logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Sửa đổi Luật Đấu giá tài sản: hoàn thiện trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, đảm bảo khách quan, minh bạch (08/07/2024)

Tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá, nâng giá trong các phiên đấu giá diễn ra khá phổ biến và công khai, trong nhiều trường hợp, gây tác động lớn đến kinh tế, xã hội. Trong khi đó, đấu giá tài sản có giá trị lớn, khó định giá như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng… hiện đang có những bất cập, chưa được quy định chặt chẽ. Để khắc phục thực trạng này, Luật đấu giá tài sản sửa đổi vừa được Quốc hội khoá 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7. Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay đề cập nội dung này qua trao đổi của phóng viên Đài TNVN với ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp:

Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ: cần sớm triển khai đảm bảo hiệu quả. (08/07/2024)

Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 6 tháng qua (tính từ ngày 15/12/2023 đến 16/4/2024), toàn quốc xảy ra 12.321 vụ tai nạn giao thông, khiến hơn 5.200 người tử vong, gần 9.600 người bị thương. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ là 12.225 vụ. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không chỉ là giữ gìn bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình, sự an toàn cho cá nhân tham gia giao thông mà còn góp phần ổn định trật tự xã hội. Với yêu cầu này, Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 có nhiều điểm mới, cần sớm được tổ chức thực thi tốt:

Hoàn thiện các chính sách về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá (05/07/2024)

Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009, sau hơn 20 năm thực hiện đã có đóng góp quan trọng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn và những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa. Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển mới của hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thảo luận và cho ý kiến vào về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15 vừa qua; quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; Các chính sách phát triển di sản văn hóa; Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản và Qũy bảo tồn di sản văn hóa là những vấn đề được các đại biểu quan tâm.

Hưng Yên kiên quyết xử lý nghiêm hành vi khai thác cát trái phép (05/7/2024)

- Hưng Yên kiên quyết xử lý nghiêm hành vi khai thác cát trái phép.
- Làm giả kết luận, bệnh án tâm thần. Vì sao vẫn tái diễn?
- Đắk Lắk cấp bách ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập học đường.

Quyết tâm cao, chuẩn bị tốt, cách làm sáng tạo trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã. (04/07/2024)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ đã phối hợp các bộ, ngành tiến hành khảo sát, xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Mục tiêu phấn đấu, đến tháng 9 năm nay sẽ sắp xếp 140 đơn vị hành chính.
Việc sáp nhập này sẽ góp phần giúp bộ máy hành chính tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Vấn đề là cấp ủy, chính quyền từng địa phương chủ động thực hiện và tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển này ra sao?

Tạo sự đột phá để phát triển thành phố Đà Nẵng (03/07/2024)

Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, một "cánh cửa mới" vừa mở ra cho TP Đà Nẵng khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với thời gian thí điểm 5 năm. Điểm nhấn được kỳ vọng tạo sự đột phá từ Nghị quyết này, chính là việc Quốc hội trao cho Đà Nẵng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để thí điểm thành lập Khu Thương mại tự do - một mô hình không còn mới với thế giới, nhưng lần đầu có ở Việt Nam.

Kết nạp và quản lý đảng viên ở cơ sở, thực tiễn từ tỉnh Yên Bái (02/07/2024)

-Phát huy vai trò đảng viên trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh
-Kết nạp và quản lý đảng viên ở cơ sở, thực tiễn từ tỉnh Yên Bái

Để việc tăng lương thực sự có ý nghĩa - Tăng lương cần kiểm soát giá hàng hoá (02/07/2024)

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, 100% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết, thống nhất các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024. Theo đó, ở khu vực công giao chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%), điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng. Đây là mức tăng cao nhất trong lịch sử từ khi thành lập nước cho đến nay. Tuy nhiên, để việc tăng lương thực sự có ý nghĩa, đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, thì vấn đề kiểm soát giá cả hàng hoá cần phải được đặt ra.

Quyết tâm đưa Sơn La ra khỏi diện trọng điểm ma túy (01/7/2024)

- Hải Phòng tăng cường phòng chống cháy, nổ trong dịp hè nắng nóng.
- Quyết tâm đưa Sơn La ra khỏi diện trọng điểm ma túy.
- Quản lý bảo vệ rừng khu vực giáp ranh ở Gia Lai còn nhiều gian nan.

Nhìn lại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quyết sách kịp thời - động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội (01/7/2024)

Sau gần 1 tháng làm việc nghiêm túc, khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, nhiều nội dung quan trọng, cả về xây dựng pháp luật, giám sát, công tác nhân sự và quyết định vấn đề quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua, được cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao. Điều này đã củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng cũng như tính khả thi, hiệu quả trong công tác lập pháp gắn với thực tiễn cuộc sống....

Khai thác cát trắng trái phép ở Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị chưa được ngăn chặn (28/6/2024)

- Hải Dương đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão.
- Khai thác cát trắng trái phép ở Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị chưa được ngăn chặn.
- Công an thành phố Thái Nguyên chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ma túy xâm nhập giới trẻ

Sửa đổi luật Dược: Cần cơ chế kiểm soát hiệu quả việc bán thuốc trên mạng xã hội (28/06/2024)

Thuốc là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dùng. Vậy nhưng, thực tế, thuốc vẫn được mua bán dễ dàng, thậm chí thông qua mạng xã hội hoặc các phiên livestream. Khi người bán dễ dàng, người mua cũng "dễ tính", với thói quen tự mua thuốc về điều trị thì hình thức bán thuốc trên các nền tảng mạng xã hội và livestream càng có nhiều cơ hội phát triển. Cần có những biện pháp như thế nào để kiểm soát được thực trạng này? Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến khi thảo luận về dự thảo Luật Dược (sửa đổi):

Cân đối nguồn vốn, hạn chế trùng lặp mục tiêu chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa (26/6/2024)

Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Chương trình quy định cụ thể 18 nhóm mục tiêu và 10 nội dung thành phần, với tổng mức đầu tư 256.000 tỷ đồng. Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Chương trình này và nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng, cân đối nguồn vốn, bảo đảm hạn chế sự trùng lặp trong xác định mục tiêu của chương trình.

Giải pháp để xếp hạng Chính phủ tăng ít nhất 5 bậc (27/06/2024)

Chính phủ điện tử là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Đây chính là mục tiêu mà Chính phủ đang hướng tới trong công tác cải cách hành chính. Những kết quả đã đạt được trong xây dựng Chính phủ điện tử là tiền đề quan trọng tiến tới xây dựng Chính phủ số. Và để đạt mục tiêu được đặt ra trong Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 là phấn đấu đến năm 2025 Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng ít nhất 5 bậc thì còn rất nhiều việc phải làm, bởi vấn đề quan trọng để đạt được mục tiêu này không phải chỉ từ năng lực của công nghệ thông tin mà còn do ý chí, ý thức cải cách của con người..

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử (25/06/2024)

Vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thương mại điện tử đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Một phương thức kinh doanh mới, phù hợp với cuộc sống hiện đại, giúp người tiêu dùng thuận lợi trong mua sắm và tiết kiệm thời gian. Việc các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đúng chuẩn thời công nghệ, nhưng đây cũng là mảnh đất màu mỡ để nhiều đối tượng lợi dụng bán hàng giả, hàng nhái và thực tế cho thấy tình trạng này đang diễn biến rất phức tạp. Để lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số có thể phát triển bền vững cần sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chính vì vậy, ngày 06/06 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: