logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: nhìn lại năm 2022 và phương hướng năm 2023 (25/12/2022)

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là nội dung chính của Nghị quyết số 02 hàng năm của Chính phủ. Nhưng đây không chỉ là yêu cầu thường trực, mà càng là đòi hỏi quan trọng trong bối cảnh thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế hiện nay. Nhìn lại kết quả triển khai Nghị quyết số 02 năm 2022 và nhìn nhận phương hướng mới đặt ra trong năm mới, từ đó góp ý giải pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này. Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:
- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP: Động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn (18/12/2022)

Xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP là một chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, ngày 01/08/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 919/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025 với nhiều mục tiêu cao hơn giai đoạn trước. Theo đó, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã. Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Vậy giải pháp nào để Chương trình OCOP tiếp tục trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở khu vực nông thôn? Đây là nội dung sẽ được bàn luận và phân tích trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu các khách mời tham gia chương trình: - Ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng Ban Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cấp bách bảo tồn biển cho phát triển kinh tế biển xanh (11/12/2022)


Thưa quý vị, Thời gian qua, công tác bảo tồn biển đã đạt được những kết quả quan trọng song đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Hiện, nước ta mới chỉ thành lập được 11 trên tổng số 16 khu bảo tồn biển theo quy hoạch. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường biển, phá hủy đa dạng sinh học, cạn kiện tài nguyên biển cũng dần trở nên đáng báo động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Cần nhìn nhận thực trạng này như thế nào và cần giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn biển? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có chủ đề: “Cấp bách bảo tồn biển cho phát triển kinh tế biển xanh”. Trân trọng giới thiệu các khách mời tham gia chương trình: 1. Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. 2. PGS - TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam, chuyên gia về biển.

2022 – Một năm tăng tốc chuyển đổi số Quốc gia (04/12/2022)

Công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến ngày càng tích cực: Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên có tên trên bản đồ số toàn cầu; 2021 - Việt Nam có Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia; 2022 - Việt Nam tổ chức Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với nhiều hoạt động... Chuyển đổi số đang dần “ngấm” vào từng người dân, qua nhiều cách thức khác nhau. Vai trò của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp số đã và đang thể hiện ngày càng rõ nét trong công cuộc này. Nói vậy không có nghĩa chặng đường tiến tới Chính phủ số-Kinh tế số-Xã hội số Việt Nam chỉ toàn những điều thuận lợi. Tăng tốc chuyển đổi số trong bối cảnh kinh tế mới sẽ có nhiều thách thức, cần nỗ lực của mọi thành phần. Hãy cùng nhìn lại một năm chuyển đổi số quốc gia – 2022, cùng nhận diện những thách thức trong chặng đường mới, với hai vị khách mời, đó là ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và ông Lê Hùng Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn chuyển đổi số FPT (FPT Digital)

Cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư cho tăng trưởng “xanh” ở Việt Nam (27/11/2022)

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt đề ra mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Quan điểm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới là “phát triển nhanh và bền vững”, đồng thời “phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu”.
Cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP 26 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ ban hành ngày 30/1/2022 cũng khẳng định quyết tâm phát triển một “nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững”.
Tại các diễn đàn được tổ chức gần đây, các chuyên gia khẳng định, việc tăng cường đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam đang là yêu cầu đặt ra cấp bách. Cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp trong công tác này. Nếu nền kinh tế chậm “xanh hóa” các ngành hàng, nếu các doanh nghiệp chậm “chuyển đổi xanh” từ mô hình hoạt động đến quy trình sản xuất, đầu tư, thương mại, nước ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác và phát triển.
Cùng bàn luận về chủ đề “Cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư cho tăng trưởng “xanh” ở Việt Nam”:
- Ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
- Bà Trần Minh Huế, Vụ Khoa học Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phát triển rừng đa giá trị - xây dựng ngành lâm nghiệp xanh, bền vững (20/11/2022)

Thưa quý vị và các bạn! Lâm nghiệp hiện ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; giữ vững và đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường. Rừng mang lại nhiều giá trị to lớn cho con người và môi trường từ việc trồng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, dịch vụ môi trường rừng và phát triển du lịch bền vững gắn với rừng. Rừng tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho hàng triệu người dân sống gần rừng và lao động trong ngành lâm nghiệp; giúp bảo vệ môi trường sinh thái, hấp thụ lớn lượng các bon cũng như giảm tác động của mưa lũ, thiên tai… Để phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội lớn cho người dân và đất nước thì việc phát triển đa giá trị của rừng cần được chú trọng đầu tư một cách bài bản, lâu dài. Chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay bàn về nội dung này với chủ đề: “Phát triển rừng đa giá trị, xây dựng ngành lâm nghiệp xanh, bền vững”. Xin trân trọng giới thiệu các khách mời tham gia chương trình:
- Ông Đoàn Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, Tổng cục Lâm nghiệp.
- TS Trần Lâm Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo (13/11/2022)

Qua 7 năm triển khai, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực. Các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ. Nhiều đặc sản vùng, miền như: xoài Sơn La, sâm Ngọc Linh, bơ sáp Đắk Lắk, cá hồi Sa Pa, rượu sim Phú Quốc,… đã được doanh nghiệp thu mua và mở đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy vậy, để thu hút cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ hàng hóa, phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, thì rất cần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương, tăng cường hỗ trợ thương mại điện tử, mở rộng các kênh bán hàng online tại địa phương. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi, phát triển kinh tế biển (06/11/2022)

Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, Thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng, hoạt động trải rộng từ những vùng ven biển đến các hải đảo xa xôi. Không chỉ hoạt động nghề cá, ngư dân chính là lực lượng không thể thay thế trong thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển. Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc vì thế không thể thiếu vai trò của các lực lượng chức năng trên biển. Đây cũng là nội dung của Diễn đàn Chủ nhật với chủ đề “Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi, phát triển kinh tế biển”, với các vị khách mời là: Chuẩn đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Chính uỷ BTL Vùng 5 Hải quân và Đại tá Lê Huy, Phó Chủ nhiệm chính trị BTL Cảnh sát biển Việt Nam

Chuyển đổi số Quốc gia – Vai trò của doanh nghiệp số (30/10/2022)

Công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến ngày càng tích cực: Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên có tên trong bản đồ số toàn cầu; 2021 - Việt Nam có Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia; 2022 - Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với nhiều hoạt động... Quan trọng hơn, chuyển đổi số đang dần hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống, “ngấm” tới đa số người dân, qua nhiều cách thức khác nhau. Trong tiến trình này, vai trò của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp số ngày càng quan trọng. Cụ thể, vai trò đó đã và đang được thể hiện như thế nào; sắp tới cần thể hiện ra sao và doanh nghiệp cần được hỗ trợ như thế nào để khẳng định vị thế trong nỗ lực chung – xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số Việt Nam? Ông Nguyễn Trọng Đường – Chuyên gia Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông; và ông Đoàn Đại Phong – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp, Tập đoàn Viettel (Viettel Solusions) cùng bàn luận:

Kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân-nhanh chóng tháo gỡ thẻ vàng của EC (23/10/2022)

Ngày 23/10/2017 Ủy ban Châu Âu EC cảnh báo thẻ vàng với thủy sản của Việt Nam. Tròn 5 năm, sau khi EC ra cảnh báo, xuất khẩu thủy sản khai thác của nước ta liên tục giảm. Để tháo gỡ thẻ vàng của EC, năm 2017, Luật Thủy sản 2017 sửa đổi chính thức được ban hành, cùng với đó là hàng loạt nỗ lực khác nhau dựa trên yêu cầu của EC để nhằm gỡ thẻ vàng IUU. Nhiều tỉnh thành đồng loạt triển khai các giải pháp đồng bộ, trọng tâm là thực hiện 4 nhóm khuyến nghị của EC. Các cuộc thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền và xử phạt thường xuyên đã có kết quả . Tuy nhiên, qua đợt kiểm tra của Bộ NN&PTNT mới đây cho thấy còn một số tồn tại như: Số tàu cá vi phạm khai thác tại vùng biển nước ngoài vẫn còn, công tác quản lý tàu cá còn nhiều bất cập, thiếu đăng kiểm giấy phép khai thác, nhật ký khai thác mới đạt được 45% so với yêu cầu. Hiện Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) đến Việt Nam kiểm tra, đánh giá việc thực thi các khuyến nghị liên quan đến cảnh báo “thẻ vàng” IUU. Theo chương trình, đoàn sẽ kiểm tra thực tế rất gắt gao tại các địa phương …Kết quả cuộc làm việc này sẽ quyết định việc Việt Nam có được gỡ thẻ vàng hay không. Phải rà soát lại công tác quản lý theo dõi tàu cá, kiểm soát tàu cá ra vào cảng chặt chẽ hơn, kiểm soát sản lượng liên bến, rà soát hồ sơ truy xuất nguồn gốc, công tác xác nhận, chứng nhận sản phẩm là những yêu cầu cần phải thực hiện ngay. Đây cũng là nội dung bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “ Kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân-nhanh chóng tháo gỡ thẻ vàng của EC”. Xin giới thiệu khách mời tham gia chương trình 1. Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT 2. Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi Cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Bình Định

Nâng tầm và phát huy các giá trị sản phẩm OCOP (16/10/2022)

Triển khai trong thời gian ngắn (2018 - nay), chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm gọi tắt là OCOP” đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến tháng 8/2022, cả nước đã có hơn 8.400 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên; trong đó, có 0,2% sản phẩm đánh giá đạt 5 sao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn làm quà tặng cấp quốc gia.
Sau rất nhiều nỗ lực, các sản phẩm OCOP đã tạo vị thế khác biệt và nổi trội cho nông sản trong cả nước, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Từ đó trở thành động lực của chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới hiện nay. Nhưng để định danh và định vị được giá trị sản phẩm OCOP, cần nhiều hơn những giải pháp quan tâm từ các cấp, ngành, chính quyền và đặc biệt từ bản thân mỗi chủ thể OCOP.
Khách mời tham gia chương trình: chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo

Doanh nhân Việt Nam – Bản lĩnh trong gian khó (09/10/2022)

Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành ngày 9/12/2011, về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, là nghị quyết đầu tiên và riêng về đội ngũ doanh nhân. Trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và của bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân. Trên thực tế, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã trở thành lực lượng chủ lực, động lực quan trọng, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm, ổn định đời sống của nhân dân. Tính đến 31/12/2021, Việt Nam đã có gần 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15.300 hợp tác xã phi nông nghiệp và 5,1 triệu hộ kinh doanh. Sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp, doanh nhân đang mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, tìm kiếm những cơ hội mới và thực hiện các giải pháp để biến những cơ hội đó thành hiện thực.
- “Doanh nhân Việt Nam – Bản lĩnh trong gian khó” – là chủ đề của Diễn đàn Chủ nhật, với sự tham gia của 2 vị khách mời là ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tăng tốc về đích: Những nhiệm vụ đặt ra quý cuối năm (02/10/2022)

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra hôm qua (01/9/2022), Bộ KHĐT đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của năm nay. Theo đó, phương án thấp là cả năm 2022 tăng trưởng GDP đạt 7,5%. Phương án cao, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 8%. Muốn vậy, tăng trưởng GDP quý cuối năm này phải đạt từ 7,5-8%.
“Tăng tốc về đích: Những nhiệm vụ đặt ra quý cuối năm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật (02/10/2022). Cùng tham gia bàn luận với chương trình là chuyên gia kinh tế. PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính và TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Nâng cao tính hiệu quả cho ngành nông nghiệp (25/09/2022)


Ngành nông nghiệp nước ta đã có bước chuyển biến đáng kể thời gian qua, đạt được những thành tựu quan trọng, tạo nền tảng ổn định để phát triển kinh tế. Tuy vậy, hàng hóa nông sản nhiều nơi vẫn gặp cảnh: “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”. Nguyên nhân chủ yếu là liên kết chuỗi còn yếu kém, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều... Trước những bất cập này, ngành nông nghiệp cần sớm đổi mới tư duy để hạn chế những yếu kém trong thực tại và tìm ra một hướng đi mới phù hợp với thực tiễn.
Hai vị khách mời tham gia chương trình:
Ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư.
TS Đặng Kim Sơn, Chuyên gia nông nghiệp.

Quyết định 1162- động lực phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo (18/09/2022)

Ngày 13 tháng 7 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1162/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021- 2025. Tiếp nối thành công của giai đoạn 5 năm trước, đây là chương trình đặc thù hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại của khu vực này với các vùng miền khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực này. Với sự chung sức đồng lòng của các bộ, ngành, bức tranh thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có nhiều khởi sắc, hàng năm giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng dần, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của từng địa phương đến với nhiều thị trường. Tại nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ. Điều này cũng cho thấy sự đinh hướng của Chính phủ đến với các cấp, các ngành địa phương đối với phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã phát huy tác dụng. Đây là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật phát trực tiếp với chủ đề: "Quyết định 1162- động lực phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn: Bà Trịnh Thị Thanh Thủy – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: