logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp kết nối và liên thông dữ liệu y tế như thế nào? (23/10/2021)

Trong suốt 2 năm vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa ứng dụng công nghệ thông tin, quá trình chuyển đổi số của ngành y tế đã đem lại nhiều thành tựu: từ quản trị thông tin bệnh viện, cho tới phát triển thêm nhiều các ứng dụng, các nền tảng công nghệ giúp bệnh nhân có thể kết nối với bác sỹ trong việc chăm sóc sức khoẻ từ xa. Ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả kết nối và liên thông dữ liệu như thế nào cho ngành y tế?

Đổi mới công nghệ- lời giải để doanh nghiệp Việt vượt khó và phục hồi sau dịch. (16/10/2021)

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hầu khắp các ngành, lĩnh vực. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ riêng trong năm ngoái, có gần 102 nghìn doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, và tính trung bình mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường- những con số chưa từng có trong 10 năm trở lại đây.
- Tuy nhiên, cũng trong bối cảnh khó khăn này, đã có nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục đứng vững và phát triển nhờ đầu tư cho khoa học và đổi mới công nghệ. Đáng nói hơn, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được rằng: đổi mới công nghệ giờ đây không đơn thuần là một lựa chọn-muốn hay không muốn, mà là hoạt động tất yếu-bắt buộc để doanh nghiệp phát triển và vươn xa.

Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 - Cộng đồng chung tay tìm kiếm lỗ hổng bảo mật (09/10/2021)

Từ khi triển khai Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng công nghệ chống dịch, Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng quốc gia, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được báo cáo về 81 lỗ hổng, điểm yếu trên các nền tảng như tokhaiyte.vn, tiemchungcovid19.gov.vn, ứng dụng Bluezone, ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử… Trong số 81 lỗ hổng được báo cáo trên nền tảng BugRank (https://bugrank.io/user/NCSC/policy), Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng quốc gia đã kiểm tra và xác minh cho thấy, có 44 lỗi được ghi nhận là điểm yếu, lỗ hổng bảo mật: 16 lỗ hổng ở mức nghiêm trọng, 4 lỗi ở mức cao, 10 lỗ hổng ở mức trung bình và 14 lỗ hổng ở mức thấp.

Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo- Việt Nam bắt kịp đà tăng của thế giới (02/10/2021)

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO vừa công bố bảng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021, trong đó nhấn mạnh- Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo trên thế giới. Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đề cập trong phần đầu của Kết nối công nghệ tuần này.
- Thông tin nhà khoa học Việt Nam chế tạo “mắt thông minh” phòng chống COVID-19 sẽ có ở phần sau của chương trình.

Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 _ Cần sự dẫn dắt của Nhạc trưởng (25/09/2021)

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số (18/09/2021)

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, những trợ lý ảo AI, những camera AI đã và đang giúp Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả. Không những vậy, khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, những ứng dụng của AI còn giúp bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số”- là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.

Liên thông các loại dữ liệu - Góp phần kiểm soát dịch COVID-19 (11/09/2021)

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố và triển khai các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch COVID-19 (Sổ sức khỏe điện tử, Khai báo y tế, QR Code, Xét nghiệm…); kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có, đặc biệt là dữ liệu dân cư. Thủ tướng yêu cầu thống nhất 1 app (ứng dụng) trong phòng chống dịch để thuận tiện nhất cho người dân.

Làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh - Việt Nam hiện thực hoá giấc mơ chinh phục vũ trụ (04/09/2021)

-Công nghệ vũ trụ được coi là biểu tượng sức mạnh công nghệ cao của mỗi quốc gia. Đây là một ngành công nghệ cao, được tích hợp từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhằm chế tạo, điều khiển và khai thác ứng dụng các phương tiện như vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất..., góp phần cảnh báo sớm thảm họa thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, và quản lý lãnh thổ...
- Với xu thế phát triển của khoa học hiện nay, công nghệ vũ trụ được xác định là một trong những công nghệ ưu tiên cần phát triển và Việt Nam cũng nằm trong xu thế này. Trên thực tế, những năm gần đây, chúng ta đã bắt đầu tăng tốc để có thể chạm được vào “địa hạt” của công nghệ vũ trụ- lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Chủ động phòng tránh trên những nền tảng xuyên biên giới (28/08/2021)

Bảo vệ dữ liệu cá nhân, đặc biệt là các loại dữ liệu cá nhân xuyên biên giới ở nước ta đang đặt ra nhiều thách thức về chính sách - pháp lý, trong đó cần quan tâm đến các vấn đề như an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư, khả năng thực thi pháp luật khi các vi phạm xảy ra từ các nền tảng xuyên biên giới. Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - cho biết: Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có lượng dữ liệu luân chuyển xuyên biên giới lớn nhất trên thế giới. Xu thế này phản ánh một cách tích cực tiềm năng và cơ hội của Việt Nam, nhưng cũng đem tới nhiều thách thức trong bảo vệ an toàn dữ liệu cho người sử dụng cũng như quyền riêng tư của mỗi người. Do đó, cần chủ động bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng xuyên biên giới.

Starup Việt trong bối cảnh đại dịch: tăng trưởng nóng hay phát triển bền vững? (21/08/2021)

- COVID-19 khiến cho 3/4 startup tại hầu khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam phải tạm dừng và không có hi vọng huy động được thêm vốn đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, nhiều startup Việt lại có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng để đi được đường dài, startup Việt nên phát triển theo hướng nào- tăng trưởng nóng hay phát triển bền vững? Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đề cập trong Kết nối công nghệ tuần này.

Việt Nam hướng tới làm chủ công nghệ sản xuất nhiều loại vắc xin hiện đại (14/08/2021)

- Trong khoảng 20 năm qua, Việt Nam đã nghiên cứu và làm chủ công nghệ sản xuất nhiều loại vắc xin. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát, việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc xin “made in Vietnam” cũng đã và đang được quan tâm triển khai với các công nghệ khác nhau. Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đề cập trong Kết nối công nghệ tuần này.

Cảnh báo tấn công mạng và lừa đảo trực tuyến gia tăng trong dịch Covid-19 (07/08/2021)

Trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thì trên môi trường mạng đang xuất hiện thêm nhiều chiêu trò lợi dụng dịch bệnh, để lừa đảo người sử dụng. Hiện có hơn 70% dân số sử dụng Internet, khoảng 72 triệu người dùng mạng xã hội, nên lừa đảo trên môi trường mạng giờ đây đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều người. Đặc điểm chung của các kiểu lừa đảo trực tuyến là lợi dụng thông tin cá nhân, tìm nhiều cách chiếm đoạt tiền và tài sản của người sử dụng.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI- Từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trên thế giới (31/07/2021)

- Nếu như trước đây, trí tuệ nhân tạo AI được xếp là một ngành khoa học hàn lâm, chưa có nhiều ứng dụng, thì gần đây, với sự phát triển của công nghệ, AI đã gần gũi với cuộc sống hơn, tạo ra nhiều thành tựu mới, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống.
- Tại Việt Nam, trải qua gần hai năm dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là ở đợt bùng phát lần thứ 4 này, công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng, giúp giảm gánh nặng cho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụng thiết thực.
- Thưa quý vị! Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số, AI sẽ là công nghệ cốt lõi cùng với các công nghệ số khác, cho phép Việt Nam thực hiện được công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
- Thời gian qua, AI phát triển nhanh nhờ tính ứng dụng trong lĩnh vực đời sống. Và cũng xuất phát từ đó, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược Quốc gia về Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Xiết chặt quản lý hoạt động của các mạng xã hội - Người dùng phải chia sẻ thông tin có trách nhiệm (24/07/2021)

Tung tin giật gân, tin giả về dịch bệnh Covid-19 đang được các đơn vị chức năng ví như một “bệnh dịch” cần phải tăng cường xử lý, để hạn chế sự lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận. Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc Công ty Net Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - nhấn mạnh: "Những tin tức được chia sẻ trên mạng xã hội rất nhiều và từ nhiều nguồn khác nhau, trong số đó có không ít tin giả và tin xấu về dịch bệnh, nhằm gây sự chú ý của mọi người. Với tốc độ lan truyền của mạng xã hội, thì nếu người dân không tỉnh táo và không phân biệt được thật - giả, thì những tin đó có thể tác động rất tiêu cực đến công tác phòng chống dịch Covid-19". Chương trình sẽ gợi ý một số cách phân biệt tin thật – tin giả trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, người sử dụng các mạng xã hội cũng cần thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hạn chế lan truyền những thông tin sai sự thật.

Việt Nam thuộc Top 25 quốc gia an toàn, an ninh mạng - Nền tảng chuyển đổi số quốc gia có thực sự vững chắc? (17/07/2021)

Dịch Covid-19 khiến nhiều nơi phải giãn cách xã hội, nhiều cửa hàng ăn uống chuyển sang bán hàng đem về… song lại giúp cho nhiều ứng dụng trên điện thoại tăng trưởng nhanh chóng, nâng cao số lượng người sử dụng, góp phần chuyển đổi số nhanh hơn. Mới đây, Tổ chức Viễn thông quốc tế công bố báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu cho thấy, Việt Nam đã vươn lên, xếp trong Top 25 quốc gia an toàn, an ninh mạng trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng cho rằng, những thách thức đặt ra khi ứng dụng công nghệ số lại chính là vấn đề bảo mật, an toàn thông tin của mỗi cá nhân khi sử dụng công nghệ số, bởi tội phạm mạng rất tinh vi, tấn công không để lại dấu vết. Vậy đâu là những giải pháp góp phần bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho người sử dụng trong quá trình chuyển đổi số?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-07h55 Theo dòng TS
08h50-8h55 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: