nối "ý Đảng - lòng dân" ở Song Phượng, thành phố Hà Nội./.
Năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được đà tăng trưởng và là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu, được quốc tế ghi nhận, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, khai thác hiệu quả thị trường trong nước với 100 triệu dân luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163 ngày 13 tháng 7 năm 2021 đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) tại Quyết định số 386 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, mỗi năm trung bình có khoảng 13.000 trường hợp người chưa đến tuổi thành niên vi phạm pháp luật, chiếm 12% số tội phạm. Hơn 65% vụ phạm pháp của người chưa thành niên có sử dụng vũ khí nóng hoặc hung khí, nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng này, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới thanh thiếu niên để giúp các em có lối sống lành mạnh, có kỹ năng ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và các quy tắc trong xã hội được xem là biện pháp có ý nghĩa quan trọng.
Tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, không chỉ tạo sức ép lớn lên hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Do đó, quy định về hưởng Bảo hiểm xã hội một lần trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cần cân nhắc tìm phương án tốt nhất nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay đồng thời phải bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.