logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

“Việt Nam duy trì thứ hạng cao về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu” (12/09/2020)

Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020 vừa được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, tiếp tục ghi nhận thứ hạng cao của Việt Nam trong bảng xếp hạng khi đứng ở vị trí thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế. Và với thứ hạng này, Việt Nam giữ vị trí số 1 trong nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Thứ hạng này của Việt Nam cũng tiếp tục khẳng định năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cơ hội việc làm ngành An toàn thông tin thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 (5/9/2020)

Cuộc Cách mạng Công nghiệp số được đặc trưng bởi sự tích hợp không có ranh giới giữa tất cả các lĩnh vực dựa trên nền tảng của sự phát triển công nghệ, Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hoá… Trong sự chuyển dịch theo xu hướng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, các thiết bị di động, thiết bị cảm biến có thể kết nối với nhau, trở nên thông minh hơn nhờ trí tuệ nhân tạo.
Để có thể làm việc với các thiết bị công nghệ, máy móc ngày một thông minh hơn (vì có trí tuệ nhân tạo), thì con người cũng phải học tập, rèn luyện để có thể điều khiển các thiết bị đó, không gây mất an toàn thông tin cho cơ quan, tổ chức. Do đó, ngành an toàn thông tin cho đến nay vẫn luôn thiếu nhân lực, thường xuyên trở thành ngành đem lại nhiều cơ hội việc làm cho giới trẻ. Cùng tìm hiểu nội dung này trong phản ánh của Phóng viên Mai Hạnh, với nhan đề: “Cơ hội việc làm ngành An toàn thông tin thời kỳ Công nghiệp 4.0.”

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động trong bối cảnh dịch COVID-19 (29/8/2020)

Trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, thay đổi mô hình kinh doanh và không bị tụt lại phía sau trong cuộc đua công nghệ 4.0. Quan trọng hơn, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như hiện nay, thì ứng dụng trí tuệ nhân tạo còn giúp doanh nghiệp sớm phục hồi các hoạt động trong thời gian dịch bệnh và sau dịch, do giảm chi phí và thời gian đi lại, thu hút thêm khách hàng…

Xây dựng CP điện tử: Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong bảo đảm an toàn thông tin (22/8/2020)

Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, yếu tố con người quyết định 70% tính bảo đảm an toàn thông tin, nên người đứng đầu các cơ quan, tổ chức quan tâm bảo đảm an toàn thông tin, sẽ không ngại đầu tư kinh phí, để có thể ứng dụng các giải pháp bảo mật. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, an toàn thông tin không chỉ là viên gạch nền móng, mà việc nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng cần được quan tâm.

Bất chấp khó khăn do dịch COVID-19, startup Việt vẫn phát triển (15/8/2020)

Hiện Việt Nam có hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là lực lượng được kỳ vọng sẽ mang đến sức bật cho nền kinh tế trong tương lai. Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã phải đóng cửa- tuyên bố phá sản… thì các startup Việt vẫn có sự phát triển, dù cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Giải pháp nào phòng chống tin giả mạo trên mạng xã hội? (8/8/2020)

Hàng loạt tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 được dịp “quay trở lại”, khi các ca nhiễm virus SARS CoV 2 xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố ở nước ta. Thậm chí có những tài khoản mạng xã hội của người nổi tiếng cũng chia sẻ thông tin không chính xác, đã bị phạt 7,5 triệu đồng cùng với yêu cầu phải gỡ thông tin sai sự thật, đăng thông tin cải chính.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý - giúp nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam (1/8/2020)

Việt Nam là nước có nhiều sản phẩm đặc sản nông sản. Do vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản có tác động không nhỏ tới giá trị của sản phẩm, giúp người nông dân có thể bán được nông sản với giá cao hơn…Bảo hộ sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý - giúp nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam là nội dung BTV Đài TNVN chuyển đến quý vị và các bạn:

Nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị kết nối Internet vạn vật (IOT) và giải pháp đảm bảo thông tin đối với các thiết bị này (25/7/2020)

- Nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị kết nối Internet vạn vật IoT.
- Các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin đối với các thiết bị IoT.

Các nguy cơ mất an toàn thông tin trên môi trường mạng (18/7/2020)

- Các nguy cơ mất an toàn thông tin trên môi trường mạng.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia: Cơ hội và Thách thức (11/7/2020)

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt đã nêu rõ hàng loạt thách thức, mà Việt Nam cần khắc phục để có thể biến thành cơ hội phát triển. Trong đó, cũng nêu ra những nhiệm vụ cơ bản trong quá trình Chuyển đổi số quốc gia như: Chuyển đổi nhận thức, Kiến tạo thể chế, Phát triển hạ tầng số, Phát triển nền tảng số, Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Liệu có đạt được mục tiêu 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào cuối năm 2020? (4/7/2020)

Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đặt mục tiêu, đến năm 2020, nước ta có khoảng 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thống kê của ngành khoa học cho thấy, chúng ta mới chỉ có hơn 460 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và vài chục doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao- tức chỉ bằng khoảng 1/10 mục tiêu đã đề ra. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu, và liệu mục tiêu có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào cuối năm nay liệu có đạt được?

Dữ liệu số - Nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử (27/6/2020)

Nghị định 47/2020 về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước mới được Chính phủ ban hành ngày 9/4 và vừa có hiệu lực từ ngày 25/5. Theo Cục Tin học hóa, đây là một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Cùng với việc lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết Chính phủ về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng dữ liệu số là nền tảng thiết yếu trong quá trình xây dựng Chính phủ số, nên cần đẩy nhanh sự phát triển của các nền tảng dữ liệu số.

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế? (20/6/2020)

Với các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ đang phát triển như Việt Nam, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới được xem là “bí quyết” nhanh nhất để thành công. Tuy vậy, cũng có một thực tế là khi tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường “lép vế” trước các đối tác nước ngoài, hoạt động chuyển giao gặp nhiều khó khăn. Vậy đó là những khó khăn gì và giải pháp nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế thành công?

Giải pháp nào để hỗ trợ startup Việt vượt qua khó khăn, bứt phá vươn lên sau dịch? (6/6/2020)

Dịch COVID-19 bùng phát, khiến hầu hết các doanh nghiệp đều gặp ít nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp – các startup còn khá non trẻ. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh khó khăn đó, thì cũng có không ít startup tìm được hướng đi mới, biến “nguy” thành “cơ”. Tuy vậy, để các startup Việt vượt qua khó khăn, thậm chí là có thể bứt phá vươn lên sau dịch thì bên cạnh sự “tự thân vận động” của mỗi startup, cũng rất cần những cơ chế chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp. “Giải pháp nào để hỗ trợ startup vượt qua khó khăn, bứt phá sau dịch?” sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.

Thúc đẩy tài chính toàn diện - Giải pháp hữu hiệu từ Mobile money (30/5/2020)

Mobile money là dịch vụ tài chính có thể sử dụng tiền trong tài khoản viễn thông, để thanh toán rất nhiều dịch vụ như thanh toán hoá đơn, chuyển tiền giữa các số điện thoại di động, kể cả bằng điện thoại không thông minh.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: