logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Sử dụng rượu bia vẫn tham gia giao thông- Cần xử lý nghiêm (06/6/2022)

Vụ tai nạn thảm khốc tại Bắc Giang vừa qua làm chết 3 người trong cùng một gia đình đã làm nhiều người bàng hoàng. Trước đó, cách đây 3 năm, một vụ tai nạn thảm khốc cũng đã xảy ra tại hầm Kim Liên, làm chết 2 phụ nữ tuổi đời còn khá trẻ. Điều đáng nói là người gây tai nạn giao thông đã sử dụng rượu bia, dẫn đến không kiểm soát được hành vi khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Người ra đi để lại bao niềm đau xót, thương tiếc, còn những người ở lại là những đứa trẻ mồ côi cha mẹ với tương lại vô cùng khó khăn cùng niềm đau khôn nguôi. Những vụ tai nạn thương tâm như vậy được ví như hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đã uống rượu bia mà vẫn tham gia giao thông.

Lời giải nào cho giáo dục vùng cao (06/6/2022)

Sử dụng rượu bia vẫn tham gia giao thông- Cần xử lý nghiêm
- Lời giải nào cho giáo dục vùng cao.

Nhà hàng ở Pháp tạo việc làm cho người nhập cư hoà nhập cộng đồng (05/6/2022)

Ưng Hoàng Phúc tăng tốc trở lại đường đua nghệ thuật
- Nhà hàng ở Pháp tạo việc làm cho người nhập cư hoà nhập cộng đồng
- Điểm các sự kiện đời sống trong tuần

Nhộn nhịp làng nghề gói bánh ú lá tre tại Cà Mau (04/6/2022)

Trò chuyện cùng ca sĩ Phương Thanh về đêm nhạc “Cuộc đời mới” sắp diễn ra tại TPHCM
- Nhộn nhịp làng nghề gói bánh ú lá tre tại Cà Mau
- Điểm những sự kiện đời sống xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần

Phòng chống bạo lực gia đình: Băn khoăn nhiều quy định khó khả thi (3/6/2022)

Sau gần 15 năm thực hiện, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình, tuy nhiên, bạo lực gia đình là một vấn đề nhức nhối, nan giải và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vẫn còn nhiều khoảng trống. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.
- Quốc hội đang cho ý kiến vào Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với nhiều quy định mới. Và những đề xuất sửa đổi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và cũng có nhiều ý kiến băn khoăn. Bởi bên cạnh hành vi bạo lực có biểu hiện rõ ràng, thì vẫn có rất nhiều những hành vi mà chúng ta không nghĩ đó là bạo lực ngầm, khó phát hiện nhưng lại gây khủng hoảng và ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, tinh thần cho nạn nhân. Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng - Light cùng bàn luận câu chuyện này.

Chiến sĩ biên phòng tỉnh biên giới Lai Châu: không quản ngại khó khăn hỗ trợ bà con nông dân (3/6/2022)

Phòng chống bạo lực gia đình: Băn khoăn nhiều quy định khó khả thi.
- Bảo tàng Đồ chơi Istalbun, Thổ Nhĩ Kỳ - với nhiều món đồ chơi có tuổi đời lên tới 300 năm.
- Chiến sĩ biên phòng tỉnh biên giới Lai Châu, không quản ngại khó khăn hỗ trợ bà con nông dân.

Tranh cãi quanh ý kiến “nhìn gợi tình, mời đi chơi riêng...”là quấy rối tình dục (02/6/2022)

Không chỉ tại Quốc hội, trên mạng xã hội và cả bàn nhậu, mọi người đang bàn tán rôm rả, vừa hài hước vừa nghiêm túc, quanh các ý của dự thảo Bộ quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, mà Bộ LĐ-TB và XH cùng các đơn vị liên quan đưa ra để xin ý kiến. Ngoài các hình thức quấy rối bằng hành vi mang tính thể chất (như động chạm cơ thể) hay lời nói, điều khiến nhiều người tranh cãi nhất là việc quy định hành vi được coi là quấy rối tình dục phi lời nói như dùng ngôn ngữ cơ thể, nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, mời đi chơi riêng... Trong thực tế đã có tình trạng quấy rối tình dục xảy ra ở nơi công cộng, trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chính vì thế việc xây dựng quy tắc để ứng xử, đồng thời cũng để phòng, chống hành vi quấy rối tình dục là hết sức cần thiết. Thế nhưng, với những định nghĩa được cho là mơ hồ, cảm tính này, nhiều người nói vui rằng rất dễ bị buộc tội oan uổng và quy định khó áp dụng vào cuộc sống.

“Tình yêu sông Hồng” và hành trình dạy bơi miễn phí (02/6/2022)

Tranh cãi ý kiến “nhìn gợi tình, mời đi chơi riêng...” là quấy rối tình dục
- Du lịch Ai Cập đang dần hồi phục với những tín hiệu tích cực
- “Tình yêu sông Hồng” và hành trình dạy bơi miễn phí

Thay đổi cách đánh giá, khen thưởng: liệu có hết "cơn mưa giấy khen? (1/6/2022)

Mỗi dịp cuối năm học, dư luận xã hội từng có dịp “mắt tròn mắt dẹt” trước hiện tượng cả lớp học đều có giấy khen, phụ huynh học sinh “khoe” giấy khen của con, làm đỏ cả mạng xã hội. Học sinh nhận được giấy khen dưới muôn vàn nội dung khen, làm cho giấy khen “lạm phát” đến mức độ khó tưởng tượng nổi. Bức ảnh “cả lớp được giấy khen, mình em lẻ loi” được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, làm cho hình ảnh giấy khen không còn “lung linh” như trước.
Năm học 2021-2022 này, việc khen thưởng, đánh giá học sinh có nhiều thay đổi theo những quy định mới của Bộ GD&ĐT, hứa hẹn mang lại tín hiệu tích cực trong đánh giá cuối năm học cũng như giải bài toán khen cho đúng, cho trúng, cho trung thực. Nhìn lại năm học 2021-2022 – một năm học đặc biệt mà thời gian học online nhiều hơn cả học trực tiếp, với câu chuyện “Thay đổi cách đánh giá, khen thưởng: liệu có hết "cơn mưa giấy khen?”. Ông Đặng Tự Ân – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học, Bộ GDĐT, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Krông Nô giữa mùa thu hoạch (1/6/2022)

Thay đổi cách đánh giá, khen thưởng: liệu có hết "cơn mưa giấy khen”?
- Krông Nô giữa mùa thu hoạch.
- Dự án “Chạm” – lắng đọng những cảm xúc yêu thương.

Từ vụ việc bạo lực học đường ở trường quốc tế: Thấy gì về kỹ năng xử lý tình huống (31/5/2022)

Những ngày vừa qua, mạng xã hội “dậy sóng” khi một phụ huynh đã livestream tố việc con gái mình và 3 bạn nữ khác bị 1 nữ sinh trong trường quốc tế ở TP.HCM đánh bị thương tích và sang chấn tâm lý. Vị phụ huynh cho rằng, phía nhà trường thiếu trách nhiệm, không cho phép các phụ huynh gặp học sinh đã đánh con họ. Còn cộng đồng mạng chỉ trích nhà trường xử lý vụ việc chưa thỏa đáng. Trong khi đó, trong báo cáo gửi Sở GD&ĐT TP.HCM và Phòng GD&ĐT TP.Thủ Đức, Trường Quốc tế TPHCM – đơn vị chủ quản của Trường Quốc tế American Academy bày tỏ lo ngại khi các bên có liên quan có xu hướng lạm dụng truyền thông và các phương tiện trực tuyến, thực hiện thái độ hoặc hành vi kích động bắt nạt trực tuyến bằng cách phát tán một số thông tin cá nhân của học sinh. PGS TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ cùng bàn luận về câu chuyện này.

Thuốc lá điện tử - “cái chết trắng” bủa vây giới trẻ (31/5/2022)

Từ vụ việc bạo lực học đường ở trường quốc tế: Thấy gì về kỹ năng xử lý tình huống
- Thuốc lá điện tử - “cái chết trắng” bủa vây giới trẻ
- Ban nhạc huyền thoại ABBA “trở lại sân khấu” sau 40 năm vắng bóng bằng phiên bản kỹ thuật số

Bệnh đậu mùa khỉ lan nhanh: cần chủ động kịch bản ứng phó (30/05/2022)

Trước sự lan rộng ngày càng nhanh của dịch bệnh đậu mùa khỉ tại hơn 20 quốc gia, ngành y tế Việt Nam liên tục đưa ra các thông tin cảnh báo, tăng cường giám sát nhằm phát hiện sớm các ca bệnh xâm nhập, từ đó có chiến lược cách ly, điều trị đối với bệnh truyền nhiễm mới nổi này.
Đến thời điểm hiện tại, dù đậu mùa khỉ vẫn mang chủng có nguồn gốc từ Tây Phi với tỷ lệ tử vong thấp, song ngoài việc xác định mức độ khẩn cấp của dịch bệnh, các chuyên gia cho rằng bài học quan trọng nhất mà thế giới nhận được sau khi trải qua dịch Covid 19 là ngăn chặn đại dịch khi chúng bắt đầu lây lan trước khi quá muộn. Vậy đậu mùa khỉ liệu có thể trở thành đại dịch như Covid 19? Những kịch bản nào để giám sát, phát hiện sớm các ca mắc tại Việt Nam? Liệu vắc xin có là “chìa khóa” để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Lễ hội ánh sáng Vivid Sydney của Australia đã trở lại sau thời gian ngừng tổ chức vì đại dịch (30/05/2022)

Bệnh đậu mùa khỉ lan nhanh: cần chủ động kịch bản ứng phó.
- Lễ hội ánh sáng Vivid Sydney của Australia đã trở lại sau thời gian ngừng tổ chức vì đại dịch.
Thuốc lá điện tử: "cái chết trắng" bủa vây giới trẻ. Bài 1: Thuốc lá điện tử tấn công trường học.

Ấn Độ: Khó khăn của người cao tuổi khi lạm phát tăng cao gần 8% (29/5/2022)
Chờ TĐ

Kinh tế thế giới đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng do đại dịch Covid-19. Ấn Độ cũng không phải quốc gia ngoại lệ, khi lạm phát ngành bán lẻ ở nước này đã tăng lên gần 8% vào tháng 4, mức cao nhất trong 8 năm qua. Điều này đã khiến cuộc sống của đa số người dân, đặc biệt là nhóm hưu trí gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải cắt giảm nhiều mặt hàng thiết yếu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: