logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2022: Còn nhiều băn khoăn về chính sách cộng điểm ưu tiên (14/6/2022)

Bộ GD-ĐT vừa thông tin về Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2022 điều chỉnh một số nội dung nhằm tạo sự công bằng giữa các thí sinh, giữa các cơ sở đào tạo, cũng như tạo sự minh bạch. Trong đó, đáng lưu ý nhất là việc thay đổi cách tính điểm cộng ưu tiên, dự kiến áp dụng từ năm 2023. Theo đó, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0). Như vậy sẽ không còn trường hợp điểm chuẩn vượt quá 30 và hiện tượng 27-28 điểm vẫn trượt đại học đã từng xảy ra ở một số kỳ thi trước, gâybức xúc dư luận...Thông tin được công bố đã thu hút sự quan tâm của công luận với nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề cộng điểm ưu tiên. TS Lê Đông Phương – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Người trẻ làm đàn tính ở thung lũng vàng Bắc Sơn (14/6/2022)

Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2022: Còn nhiều băn khoăn về chính sách cộng điểm ưu tiên.
- Người trẻ làm đàn tính ở thung lũng vàng Bắc Sơn.
- Bỉ quyết tận dụng bã cà phê để hạn chế rác thải đô thị.

Học sinh tốt nghiệp THCS hệ song bằng: biết 'đi đâu, về đâu? (13/6/2022)

Theo lộ trình của đề án thì năm 2021-2022, “lứa” học sinh học chương trình song bằng đầu tiên đã tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, khi chỉ còn chưa đến 10 ngày nữa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội sẽ diễn ra thì Sở GD-ĐT Hà Nội mới thông báo dự kiến tuyển sinh lớp 10 hệ này. Theo đó: “Học sinh tốt nghiệp THCS và hoàn thành chương trình đào tạo song bằng tú tài năm học 2021-2022 hoàn toàn yên tâm bởi chương trình này vẫn tiếp tục được triển khai ở cấp THPT trong năm học 2022-2023”. Có hàng trăm học sinh ‘lứa’ đầu tiên tốt nghiệp hệ song bằng ở 7 trường THCS công lập của Hà Nội có nhu cầu học tiếp. Nhưng chỉ có 2 trường THPT tuyển học sinh song bằng. Liệu có bao nhiêu học sinh “lách” qua “cánh cửa hẹp” để tiếp tục học tiếp hệ song bằng?

Tiệm Giặt là chia sẻ - Nơi sẻ chia yêu thương (13/6/2022)

Học sinh tốt nghiệp THCS hệ song bằng: biết 'đi đâu, về đâu?
- Hồ Ba Bể - Viên ngọc xanh vùng Đông Bắc
- Tiệm Giặt là chia sẻ - Nơi sẻ chia yêu thương

“Bệnh viện” dành cho gấu bông tại Anh (12/6/2022)

Với nhiều người trong chúng ta, hình ảnh những chú gấu bông đã trở nên vô cùng quen thuộc và thân thương. Gấu bông có thể gợi lại những kỷ niệm đang nhớ, cảm giác ấm áp và mang đến niềm vui trong cuộc sống. Đó cũng là suy nghĩ của bà Tina Rush, sinh sống tại Yorkshire (Yoóc sia), Anh, khi lưu giữ tới hàng nghìn chú gấu bông tại nhà để sửa chữa, rồi bán lại để gây quỹ hoặc dành tặng cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Trò chuyện với ca sỹ Phương Thanh về đêm nhạc “Cuộc đời mới” sắp diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. (12/6/2022)

Chát với người nổi tiếng: Trò chuyện với ca sỹ Phương Thanh về đêm nhạc “Cuộc đời mới” sắp diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
-Muôn màu cuộc sống: Câu chuyện cảm động về “bệnh viện” dành cho gấu bông tại Anh
- Một số sự kiện đời sống xã hội trong nước nổi bật trong tuần.

Mong mỏi của hàng triệu công nhân lao động trong cuộc đối thoại với Thủ tướng (11/6/2022)

Chat với Lý Hùng về thời kỳ hoàng kim của sự nghiệp.
- Mong mỏi của hàng triệu công nhân lao động trong cuộc đối thoại với Thủ tướng sẽ diễn ra vào ngày mai (12/6/2022).

Kỳ vọng từ các chương trình trồng rừng “vì một Việt Nam xanh" (10/6/2022)

60 nghìn cây xanh sẽ được trồng mới trong năm nay. Đó là cam kết của chương trình 'Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh' năm 2022 vừa chính thức được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động. Chương trình đang thu hút sự chú ý của dư luận, góp phần thực hiện thành công đề án trồng 1 tỉ cây xanh của Chính phủ và mục tiêu trồng mới 100 triệu cây từ năm 2021 đến 2025 do Trung ương Đoàn đề ra. Điều đáng mừng là cùng với Đoàn thanh niên, còn có nhiều tổ chức xã hội khác cũng nhiệt tình với hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng với hình thức hoạt động và truyền thông tươi mới, hấp dẫn giới trẻ.

Nuôi hươu khởi nghiệp, thu nhập gần nửa tỉ đồng một năm (10/6/2022)

Kỳ vọng từ chương trình "Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh"
- Họa sỹ Ai Cập vẽ tranh bằng trứng, ánh nắng và cát
- Nuôi hươu khởi nghiệp, thu nhập gần nửa tỉ đồng một năm

XÃ HỘI HÓA SÁCH GIÁO KHOA - QUẢN LÝ GIÁ NHƯ THẾ NÀO?

Câu chuyện giá SGK tăng cao là tâm điểm của dư luận, không chỉ ở mỗi gia đình, mà còn làm “nóng” cả nghị trường Quốc hội. Hàng loạt câu hỏi được các đại biểu Quốc hội chất vấn các vị trưởng ngành Tài chính và Giáo dục – đào tạo, như: tại sao giá SGK mới cao đột biến? Tại sao chưa đưa mặt hàng này vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá? Giải pháp giúp ổn định lâu dài? cùng với đó là những băn khoăn về trợ giá SGK cho học sinh ở các vùng khó khăn. Xã hội hóa Sách giáo khoa: Quản lý giá như thế nào? cùng bàn luận vấn đề này với vị khách mời là TS Lê Thống Nhất, chuyên gia giáo dục, hệ thống Bigschool và Vinaschool - người có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động xuất bản SGK.

Người tạc vào sườn núi những "bức tranh” ruộng bậc thang (9/6/2022)

Xã hội hóa Sách giáo khoa: Quản lý giá như thế nào?
- G’lams- sân chơi nghệ thuật sáng tạo dành cho các bạn trẻ.
- Người tạc vào sườn núi những "bức tranh” ruộng bậc thang.

Thay đổi chiến lược phòng dịch trong bối cảnh mới và giải pháp nào đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19? (08/6/2022)

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng nhớ thông điệp 5K gồm "khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế" là những khuyến cáo được Bộ Y tế đưa ra trong suốt 2 năm chống dịch. Tuy nhiên, đến giai đoạn từ đầu năm 2022, khi số ca mắc giảm sâu; số ca tử vong nhiều tuần về 0, các hoạt động du lịch, văn hóa, kinh tế được khôi phục hoàn toàn trở lại..., quy định 5K bị cho là "lỗi thời" và cần có sự thay đổi để phù hợp với tính hình mới. Nhận thức được những bất cập trong quy định hiện hành, vấn đề quy định 5K đã được đưa ra bàn luận trong phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra mứi đây, trong đó, ngành y tế đề xuất đưa quy định V2K (vắc xin – khẩu trang – khử khuẩn) thay cho quy định 5K. Xoay quanh quy định mới này đang có những vấn đề gì cần đặt ra?

Chương trình giáo dục phổ thông mới - lời giải nào cho giáo dục vùng cao? (08/6/2022)

Thay đổi chiến lược phòng dịch trong bối cảnh mới và giải pháp nào đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19?
- Thách thức trước làn sóng “di cư” của giáo viên về đồng bằng
- Chương trình giáo dục phổ thông mới - lời giải nào cho giáo dục vùng cao?

Lật tẩy chiêu trò lừa đảo vay tiền qua mạng, mua hàng trả góp (7/6/2022)

Thời gian gần đây hàng loạt vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua hợp đồng mua hàng trả góp, vay vốn nhanh, đầu tư qua trang web trên mạng internet được phát hiện. Rất nhiều người do thiếu hiểu biết đã bị các đối tượng lừa đảo với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Nhiều bị hại đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn, vay mượn khắp nơi để bù đắp số tiền bị lừa. Thậm chí họ có thể chịu nhiều rắc rối do bị tiết lộ thông tin cá nhân gồm số căn cước công dân, hộ khẩu, tài khoản ngân hàng, số điện thoại…
Để tránh khỏi các đối tượng này, đòi hỏi mọi người cần hiểu rõ những chiêu trò, tác hại của các hành vi lừa đảo. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là luật sư Nguyễn Thế Truyền – Văn phòng luật sư Thiên Thanh và ông Nguyễn Minh Đức, nhà sáng lập công cụ bảo mật Cyrada, chuyên gia an ninh mạng.

Mô hình bán trú,“bệ phóng” của giáo dục miền núi (7/6/2022)

Lật tẩy chiêu trò lừa đảo vay tiền qua mạng, mua hàng trả góp.
- Chương trình giáo dục phổ thông mới - lời giải nào cho giáo dục vùng cao? Bài 2: Mô hình bán trú, "bệ phóng” của giáo dục miền núi.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: