logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Khoá học mùa hè - hiểu thế nào cho đúng để tổ chức và tham gia hiệu quả? (22/6/2023)

Nghỉ hè là khoảng thời gian nhiều học sinh, đặc biệt là trẻ em yêu thích, mong đợi. Thế nhưng, nghỉ hè cũng là khoảng thời gian nhiều phụ huynh loay hoay, chật vật: để các em tự do sinh hoạt thì có thể nảy sinh tiêu cực, thậm chí hậu quả khôn lường, còn nếu quá để tâm đến các con, công việc lại bị ảnh hưởng. Nắm bắt tâm lý đó, rất nhiều khoá học mùa hè dành cho học sinh, trẻ em đã ra đời – chủ yếu do các công ty tổ chức sự kiện thực hiện và thu phí. Mục đích, mục tiêu là tốt, nhưng thực tế cũng đã bộc lộ những mặt chưa được. Bà Lê Quỳnh Lan – Quản lý tác động chương trình và đối tác, Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam với nhiều hoạt động uy tín toàn cầu vì trẻ em cùng bàn luận câu chuyện này.

Phát huy truyền thống vẻ vang, hướng tới 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/2023)

Nền báo chí cách mạng Việt Nam khởi đầu từ ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Báo Thanh Niên (ngày 21-6-1925), cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trải qua 98 năm, báo chí đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Bối cảnh mới về xây dựng nền báo chí, truyền thông, chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại yêu cầu đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với báo chí và đội ngũ những người làm báo Việt Nam. Đặc biệt chỉ còn 2 năm nữa, năm 2025 đánh dấu mốc kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị - nghề nghiệp đặc biệt của báo chí và những người làm báo, đồng thời đặt ra cơ hội và thách thức mới đối với báo chí cách mạng Việt Nam. Cùng bàn luận chủ đề này với khách mời là Nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân

Xếp hàng xuyên đêm để giành suất vào lớp 1: Ám ảnh quá tải trường học (19/6/2023)

“Sức nóng” của kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội chưa kịp “hạ nhiệt”, thì tuyển sinh lớp 1 lại được hâm nóng sau sự việc hàng trăm phụ huynh ngồi xếp hàng 12 tiếng xuyên đêm, trong thời tiết oi bức, rồi chen lấn để nộp hồ sơ cho con vào một trường chất lượng cao ở quận Hà Đông. Việc xếp hàng xin học không phải hi hữu ở Hà Nội, bởi những năm trước đã có tình trạng này tại nhiều trường từ mầm non đến Tiểu học Thực nghiệm. Hiện tượng này cho thấy ngoài câu chuyện áp lực cơ sở vật chất trường học trong bối cảnh dân số tăng nhanh ở Hà Nội hiện nay, còn có phần từ mong muốn chủ quan từ phía phụ huynh. PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, nhà sáng lập Toán tư duy PoMath và là người được Tạp chí Forbes vinh danh là 1 trong 50 Phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Giá sách giáo khoa mới tăng gấp 2-3 lần: Cần kiểm soát cách nào (15/6/2023)

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố giá SGK mới của lớp 4, lớp 8 và lớp 11 ở hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Công ty cổ phần đầu tư và xuất bản giáo dục Việt Nam (VEPIC) cũng đã có giá bộ Cánh diều. Đây là 3 bộ sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt sau khi thẩm định, làm cơ sở để các trường học lựa chọn, giảng dạy từ năm học 2023-2024. Mỗi bộ SGK lớp 4, 8, 11 chương trình phổ thông mới áp dụng từ năm học 2023-2024 có giá 250.000 đến 390.000 đồng, cao hơn 2-3 lần so với bộ đang sử dụng. Câu chuyện giá SGK tăng cao là tâm điểm của dư luận suốt từ khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, không chỉ ở mỗi gia đình, mà còn làm “nóng” cả nghị trường Quốc hội. Hàng loạt các câu hỏi được các đại biểu QH nêu ra – chất vấn các vị trưởng ngành Tài chính và Giáo dục – đào tạo như: tại sao giá SGK mới cao đột biến? Tại sao chưa đưa mặt hàng này vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá? Giải pháp giúp ổn định lâu dài? cùng với đó là những băn khoăn về trợ giá SGK cho học sinh ở các vùng khó khăn. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương, Uỷ viên Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng vẫn phải đóng vai trò chính! (14/6/2023)

Nửa đầu năm nay, nước ta đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm , trong đó phải kể đến một số vụ việc nghiêm trọng như ngộ độc Botulium do ăn mắm, bánh mỳ chả nhiễm khuẩn tại TP HCM khiến 1 người tử vong, 5 người phải nhập viện thở máy. Sau khi ăn cá chép muối chua, 10 người tại Quảng Nam cũng bị ngộ độc Botulium khiến 1 người tử vong, những người còn lại phải sử dụng thuốc giải độc đắt đỏ từ nguồn viện trợ của Tổ chức Y tế thế giới. Bên cạnh đó, cả nước cũng liên tục ghi nhận các vụ ngộ độc rượu, ngộ độc nấm rừng hay ngộ độc do ăn uống tập thể.... ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân.
Chưa bao giờ, cụm từ an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở thành mối quan tâm hàng đầu như hiện nay khi những vụ việc ngộ độc thực phẩm tại khắp các địa phương trở nên ngày càng phổ biến. Vậy có giải pháp nào để người dân có thể tiếp cận thực phẩm an toàn, tránh các nguy cơ ngộ độc, nhất là trong mùa hè, mùa mưa bão hiện nay? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này với khách mời là TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Đất lành chim đậu! (13/06/2023)

Một vùng đất hoang… nay trở thành khu rừng xanh tràn sức sống, nơi trú ngụ của 40 loài chim hoang dã.
Những đàn chim tan tác trước họng súng của kẻ đi săn, giờ tìm được “tổ ấm” bình yên. Tổ ấm ấy được tạo dựng bởi lòng nhân ái của một phụ nữ bình thường nhưng đầy ắp tình yêu thiên nhiên. Bà quan niệm: Mỗi sinh vật đều có nhu cầu được sống!
Bà là Vũ Thị Khiêm, 82 tuổi, chủ khu rừng rộng 7 ha ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Hành trình gần 70 năm trồng rừng, giữ rừng, nuôi dưỡng đàn chim của người phụ nữ ấy có mồ hôi, nước mắt và không ít hiểm nguy.
Nhưng: Nỗi bất hạnh của sống riêng không khiến bà gục ngã. Hàng triệu USD trả cho khu rừng bà cũng không đánh đổi.
Sự “chân thành, nhẫn nại” của bà Khiêm đã “lay động” cộng đồng và chính quyền địa phương. Họ đã cùng nhau tạo nên một “tấm khiên” bảo vệ đàn chim và khu rừng.
Để rồi qua bao mùa, nơi đàn chim làm tổ luôn bình yên và xanh thẫm...!

Nhìn lại kỳ thi lớp 10 THPT công lập: Căng thẳng hơn vì phân biệt công - tư (12/6/2023)

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác đã kết thúc trong tháng 6. Riêng tại thủ đô Hà Nội, khép lại 1 mùa thi căng thẳng kỉ lục với tỉ lệ đỗ chỉ 55,7% trong số hơn 100 nghìn thí sinh dự tuyển. Nhìn lại diễn biến của kỳ thi vào lớp 10 tại tất cả các địa phương, điều đọng lại đối với nhiều thí sinh, phụ huynh đó là một kỳ thi quá căng thẳng và áp lực. Điều này khiến dư luận không ngừng đặt câu hỏi: Vì sao một kỳ thi chuyển cấp đã được tổ chức từ vài chục năm nay lại trở nên quá căng thẳng và áp lực như vậy trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn? Liệu có giải pháp nào giảm bớt căng thẳng và áp lực trong kỳ thi này đối với học sinh và phụ huynh hay không?

Rút Bao hiểm xã hội 1 lần, đừng vì cái lợi trước mắt để hại lâu dài (08/6/2023)

Những ngày qua, nghị trường Quốc hội lại nóng lên với câu chuyện “Rút bảo hiểm xã hội 1 lần”. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, trước năm 2019, số lao động rút bảo hiểm xã hội bình quân mỗi năm 500.000 người, nay đã lên tới 900.000 người. Người rời đi tương đương với số tham gia trở lại khiến nguy cơ hiện hữu là tương lai ngân sách nhà nước sẽ phải chi trợ cấp xã hội nhiều hơn cho những người già không có chế độ hưu trí. Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi gần đây được đưa ra lấy ý kiến nhân dân và các bộ ngành, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định không hạn chế rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng đề xuất những phương án khác nhau nhằm khuyến khích người lao động lựa chọn tham gia hoặc bảo lưu thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Những giải pháp này liệu có ngăn được “làn sóng” rút BHXH một lần luôn “nóng” trong những năm qua?

Nên hiểu thế nào về con số sinh viên ra trường có việc làm “đạt 100%” mà nhiều trường vừa công bố? (7/6/2023)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư 10 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học (sửa đổi, bổ sung thông tư cũ), sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 13-6 tới. Trong đó có quy định các trường đại học phải công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm hai năm gần nhất trong đề án tuyển sinh.
Điều đáng nói là nhiều trường đại học công bố tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao ngất ngưởng, có trường tỉ lệ này lên đến 100% tất cả các ngành. Liệu con số này có ảo không khi thực tế 2 năm qua các doanh nghiệp rất khó khăn, nhu cầu tuyển dụng không nhiều. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Lê Đông Phương – Nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Căng thẳng "cuộc đua" vào lớp 10, cách nào giảm áp lực? (6/6/2023)

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 đang diễn ra trên cả nước với nhiều áp lực chẳng khác gì thi đại học. Riêng tại các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, kỳ thi vào lớp 10 diễn ra hôm nay và ngày mai (6 và 7/6). Còn tại Hà Nội, ngày 10 và 11/6 sẽ diễn ra kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập. Kỳ thi vào lớp 10 luôn được xem là kỳ thi căng thẳng, ám ảnh bậc nhất với học sinh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Năm nay, tình hình càng căng thẳng hơn khi “cánh cửa” vào lớp 10 thêm phần chật hẹp. Khác với các kỳ thi học sinh giỏi hay kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh chỉ cần đạt mức điểm nhất định. Còn với kỳ thi lớp 10, chỉ tiêu đưa ra chỉ có vậy, số học sinh trượt sẽ từng đó. Em này đỗ thì em kia trượt - cuộc vui này không dành cho tất cả.
Theo định hướng phân luồng, các em không đỗ vào trường công lập sẽ phải tìm những lối đi khác như học tư thục, giáo dục thường xuyên, học nghề... Nhưng với những gia đình khó khăn không thể theo học trường tư thì việc giành 1 ghế ở lớp 10 công lập được xem là cuộc chiến “mất” hoặc “còn”. Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền – Hệ thống giáo dục Học mãi cùng bàn luận câu chuyện này.

Cắt điện và tiết kiệm điện thế nào cho hợp lý, khoa học trong bối cảnh nắng nóng gay gắt hiện nay? (05/6/2023)

Những ngày qua, nắng nóng gay gắt cùng với lịch cắt điện luân phiên trên diện rộng đã khiến cuộc sống người dân nhiều nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề không mới nhưng lại đặt ra đầy bức thiết lúc này là nên cắt điện và có các giải pháp tiết kiệm điện ra sao cho hợp lí, khoa học... trong bối cảnh thiếu điện gay gắt hiện nay?

Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: Không chỉ là giảm gánh nặng, tránh tốn kém (2/6/2023)

Mới đây, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề xuất: Bỏ quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử. Thực tế, hiện nay, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thực sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp dẫn tới không đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của việc thăng hạng.
Bộ Nội vụ cũng cho biết, với số lượng viên chức rất lớn (khoảng hơn 1,8 triệu người) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề ở các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm gây tốn kém kinh phí; cá biệt một số nơi xảy ra vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi. Chính vì vậy đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nhận được sự quan tâm, đồng tình của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và của các bộ, ngành, địa phương. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ,

Làm thế nào để trẻ có kỳ nghỉ vui khoẻ - an toàn? (1/6/2023)

Học sinh cả nước vừa chính thức nghỉ hè được vài ngày thì đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm. Cụ thể, chiều ngày 27/5, hai anh em sinh đôi 14 tuổi ở tỉnh Vĩnh Long đi bắt cá ven bờ và đuối nước khi tắm sông. Chiều ngày 28/5, 3 chị em gái ở Đồng Tháp xuống rạch Bà Dư tắm, bị nước cuốn trôi ra ngoài. Trước đó, ngày 20/5, trong một chuyến trải nghiệm dã ngoại tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định, có 2 người đuối nước (một phụ huynh một học sinh). Làm thế nào để trẻ có kỳ nghỉ hè vui khoẻ, bổ ích và an toàn là trăn trở của hầu hết các phụ huynh có con nhỏ mỗi khi hè về. Tiến sĩ Lê Thị Thanh Thuỷ, Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Cao điểm mùa du lịch, nguy hiểm du lịch tự phát và những điều cần lưu ý (30/5/2023)

Thời điểm này, các em học sinh cấp 1, cấp 2 đã bắt đầu được nghỉ hè, cũng là thời điểm nắng nóng đỉnh điểm. Vì vậy đây là mùa du lịch cao điểm, các điểm đến ưa thích thường được chọn trong hè là đi biển, du lịch sông, suối… Những năm gần đây, một số người dân, đặc biệt là giới trẻ thường lựa chọn những thác nước, đầm, hồ có phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, hiểm trở làm điểm vui chơi, giải trí. Những điểm du lịch tự phát này mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho ngành du lịch tại các địa phương nhằm khai thác tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên, kèm theo đó là nhiều nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn thương tích và đuối nước từ những điểm du lịch tự phát. Những nguy cơ khi du lịch tự phát, du lịch khám phá và cần lưu ý gì khi đi du lịch trong mùa cao điểm này?

Bài toán quy hoạch vỉa hè ở Việt Nam - nhìn từ việc Hà Nội loay hoay giành, giữ vỉa hè cho người đi bộ (29/5/2023)

Hết lập rào chắn bằng xích sắt, đến chồng đá ngăn xe lên vỉa hè … chính quyền các cấp ở thủ đô Hà Nội đang nỗ lực giành lại và giữ vỉa hè cho người đi bộ - vì một Thủ đô văn hiến, văn minh. Tuy nhiên, nhiều giải pháp thời gian qua đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Đáng nói, đây là tình trạng chung ở các thành phố lớn. Cách thức nào hiệu quả để Hà Nội nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước thực sự có vỉa hè - không chỉ thể hiện nhận thức và lối sống văn minh, hiện đại của mỗi công dân mà còn đạt lợi nhuận từ các hoạt động kinh tế, văn hoá, du lịch chính tại vỉa hè ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Kiến trúc sư Trần Minh Tùng – Đại học xây dựng Hà Nội - tác giả mới đạt Giải A duy nhất từ Hội đồng Lý luận Trung ương cho công trình nghiên cứu “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi”

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: