Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển nhanh chóng và dịch bệnh như hiện nay, đổi mới sáng tạo đã và đang trở thành động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam. Giải pháp nào khuyến khích doanh nghiệp Việt đầu tư cho đổi mới sáng tạo?
- Ghé thăm Bảo tàng NFT đầu tiên trên thế giới- nơi hội tụ nghệ thuật kỹ thuật số đỉnh cao.
-Xuất khẩu dịch vụ, giải pháp phần mềm Việt Nam: Tiềm năng và Thách thức.
-Robot Pedia Roid giúp thực hành nha khoa.
Sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo và thế hệ trẻ vì một tương lai tốt đẹp hơn.
- Robot cá mập voi sử dụng công nghệ sinh học bơi như thật tại thủy cung ở Thượng Hải (Trung Quốc).
- Đảm bảo an ninh mạng - Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp.
- Mua sắm trực tuyến gia tăng tại Australia.
Chỉ riêng trong năm 2021, đã có tổng cộng 35 vụ rao bán dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được ghi nhận. Nhiều vụ lộ lọt dữ liệu có quy mô rất lớn, lên tới hàng chục triệu bản ghi dữ liệu người dùng. Vì sao Việt Nam vẫn là điểm nóng trên thế giới về mất an toàn thông tin? Mời quý vị và các bạn tìm hiểu nội dung này trong phần đầu của chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
-Chiến dịch "vắc-xin số” - Thêm giải pháp “Báo cáo xâm hại” trẻ em trên môi trường mạng.
- Triển lãm kỹ thuật số "Trải nghiệm Mo-na Li-da” đang diễn ra tại Pháp.
Phát triển tài sản sở hữu trí tuệ- không nhanh sẽ mất cơ hội. Cùng tìm hiểu nội dung này trong phần đầu của chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
- Các nhà khoa học Italia phát triển robot mới có thể điều khiển từ xa tới 300 cây số. Cùng tìm hiểu phát minh thú vị này ở phần sau của chương trình.
Rủi ro trên mạng Internet là muôn hình, vạn trạng và khó có thể đoán định. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn với trẻ em, là khi gặp rủi ro trên mạng, rất ít khi trẻ chia sẻ với phụ huynh, hay thầy cô giáo. Thậm chí, đã có nhiều trẻ im lặng chịu đựng, dẫn đến stress, sau đó có hành động tiêu cực, gây hại cho chính bản thân. Do đó, trang bị "vắc-xin số” chính là một sáng kiến đang được nhiều đơn vị phối hợp thực hiện, có thể giúp trẻ em hạn chế được các rủi ro trên mạng, dần trở thành công dân số có đầy đủ các kỹ năng tự bảo vệ mình trên mạng:
Việt Nam trở thành điểm sáng trên thế giới về ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo AI.
- Khám phá công nghệ trồng cây từ trên không.
Tình trạng hàng nghìn xe chở hàng nông sản ùn ứ ở các cửa khẩu biên giới chờ thông quan thời gian qua tiếp tục đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, từ đó nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam. Nội dung này được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Trong bối cảnh khó khăn của dịch COVID-19, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số gắn với các hoạt động thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến… đang trở thành phương thức quan trọng, giúp tăng tốc quá trình chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế số. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% GDP đến năm 2025. Để có thể vừa phát triển kinh tế số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, các chuyên gia công nghệ cho rằng, cần quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung các phương thức quản lý các nền tảng, dịch vụ công nghệ trên Internet. Đây là nội dung trong chương trình Kết nối Công nghệ hôm nay:
Kinh tế - xã hội toàn cầu trong năm 2021 tiếp tục chịu những tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19 và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
- Tuy vậy, cũng trong bối cảnh khó khăn này, cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam lại có sự bứt phá vươn lên mạnh mẽ. Nhiều giải pháp công nghệ đã được các startup Việt đưa ra để giải quyết những vấn đề, nhu cầu của thị trường và cuộc sống. Startup Việt bứt phá- hiện thực hóa khát vọng dân tộc, đưa Việt Nam sánh vai cùng bè bạn quốc tế là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”- chân lý ấy ngàn đời nay vẫn không hề đổi thay. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định, con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá phát triển đất nước. Đào tạo nhân lực chất lượng cao từ sự “bắt tay” viện- trường- doanh nghiệp là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Việt Nam đã thuộc nhóm 25 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số An toàn, an ninh mạng toàn cầu và đứng thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN. Đây là nỗ lực không nhỏ trong việc quan tâm, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng, nhiều trường Đại học đã có chuyên ngành đào tạo về an toàn, an ninh mạng. Tuy nhiên, khi không thể đảm bảo an toàn thông tin 100%, thì việc các cơ quan, tổ chức, đơn vị luôn thiếu các chuyên gia an toàn thông tin là một thực tế không tránh khỏi. Do đó, đẩy mạnh thực hiện Đề án “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” là một trong những mục tiêu quan trọng, góp phần bảo vệ Chính phủ số, thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là nội dung trong chương trình Kết nối Công nghệ hôm nay: