logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Một số vấn đề lưu ý trong ứng phó với mưa bão (22/07/2021)

Mùa mưa bão năm nay, do hiện tượng ENSO có thể chuyển sang pha trung tính nên số lượng hoạt động của bão nhiệt đới trên biển Đông ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Trên Biển Đông sẽ xuất hiện từ 10 đến 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động. Trong đó, từ 5 đến 6 cơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, thời gian bão tập trung cao điểm từ tháng 7 đến tháng 9. “Một số vấn đề lưu ý trong việc ứng phó với mưa bão” là nội dung chính của chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

Xiết chặt quản lý hoạt động của các mạng xã hội - Người dùng phải chia sẻ thông tin có trách nhiệm (24/07/2021)

Tung tin giật gân, tin giả về dịch bệnh Covid-19 đang được các đơn vị chức năng ví như một “bệnh dịch” cần phải tăng cường xử lý, để hạn chế sự lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận. Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc Công ty Net Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - nhấn mạnh: "Những tin tức được chia sẻ trên mạng xã hội rất nhiều và từ nhiều nguồn khác nhau, trong số đó có không ít tin giả và tin xấu về dịch bệnh, nhằm gây sự chú ý của mọi người. Với tốc độ lan truyền của mạng xã hội, thì nếu người dân không tỉnh táo và không phân biệt được thật - giả, thì những tin đó có thể tác động rất tiêu cực đến công tác phòng chống dịch Covid-19". Chương trình sẽ gợi ý một số cách phân biệt tin thật – tin giả trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, người sử dụng các mạng xã hội cũng cần thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hạn chế lan truyền những thông tin sai sự thật.

Đảm bảo an ninh năng lượng tạo nền tảng phát triển bền vững (21/07/2021)

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước. Trong đó, yêu cầu về bảo vệ môi trường đang tạo ra áp lực đối với việc thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Để có thể đảm bảo cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia, phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện. Đặc biệt, cần thiết lập các dự án thực hiện chuyển một số nhà máy từ đốt than sang đốt kèm sinh khối hoặc chuyển từ đốt than sang đốt hoàn toàn bằng sinh khối... để có thể giảm thiểu những nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:

Việt Nam thuộc Top 25 quốc gia an toàn, an ninh mạng - Nền tảng chuyển đổi số quốc gia có thực sự vững chắc? (17/07/2021)

Dịch Covid-19 khiến nhiều nơi phải giãn cách xã hội, nhiều cửa hàng ăn uống chuyển sang bán hàng đem về… song lại giúp cho nhiều ứng dụng trên điện thoại tăng trưởng nhanh chóng, nâng cao số lượng người sử dụng, góp phần chuyển đổi số nhanh hơn. Mới đây, Tổ chức Viễn thông quốc tế công bố báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu cho thấy, Việt Nam đã vươn lên, xếp trong Top 25 quốc gia an toàn, an ninh mạng trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng cho rằng, những thách thức đặt ra khi ứng dụng công nghệ số lại chính là vấn đề bảo mật, an toàn thông tin của mỗi cá nhân khi sử dụng công nghệ số, bởi tội phạm mạng rất tinh vi, tấn công không để lại dấu vết. Vậy đâu là những giải pháp góp phần bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho người sử dụng trong quá trình chuyển đổi số?

Làm gì để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững? (15/07/2021)

- Làm gì để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững?
- Phỏng vấn ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn về hiện đại hóa công tác dự báo khí tượng thủy văn
- Những bức vẽ lâu đời nhất thế giới ở Indonesia có nguy cơ bị phá hủy do biến đổi khí hậu

Bảo vệ đa dạng sinh học góp phần phát triển bền vững (14/07/2021)

- Việt Nam là điểm nóng về suy giảm đa dạng sinh học
- Phỏng vấn GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng về những nỗ lực của Việt Nam bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng
- Bảo vệ đa dạng sinh học góp phần phát triển bền vững

Khởi nghiệp công nghệ lĩnh vực bất động sản, xây dựng và công nghiệp- startup Việt đón đầu xu thế (10/07/2021)

- Thời gian qua, hẳn nhiều người đã khá quen thuộc với khái niệm FinTech- công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thế còn PropTech thì sao?- hẳn không ít người sẽ không biết về khái niệm này.
- PropTech (property technology) là việc sử dụng công nghệ thông tin để giúp các cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, giao dịch mua-bán, thuê-cho thuê và quản lý bất động sản. Tương tự như cách FinTech tập trung vào việc sử dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính, thì PropTech dùng các công nghệ mới như IoT, bigdata, blockchain… để giải quyết các nhu cầu của ngành bất động sản.
- Nắm bắt xu thế công nghệ mới, tại Việt Nam, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bất động sản đã ra đời và mang đến nhiều sản phẩm mới, làm thay đổi cách thức hoạt động của những mô hình truyền thống. Và startup XIXO- Hệ sinh thái cho ngành xây dựng và bất động sản là một trong số đó.

Đẩy mạnh các nghiên cứu mang tính dài hạn để ứng phó với biến đổi khí hậu (08/07/2021)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, để chủ động thích ứng, đòi hỏi Việt Nam phải có thêm nhiều các nghiên cứu mang tính dự báo trước- những dự báo mang tính dài hạn.
- Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu- ghi nhận thực tế tại tỉnh Quảng Nam.

Những bất cập nảy sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai 2013 - ‘hạ xuống’ những dự án ‘treo’ (07/07/2021)

- Phú Thọ: Nhiều dự án "treo", dự án chậm triển khai bị thu hồi
- Những bất cập nảy sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai 2013 - ‘hạ xuống’ những dự án ‘treo’
- Mô hình thu thập rác thải nhựa ở Ucraina- Nâng cao nhận thức về môi trường ngay từ trường học

Vai trò của thanh niên trước biến đổi khí hậu (01/07/2021)

- Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường. Những kết quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các cấp bộ Đoàn và thanh niên Việt Nam đã góp phần không nhỏ để hoàn thành mục tiêu số 13 “Hành động vì khí hậu” nói riêng và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc nói chung đến năm 2030.

Phát triển các tổ chức trung gian để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ (03/07/2021)

- Có tới 95% công nghệ được giao dịch-chuyển giao trực tiếp giữa bên cung và bên cầu công nghệ, và chỉ có 5% được thực hiện qua các sàn công nghệ/các tổ chức trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ. “Phát triển các tổ chức trung gian để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ” – nội dung này sẽ là điểm nhấn của chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
- Thông tin về việc các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu xây dựng thành công quy trình tổng hợp thuốc điều trị COVID-19, mở ra cơ hội tự chủ về nguồn nguyên liệu thuốc điều trị sẽ được chuyển tới quý thính giả ở phần sau của chương trình.

Tập trung tổng kết Luật đất đai 2013 – Khắc phục những bất cập trong thực tế (30/06/2021)

- Những bất cập trong quá trình thi hành Luật đất đai 2013 tại 1 số địa phương
- Tập trung tổng kết Luật đất đai 2013
- Mô hình khởi nghiệp ở Indonesia góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và blockchain trong phòng chống dịch và phục hồi sau dịch. (26/06/2021)

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong các camera giám sát nhận diện người nghi nhiễm, theo dõi giám sát người trong các khu cách ly-điều trị COVID-19… Ứng dụng công nghệ chuỗi khối blockchain để giám sát triển khai hộ chiếu vắc xin… Trí tuệ nhân tạo AI và blockchain đã và đang phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, các công nghệ này còn giúp doanh nghiệp sớm phục hồi sau đại dịch. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và blockchain trong phòng chống dịch và phục hồi sau dịch” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.

Hà Nam: Người dân chưa đồng thuận – Khó triển khai dự án KCN Thái Hà (23/06/2021)

Việc tạo quỹ đất “sạch” được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu của tỉnh Hà Nam trong quá trình kêu gọi thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, khi triển khai các dự án thường thiếu quỹ đất “sạch”, nên hầu hết các dự án khi thực hiện đều phải bắt đầu từ khâu áp giá, đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án không có mặt bằng “sạch” hoặc giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ, hiệu quả của dự án. Cũng chính vì chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng nên đến nay KCN Thái Hà vẫn chưa thể tiến hành san lấp mặt bằng, trong khi những hộ dân đã nhận tiền thì lại nóng lòng muốn KCN được triển khai với mong muốn khi đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vấn đề là một số ít hộ dân còn lại cần nhận thức rõ những lợi ích chung, lâu dài để đồng thuận. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:

Phòng chống sạt lở đất mùa mưa bão (24/6/2021)

Ngay đầu mùa mưa bão vừa qua, chúng ta đã đón cơn bão đầu tiên, cơn bão số 2. Dù không gây ảnh hưởng lớn đến đất liền nhưng hoàn lưu bão số 2 cũng đã gây mưa to đến rất to với tổng lượng mưa 50-120mm, có nơi trên 120mm tại một số địa phương khu vực Tây Bắc. Mưa vừa, mưa to trên diện rộng kéo dài đã gây ra sạt lở đất, cướp đi sinh mạng của nhiều người dân. "Phòng chống sạt lở đất trong mùa mưa bão” là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: