Những ngày này, đồng bào cả nước hướng về Đền Hùng, trên vùng đất cổ Phong Châu, để tướng nhớ các Vua
Hùng, cội nguồn của dân tộc với niềm thành kính và tự hào. Tưởng nhớ các
Vua Hùng là biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn và từ đó phát huy truyền
thống đoàn kết của dân tộc. Nếu coi tín ngưỡng là nét văn hoá truyền thống
của dân tộc thì tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nét văn hoá độc đáo, thể
hiện sâu đậm nhất quan niệm sống, cách đối nhân xử thế của con người
Việt Nam. Tính độc đáo tiêu biểu trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”
được UNESCO vinh danh nằm ở chính tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Việc coi quốc gia – dân tộc như một “gia đình lớn”, lấy
khuôn phép ứng xử gia đình, gia tộc để tạo thành khuôn khổ ứng xử của xã hội giúp thông nhất một hệ ý thức Việt Nam là điều không phải quốc gia nào cũng có. Vậy làm thế nào để bảo tồn và phát huy nét đẹp này cho muôn đời sau, khi mà cuộc sống với nhiều thách thức về vật chất, đôi khi vẫn làm lu mơ đi những giá trị nhân văn cao cả. Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, nhà nghiên cứu văn hoá, PGS TS Đinh Hồng Hải –
Khoa Nhân học, Trường ĐH KHXH và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận nội dung này.
Mới đây, Bộ Y tế đã ký ban hành công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường truyền thông tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha. Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng đặc biệt trong đối tượng học sinh. Nhiều trường hợp các em học sinh phải cấp cứu vì bị ngộ độc nicotine và các dung dịch có trong các sản phẩm này. Điều đáng nói là các sản phẩm này hiện nay chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Vì sao thuốc lá điện tử vẫn “hút” giới trẻ? Cấm thuốc lá điện tử liệu có cần thiết và khả thi? Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh,
Trưởng khoa Thăm dò và phục hồi chức năng, Thư ký Ban chỉ đạo phòng chống thuốc lá, Bệnh viện Phổi Trung Ương cùng bàn luận câu chuyện này.
Còn vài ngày nữa sẽ bước vào kỳ nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài, nhiều hoạt động văn hóa, du lịch thu hút hàng triệu du khách đang được các địa phương sẵn sàng khởi động. Tuy nhiên, trong bối cảnh gia tăng số ca mắc covid-19 mới những ngày qua, người dân, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, các địa phương cần nâng cao ý thức phòng chống dịch, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch mà ngành Y tế khuyến cáo . Sau hơn 3 năm dịch bệnh Covid 19 xâm nhập, dù người dân đã có kinh nghiệm khá tốt về phòng, chống Covid 19, song để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới có thể bùng phát sau kỳ nghỉ lễ, người dân và mỗi địa phương cần phòng dịch như thế nào trong giai đoạn này? Những kịch bản ứng phó nào cần đặt ra sau dịp nghỉ lễ?
Theo ghi nhận từ Cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 vừa qua đã ghi nhận gần 13.000 trường hợp
lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Lợi dụng môi trường “ẩn - ảo” trên không gian mạng, nhiều chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tinh vi đã được kẻ xấu dựng nên để
“bẫy” những người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết về công nghệ…Đặc biệt với sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), những vụ mạo danh lừa đảo trên không gian mạng ngày càng khó bị phát hiện.
Cần làm gì để nhận biết những hành vi lừa đảo công nghệ cao
đang nở rộ trên không gian mạng như hiện nay? Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc như thể nào để ngăn chặn tình trạng này? Ông Nguyễn Bình Minh – Ủy viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Lần đầu tiên, trụ sở UBND TP. HCM ở số 86 Lê Thánh Tôn, quận 1, sẽ mở cửa đón người dân và du khách tới tham quan trong dịp nghỉ lễ 30-4. Thông tin ngay lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao tới giờ, quyết định này mới được triển khai? Công chúng sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu gì về di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia có tuổi đời 114 năm này? Sự kiện này có ý nghĩa ra sao? Sẽ mở ra góc nhìn, cách tiếp cận mới thế nào về việc xây dựng hình ảnh chính quyền đô thị thân thiện, cởi mở, gần gũi với nhân dân?
Bạo lực học đường là chuyện không mới, năm nào cũng xảy ra
nhiều sự việc học sinh đánh nhau. Có em bị đánh đến mức chấn thương sọ não, có em bị lột đồ, bị ép quỳ, thậm chí có em bị bạn dùng dao đâm tử vong... Đó chỉ là những sự việc thấy được, đằng sau đó còn có những kiểu bạo lực tinh thần như tẩy chay, nói xấu, đe dọa... gây áp lực rất lớn cho học sinh. Theo số liệu được Bộ GD&ĐT đưa ra gần đây, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Tính trung bình có 5 vụ bạo lực/ngày. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì bạo lực học đường... Vì sao bạo lực học đường vẫn tiếp diễn? Làm sao để bảo vệ con trẻ trước nạn bạo lực học đường? PGS TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa các khoa học
giáo dục, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Khoa học
Tâm lý Giáo dục Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Những ngày gần đây, dư luận xã hội có nhiều phản ứng trái chiều về dự án trùng tu biệt thự có kiến trúc Pháp cổ ở số 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội với kinh phí hơn 14 tỷ đồng. Trước đó, đã có nhiều di tích, di sản ở nước ta bị tổn hại, thậm chí bị bức tử khi tôn tạo, trùng tu không đúng cách, khiến cho các di tích, di sản không còn giữ được tính nguyên trạng vốn có. Có thể kể tới dự án bê tông hóa đình Lương Xá – một ngôi đình cổ đã tồn tại hàng trăm năm ở xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội năm 2018. Thành nhà Mạc ở tỉnh Tuyên Quang bị ví như “lò gạch” sau khi trùng tu. Bia Quốc học Huế ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bị hư hỏng nặng. Hay việc đình Chèm - công trình kiến trúc cổ bậc nhất Việt Nam, được ví như “báu vật” 2.000 năm tuổi của Kinh thành Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều dấu hiệu bị biến dạng sau khi trùng tu… Vậy cần hiểu thế nào cho đúng về việc trùng tu di tích?
Trung bình mỗi năm, người Việt chi tới gần 120 nghìn tỷ đồng cho rượu bia và gần 50 nghìn tỷ đồng cho thuốc lá nhưng chỉ bỏ ra vài nghìn tỷ đồng cho sách, mà phần lớn lại là sách giáo khoa và sách tham khảo. Bình quân mỗi người dân nước ta chỉ đọc khoảng một cuốn sách trong 365 ngày. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao nhiều người dân nước ta lười đọc sách nhưng lại ham rượu bia, nhậu nhẹt? Phải chăng từ đây, xã hội gia tăng các hành vi bạo lực, lung lay nhiều giá trị đạo đức và văn hóa “rẻ tiền” có chiều hướng lên ngôi? Cần làm gì để thay đổi thực tế này?
Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân tại khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại đô thị vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án này được đánh giá là mang tới nhiều hy vọng để người dân có nhà ở với giá thành rẻ hơn, phù hợp với khả năng chi trả của họ.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để hiện thực hóa mục tiêu của Đề án là xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội và đưa những căn hộ này đến được đúng đối tượng? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng
Trong những ngày gần đây, số ca mắc mới Covid-19 trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh miền Bắc liên tục gia tăng với mức trung bình vài chục ca/ngày. Hầu hết số ca ghi nhận đều đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản và bổ sung, song với miễn dịch giảm dần theo thời gian, số ca nặng có thể tăng trong thời gian tới.
Trước tình hình này, Bộ Y tế có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đôn đốc, tăng cường công tác phòng chống dịch. Bên cạnh Covid 19, nhiều bệnh dịch giao mùa cũng ghi nhận số ca mắc tăng cao như thủy đậu, sốt xuất huyết, tay chân miệng… Vậy người dân cần lưu ý các triệu chứng, nguy cơ cũng như cần tuân thủ những khuyến cáo gì để bệnh không tiến triển nặng? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội
Cùng với Facebook, YouTube, Zalo thì Tik Tok là mạng xã hội phổ biến nhất tại nước ta với khoảng 50 triệu người sử dụng. Vậy nhưng gần đây, trên TikTok ngày càng xuất hiện nhiều nội dung xấu độc, phản cảm, các thông tin sai sự thật, mê tín dị đoan. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động của mạng xã hội này vào tháng 5 tới. Vậy cần siết chặt quản lí TikTok tại Việt Nam như thế nào? Có cần thiết cấm hoàn toàn ứng dụng này như một số quốc gia đã thực hiện? Nếu không kịp thời chấn chỉnh, TikTok có thể gây ảnh hưởng và nguy hại ra sao đến đời sống văn hóa xã hội, đặc biệt với giới trẻ nước ta?
Lý giải “Game online là loại hình giải trí đã và đang mang lại doanh thu lớn, mức lợi nhuận cao so với các loại hình kinh doanh khác và sẽ còn thu hút người dân ở mọi độ tuổi tham gia, với doanh thu dự kiến ngày càng lớn”, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung loại hình “game online vào diện đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”. Trong bối cảnh hoạt động trực tuyến ngày càng phổ biến, đề xuất này nhận được sự quan tâm
của dư luận - với các quan điểm trái chiều. Ông Bùi Quý Phong – Phó Viện trưởng Viện Quản trị số Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Vài năm trở lại đây, web drama không còn là khái niệm quá xa lạ với khán giả nữa. Tại châu Á, web drama rất phát triển ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Còn ở Việt Nam nhiều công ty truyền thông giải trí cũng đã đầu tư sản xuất web drama. Đáng nói là thời gian qua, tình trạng phim ngắn có nội dung độc hại xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội. Nội dung ngoại tình, đánh ghen, cuộc đời gái mại dâm, sugar baby… đang xuất hiện tràn lan trên Facebook, TikTok. Thậm chí còn có video hướng dẫn làm sugar baby. Điều đáng lo hơn là những video đang tiếp cận hàng triệu người dùng mạng xã hội hàng ngày, trong đó có những đối tượng là trẻ em, vị thành niên, thanh niên. Trong khi đó, những web drama này không chịu sự giám sát về kịch bản, nội dung, sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước.
Ca sĩ Lê Tâm với “Giấc mơ Trịnh” tại Nhà hát Lớn Hà Nội
- Tổng hợp sự kiện văn hoá trong tuần
- Hiệu kính mắt Lim Kay Khee tại Singapore - nơi duy nhất làm kính với hình dạng theo yêu cầu