logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phát triển du lịch sinh thái tại khu Ramsar Mũi Cà Mau (30/05/2022)

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong 6 khu bảo tồn của Việt Nam được công nhận là khu Ramsar vào ngày 13 tháng 4 năm 2013, và là khu Ramsar thứ 2088 của thế giới. Khu Ramsar Mũi Cà Mau nằm trên địa bàn các xã Đất Mũi, Viên An (thuộc huyện Ngọc Hiển) và các xã Đất Mới, Lâm Hải (thuộc huyện Năm Căn) có diện tích hơn 41.800ha. Đây là vùng đất ngập mặn ven biển có giá trị đa dạng về hệ động, thực vật. Vườn có 93 loài chim, 26 loài thú, 43 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 233 loài thủy sản. Trong đó có nhiều loài quý hiếm như bồ nông chân xám, cò trắng, giang sen, rái cá, rùa hộp lưng đen, cầy giông đốm lớn, rùa răng, rùa ba gờ, rùa cổ bự, ba ba Nam Bộ… Đây chính là tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút khách du lịch đến tham quan, học tập, nghiên cứu ngày càng lớn và mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ góp phần vào công tác bảo tồn tài nguyên hiện có của khu Ramsar Mũi Cà Mau và phát triển kinh tế địa phương. Để du lịch phát triển trở thành thế mạnh của khu Ramsar Mũi Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt đề án phát triển “Làng Văn hóa Du lịch Đất Mũi” đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Việt Nam làm chủ hệ thống robot phục vụ trong các khu cách ly và điều trị COVID-19 (22/05/2021)

- Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, để đề phòng các kịch bản xấu hơn, Việt Nam cần có sớm các giải pháp hỗ trợ phòng và điều trị bệnh. Trong đó, như khẳng định của các chuyên gia, Việt Nam cần nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng robot hỗ trợ các y bác sỹ trong các khu cách ly và điều trị, nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm chéo.
- Sau một thời gian tích cực nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ và chế tạo thành công hệ thống robot thông minh, giúp thay thế các nhân viên y tế, phục vụ trong các khu vực cách ly và điều trị COVID-19. Hệ thống robot này của Việt Nam có gì đặc biệt? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.

Việt Nam bắt đầu loại trừ các chất HFC gây hiệu ứng nhà kính từ năm 2024 (19/05/2021)

Tầng ôzôn được xem là tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi các tia cực tím từ mặt trời. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển con người đã phát minh, sử dụng và thải ra khí quyển một lượng lớn hóa chất, trong đó có các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Hậu quả là tầng ôzôn bị suy thoái, lỗ thủng tầng ôzôn đã xuất hiện ở Nam Cực vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và có nguy cơ lan rộng, đe dọa sự sống trên hành tinh chúng ta, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Nhận thấy rằng sự phát thải một số chất trên toàn thế giới có thể làm suy giảm đáng kể và mặt khác làm thay đổi tầng ôzôn, theo hướng dễ gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ con người và môi trường, các quốc gia đã quyết tâm bảo vệ tầng ôzôn bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát một cách công bằng tổng lượng phát thải toàn cầu của các chất làm suy giảm tầng ôzôn, với mục tiêu cuối cùng là triệt bỏ chúng trên cơ sở nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển.

Thu hút đầu tư có chọn lọc vì môi trường (19/05/2021)

- Thái Nguyên: Thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường
- Kiên quyết không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường
- Giải đáp câu hỏi liên quan đến lĩnh vực môi trường

“Bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài- doanh nghiệp liệu có thờ ơ?” (15/05/2021)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, tuy nhiên, nhận thức của các doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền SHTT của mình ở các thị trường tiềm năng còn chưa được quan tâm đúng mức.
- Câu chuyện thương hiệu ST25 của Việt Nam có nguy cơ bị mất tại thị trường Mỹ và Úc những ngày qua, hay như trước đó, rất nhiều bài học mất thương hiệu của cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre… đã thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết phải bảo hộ quyền SHTT tại thị trường nước ngoài. “Bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài- doanh nghiệp liệu có thờ ơ?” cũng là nội dung chính được chúng tôi đề cập trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.

Vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với vấn đề môi trường chưa được coi trọng (12/05/2021)

- Hà Nam: Người dân sống chung với bụi
- Vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với vấn đề môi trường chưa được coi trọng
- Giải đáp câu hỏi môi trường

Cảnh báo diễn biến bất thường của thiên tai (12/05/2021)

- Cảnh báo diễn biến bất thường của thiên tai
- Dự án hỗ trợ giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng dễ bị tổn thương trước thiên tai

Cảnh giác trước các ứng dụng lừa đảo - Những chiêu trò "cướp trắng" tiền bạc và đánh cắp dữ liệu cá nhân (08/05/2021)

Lừa đảo từ các ứng dụng đang trở thành hiểm họa khiến nhiều người không chỉ mất thông tin cá nhân, thậm chí còn bị lừa mất tiền. Do đó, người tham gia cần hết sức cân nhắc khi đầu tư thời gian, công sức hay tiền bạc vào bất cứ loại tiền ảo nào cũng như trên bất cứ ứng dụng nào. Chưa kể, thời gian gần đây, hàng loạt ứng dụng "bỗng nhiên biến mất" khiến nhiều người chơi ngỡ ngàng, bởi không chỉ mất hết tiền đầu tư vào các ứng dụng này, mà ngay cả những người mời gọi, lôi kéo họ cùng chơi cũng mất tiền hoặc không tìm được đơn vị chủ quản của ứng dụng. Cần làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là "cướp trắng" tiền bạc của người chơi?

Vì sao khó kiểm soát tình trạng khai thác đất trái phép? (05/05/2021)

- Bắc Giang: Phát hiện nhiều trường hợp khai thác đất trái phép
- Vì sao khó kiểm soát tình trạng khai thác đất trái phép?
- Giải đáp câu hỏi liên quan đến lĩnh vực khoáng sản

“Mô hình công nghệ nhà nổi- giải pháp giúp người dân vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” (05/05/2021)

Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp, những đổi mới sáng tạo để giúp người dân thích ứng tốt hơn nữa, đặc biệt liên quan đến vấn đề nhà ở, sinh kế cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- “Phát triển mô hình công nghệ nhà nổi- giải pháp giúp người dân vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong Chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia- Lực đẩy cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh (01/05/2021)

- Thưa quý vị! Xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Để có thể nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, thì một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam, đó là sự chủ động thực hiện các giải pháp trong việc đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- “Áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn- Lực đẩy cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh” cũng là nội dung chính được chúng tôi đề cập trong Kết nối công nghệ tuần này.

1 xã có 8 nhà máy thủy điện – Người dân xã Bản Hồ, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai sống trong bất an (28/04/2021)

Chỉ 1 xã mà có đến 8 nhà máy thủy điện. Con số quá lớn các nhà máy thủy điện đang khiến cuộc sống của bà con nhân dân xã Bản Hồ, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu như trước đây, xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước thì những năm trở gần đây, lượng khách đến với Bản Hồ giảm đi rất nhiều, bởi khung cảnh hoang sơ ở đây đã bị 8 nhà máy thủy điện phá nát. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:

Đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính (28/04/2021)

Đến 2030, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính và tăng lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế song phương, đa phương. Đây là khẳng định của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu do Mỹ chủ trì diển ra cuối tuần qua theo hình thức trực tuyến, từ Hà Nội. Vậy làm thế nào để Việt Nam thực hiện được mục tiêu này? Đây là nội dung Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.

Cam kết trách nhiệm môi trường-xã hội của các ngân hàng đối với các chủ đầu tư còn mờ nhạt (28/04/2021)

Trong bối cảnh các yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng, luật hóa và tuân thủ, thì vai trò của các tổ chức tín dụng đối với các nhà đầu tư là rất quan trọng bởi nếu không thẩm định kỹ thì họ cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. Trên thế giới, nhiều dự án buộc phải hủy bỏ bởi sự phản đối của cộng đồng và xã hội dù đã được chính phủ chấp thuận triển khai, thậm chí đã được ngân hàng cam kết cấp tín dụng. Tại Việt Nam, những năm trước, nhiều dự án không thân thiện, thậm chí có nguy cơ cao, đối với môi trường đã được cấp phép đầu tư như khoáng sản, nhiệt điện, thủy điện,... mà thiếu sự cân nhắc đầy đủ về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, khi triển khai những dự án này đã gây ra sự phản đối từ phía cộng đồng do các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, cản trở sinh kế hoặc ô nhiễm môi trường. Việc thực hiện các dự án này do đó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tài chính đối với cả ngân hàng và nhà đầu tư. Đã đến lúc các tổ chức tài chính, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cần cải thiện hệ thống chính sách và thực hành đánh giá rủi ro môi trường – xã hội trước khi ra quyết định đầu tư, cho vay.

Tin nhắn rác và cuộc gọi rác dường như tinh vi hơn? (24/04/2021)

Khoảng 29,5 triệu cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đã được hệ thống kỹ thuật của 5 nhà mạng viễn thông ngăn chặn trong vòng 9 tháng qua. Đây là số liệu báo cáo vừa được Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, các nhà mạng đã chặn hơn 8,5 triệu cuộc gọi lừa đảo. Tuy nhiên, cuộc gọi rác, tin nhắn rác dường như đang chuyển sang một chiều hướng làm phiền mới, mà gây ra không ít hậu quả, thậm chí có người bị chiếm đoạt tiền. Vì sao lại có nhiều tin nhắn rao vặt, cuộc gọi quảng cáo nhằm thẳng vào nhu cầu, sở thích cá nhân của người sử dụng? Đâu là nguyên nhân và giải pháp xử lý vấn đề này?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: