logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Lực đẩy để các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương được vận hành hiệu quả (15/07/23)

Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương là Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và mới đây nhất là Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Các Nghị quyết này là cơ sở pháp lý quan trọng, là đòn bẩy để các địa phương chủ động, tích cực, linh hoạt và năng động phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, làm nên đột phá, những cực tăng trưởng về kinh tế, xã hội của đất nước. Từ thành công của các Nghị quyết này cũng sẽ mở đường cho các cơ chế, chính sách có tính đột phá, vượt trội về sau. Khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển các địa phương nhưng để các cơ chế, chính sách đặc thù này được triển khai, vận hành với hiệu quả thông qua các sản phẩm cụ thể, cân đong đo đếm được, nhân dân được thụ hưởng thì cần có những lực đẩy nào, những yếu tố gì cần được kích hoạt để tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được mục tiêu đặt ra? Đây là chủ đề chúng tôi đề cập trong chương trình đối thoại hôm nay. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời. Tiến sỹ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.

Học ngành du lịch có cơ hội việc làm ở thị trường quốc tế như thế nào?

Trước đà khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch trong nước và quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ yêu thích công việc này. Lĩnh vực du lịch bao gồm nhiều công việc từ lữ hành, khách sạn, nhà hàng, đầu bếp, các dịch vụ du lịch khác nhau... tùy theo sở thích và khả năng của từng người để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Trước sự hội nhập toàn cầu sinh viên học về du lịch sẽ có cơ hội thực tế và làm việc tại các khách sạn, các hãng lữ hành, các tập đoàn nghỉ dưỡng lớn trong nước và quốc tế như thế nào?
- Khách mời: Bà Trịnh Thị Thu Hà - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.

Tư vấn luật bảo vệ môi trường năm 2020 liên quan đến ô nhiễm môi trường làng nghề (10/07/2023)

Theo thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng hơn 2000 làng nghề. Đa phần các làng nghề hiện nay phát triển đang theo hình thức tự phát, trang thiết bị thô sơ, chất thải từ những làng nghề này đa phần chưa qua xử lý nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất báo động. Thực trạng này tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống tại làng nghề và những khu vực xung quanh. Thực trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề hiện nay như thế nào? Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và những văn bản pháp luật liên quan có quy định cụ thể như thế nào về vấn đề này? Đây là nội dung chúng tôi sẽ giải đáp và bàn luận trong chương trình chuyên gia của bạn hôm nay với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường và Bà Bùi Thị An, Viện trưởng Viện tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng.

Tư vấn chữa bệnh theo phương pháp đông y nhờ sử dụng máy cứu ngải Khánh Thiện (13/7/2023)

Phương pháp cứu ngải (hay còn gọi là xông hơi ngải cứu) là một trong những liệu pháp điều trị bệnh hiệu quả của Đông y. Thuốc ngải cứu khi đốt nóng hơ ấm lên cơ thể, tạo cảm giác nóng dịu, đồng thời nhờ luồng khí thổi từ máy cứu giúp tinh dầu ngải ngấm sâu vào trong da, tác động đến huyệt tạo cảm giác thoải mái, hiệu quả trong phòng bệnh hay điều trị mọi chứng bệnh, đồng thời tỏa ra mùi thơm đặc trưng của ngải cứu. Lương y Trần Minh Thịnh ở Hội Đông y thành phố Hải Phòng sẽ tư vấn và hướng dẫn kỹ hơn cách dùng máy cứu ngải và thuốc ngải cứu chữa bệnh.

Lưu thông an toàn vào giờ tan tầm (12/7/2023)

Các bác tài thường truyền tai nhau câu nói: “Nhất chạng vạng, nhì rạng đông”, khung giờ tan tầm buổi chiều với rất nhiều xe cộ hối hả trên đường sẽ gây khó khăn thế nào với người lái xe? Rất mong lắng nghe kinh nghiệm từ các bác tài và quý vị thính giả

Các giải pháp tháo gỡ bài toán thiếu vắc xin (28/05/2023)

Thời gian gần đây, người dân trên địa bàn cả nước rơi vào tình trạng thiếu vắc xin khi đi tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Điển hình như thành phố Hồ Chí Minh, nhiều cơ sở tiêm chủng đều trong tình trạng thiếu vắc xin trầm trọng. Nhiều địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Thành phố Cần Thơ cũng đang thiếu vắc xin nghiêm trọng.

Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu- những thay đổi trong công tác ứng phó với dịch bệnh này ở nước ta (14/05/2023)

- Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu- những thay đổi trong công tác ứng phó với dịch bệnh covid-19 ở nước ta.
- Những giải pháp đưa ngành Răng hàm mặt Việt Nam vươn tầm quốc tế

Quan điểm “Ăn ngon chứ đừng ăn no” – Và chia sẻ của Chuyên gia về việc sử dụng thực phẩm trong thời hiện đại. (11/07/2023)

Có rất nhiều quan điểm về ăn uống, có người cho rằng “Ăn ngon chứ đừng ăn no” lại có người quan niệm "những thực phẩm chúng ta ăn hay uống vào cơ thể hàng ngày chính là yếu tố quyết định cơ thể chúng ta... và nhiều người lại nghĩ: Ăn ít nhưng thực phẩm đa dạng, sẽ khác với ăn nhiều, ăn no nhưng thực phẩm thiếu đa dạng ..v.v... Và quan niệm dân gian“Ăn gì bổ ấy” liệu có đúng ở góc độ khoa học? việc bồi bổ sức khỏe chủ động quan trọng như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này, mời quý vị và các bạn chúng ta cùng trò chuyện với Chuyên gia của chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay đó là Đại tá, Bác sỹ Nguyễn Lê.

Có xe rồi mới đi học bằng lái hay cứ học bằng trước rồi mua xe sau? (10/7/2023)

Thực tế cũng có nhiều người học bằng lái rồi để bằng đó, lâu lâu mới có dịp chạy thì nhát chân. Vậy có nên thi bằng lái trước để dự phòng rồi mua xe tính sau?

Ma túy thế hệ mới: Can thiệp, điều trị ngăn ngừa hiểm họa sức khỏe (09/07/2023)

- Ma túy thế hệ mới: Can thiệp, điều trị ngăn ngừa hiểm họa sức khỏe.
- Đắk Lắk: Cẩn trọng với bệnh viêm não Nhật Bản.

Chẩn đoán u tuyến giáp và phương pháp điều trị! (8/7/2023)

Dấu hiệu của u tuyến giáp thường khá mờ nhạt, không rõ ràng và đặc hiệu, chủ yếu u được phát hiện qua siêu âm, thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh vùng liên quan. Vậy làm thế nào để chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lý u tuyến giáp? Mới quý vị và các bạn cùng theo dõi nội dung của chương trình

Bệnh nhân COPD và chế độ điều trị không dùng thuốc (08/7/2023)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD mức trung bình và nặng, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 35. Cho đến nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và biết cách xử trí, bệnh nhân có thể được kiểm soát tình trạng bệnh, giảm triệu chứng, giảm số đợt cấp cần nhập viện. Để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này, từ lâu người ta sử dụng thuốc nam trị phổi tắc nghẽn rất hiệu quả và an toàn. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bệnh nhân mắc COPD cần làm gì để hạn chế nguy cơ biến chứng và có một chế độ điều trị không dùng thuốc. Đây là chủ đề mà chương trình “Tư vấn sức khỏe” muốn trao đổi cùng quý vị. Chuyên gia sức khỏe y học cổ truyền, rất nhiều kinh nghiệm chữa bệnh sử dụng thảo dược đã được chúng tôi mời tham gia tư vấn hôm nay là: Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải- Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình.

Học sinh thi vào 10 có những cơ hội học tập nào? (07/07/2023)

Sau khi Sở Giáo dục Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10, có khoảng 33.000 học sinh không đỗ nguyện vọng vào các trường công lập. Trong khi đó, không phải học sinh, gia đình nào cũng mong muốn hoặc có đủ điều kiện để con em theo học trường dân lập. Vậy với học sinh thi vào lớp 10 ngoài học tại các trường THPT công lập, dân lập, trường Quốc tế thì còn có những lựa chọn nào khác để có thể giảm áp lực cho học sinh và cả phụ huynh?
- Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội.

Nguy cơ dịch tay chân miệng chồng dịch sốt xuất huyết: Tăng cường các biện pháp phòng chống (02/07/2023)

Số ca tay chân miệng và sốt xuất huyết nhập viện tại TP HCM và các tỉnh miền Nam đang tăng nhanh. Ngành y tế nhận định TP HCM nguy cơ dịch chồng dịch, dẫn đến quá tải y tế, gây nhiễm trùng bệnh viện và lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân. Còn tại miền Bắc, năm nay, dịch bệnh sốt xuất huyết đến sớm hơn mọi năm. Ngay từ đầu tháng 5, tháng 6, Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai đã rải rác tiếp nhận bệnh nhân nhập viện. Đặc biệt, nhiều ca có dấu hiệu cảnh báo được cấp cứu và điều trị. Nhiều người bị sốt nhưng không đi khám, chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, máu đã bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ thấp mới nhập viện:

Thử thách lái xe mùa mưa trên đường đất đỏ Tây Nguyên (06/7/2023)

Vào mùa mưa ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, các bác tài lái xe trên các cung đường sẽ ít nhiều phải đối mặt với thử thách đường trơn trượt hay lún lầy sau những cơn mua, đặc biệt là ở những vùng đất đặc thù như khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Kinh nghiệm của các bác tài lái xe mùa mưa ở những cung đường Tây Nguyên, xin mời kết nối cùng BHĐX.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: