logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Vì sao phải tiết giảm bớt các thiết bị điện và triệt để tiết kiệm điện trong các thời gian cao điểm nắng nóng? (12/06/2023)

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc khiến nhu cầu tiêu dùng điện tăng cao đột biến, gây quá tải lưới điện dẫn đến mất điện. Khô hạn, thủy điện phát hạn chế dẫn đến thiếu điện cục bộ. Nhiều địa bàn của Hà Nội và khu vực miền Bắc đã bị sa thải phụ tải, cắt điện luân phiên. Một trong các giải pháp hữu hiệu được đưa ra chính là tiết giảm bớt các thiết bị điện và triệt để tiết kiệm điện trong các thời gian cao điểm nắng nóng này. Vì sao lại như vậy?
Ông Đặng Hải Dũng - Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương sẽ thông tin về vấn đề này; Đồng thời, tư vấn các biện pháp sử dụng điện đúng cách trong các thời gian cao điểm nắng nóng - theo dự báo sẽ còn nhiều đợt nắng nóng gay gắt diễn ra ở miền Bắc trong các tháng 6, 7 & 8 tới đây.

Covid 19 chuyển từ nhóm A sang nhóm B: Từ khẩn cấp sang dự phòng dài hạn có kiểm soát (11/06/2023)

- Covid 19 chuyển từ nhóm A sang nhóm B: Từ khẩn cấp sang dự phòng dài hạn có kiểm soát.
- Ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết tăng nhanh- nguy cơ dịch chồng dịch tại các tỉnh thành phía Nam.

Lưu ý bệnh phổ biến về da mùa nắng nóng! (10/6/2023)

Mùa nắng nóng khiến người dân mắc nhiều bệnh lý về da, vậy cần làm gì để bảo vệ làn da của mình? Khi bị sạm nám da do nắng nóng, có phương pháp nào điều trị hiệu quả? Mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung chương trình

Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và cải thiện rối loạn chức năng hô hấp (10/6/2023)

# Các chuyên gia nghiên cứu và bác sĩ chuyên khoa hô hấp từng cảnh báo, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là “sát thủ thầm lặng” bởi bệnh diễn tiến nhanh, nặng dần và để lại nhiều hệ lụy khôn lường và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những quốc gia có thu nhập thấp. Liệu chúng ta có giải pháp hỗ trợ điều trị COPD ổn định và cải thiện rối loạn chức năng hô hấp hay không?-Chuyên gia khách mời GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế tư vấn sức khỏe cùng một sản phẩm đồng hành là viên bổ phế Banikha.

Học nghề: Đi làm có mức lương bao nhiêu? (09/06/2023)

Có một thực tế nhiều doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng nhân lực đã qua đào tạo kĩ năng nghề ở lĩnh vực Kỹ thuật nhưng lại rất khó tuyển dụng. Vậy nguyên nhân do đâu? Nếu các bạn trẻ chọn học nghề về Kỹ thuật sẽ mở ra cơ hội việc làm như thế nào? Học nghề khi ra trường đi làm sẽ có mức lương bao nhiêu?
- Khách mời: Đại tá, Tiến sĩ Phạm Văn Hòa - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng.

Nông nghiệp tuần hoàn: Lựa chọn hay xu thế tất yếu? (11/06/2023)

Trong những năm gần đây, ở nước ta bắt đầu xuất hiện một số mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Điểm chung của các chuỗi kinh tế nông nghiệp tuần hoàn là tính bển vững, hạn chế tối đa việc khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm phát thải. Mặc dù đem lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường nhưng phải thừa nhận rằng, mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở nước ta vẫn đang ở mức còn rất khiêm tốn về quy mô và tốc độ phát triển; công nghệ thu gom, tái chế nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp hầu như chưa phát triển. Đứng trước áp lực về ô nhiễm môi trường sản xuất, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt; thách thức về thiên tai, dịch bệnh đòi hỏi ngành nông nghiệp phải tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Vậy, phát triển chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là một lựa chọn thuần tuý vì lợi ích kinh tế hay đây là xu thế của một nền nông nghiệp hiện đại, có quản trị chất lượng gắn với tăng trưởng xanh? Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ Nhật ngày 11/06 với chủ đề: “Nông nghiệp tuần hoàn: Lựa chọn hay xu thế tất yếu?”. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: - Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn). - PGS, TS Phạm Thị Vượng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ sinh học (Tập đoàn Quế Lâm).

Lái xe tải nặng đi trời mưa (08/6/2023)

Những cơn mưa đầu mùa là thử thách không chỉ với những bác tài mới, cả những tay lái lâu năm cũng hết sức thận trọng, đặc biệt cầm lái một chiếc tải nặng. Đi những đoạn đường trơn trượt, tốc độ, vào cua làm sao để kiểm soát tốt tay lái là nội dung sẽ có trong BHĐX tối nay.

Người mẹ của những đứa trẻ thiếu may mắn trong “ngôi nhà hạnh phúc”

# Hơn 28 năm qua, bà Phan Thị Phúc (ở số 24, ngõ 47 Nguyên Hồng, Ðống Ða, Hà Nội), miệt mài dạy múa, hát, miễn phí, dạy làm người cho những đứa trẻ khuyết tật dù bà đã ở tuổi 82. Tình nguyện là người thầy, người mẹ của những số phận bất hạnh. Hy sinh thầm lặng, cất giấu những ước muốn riêng tư, hàng ngày bà Phúc tiếp thêm động lực cho mỗi bước đi của những đứa trẻ khuyết tật. Không chỉ dạy múa hát, bà Phúc và các cộng sự của mình còn mở các lớp đào tạo nghề như may vá, sửa chữa điện dân dụng…). với mong muốn các em tự lập, có thể tự nuôi sống bản thân, sống hòa nhập với xã hội. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về bà Phan Thị Phúc cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ của bà vì trẻ em khuyết tật.

Phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi thủy sản mùa hè (06/06/2023)

Mùa hè với nền nhiệt tăng cao, cộng với những cơn mưa dông xuất hiện là nguy cơ bùng phát bệnh dịch đối với vật nuôi thủy sản. Để giúp bà con có thêm những kiến thức, kỹ thuật chăm sóc đặc biệt là phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi thủy sản trong những ngày hè nắng nóng, Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, ông Đặng Xuân Trường, Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc về nội dung này.

Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng (04/06/2023)

Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng
- Việt Nam có thể yên tâm công bố hết dịch Covid-19
- Phòng ngừa và điều trị bệnh hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính qua

Quốc lộ 14 – Cung đường thử thách tay lái (05/6/2023)

Quốc lộ 14 dài gần 900km là con đường quốc lộ xuyên nhiều địa hình nhất Việt Nam. Đường đẹp, cảnh đẹp nhưng đây cũng là cung đường thử thách tay lái với nhiều bác tài. Đó là những thử thách như thế nào và kinh nghiệm của các bác tài, xin mời cùng kết nối Bạn Hữu Đường Xa.

Công tác tiêm phòng và phòng dịch Covid 19 như thế nào sau khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B? (3/6/2023)

Sau hơn 1 năm đất nước kiểm soát được dịch bệnh Covid 19, vào dịp này, Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp xem xét chuyển Covid 19 xuống nhóm B để chuẩn bị công bố hết dịch. Khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B, việc phòng ngừa dịch bệnh nói chung, công tác tiêm phòng nói riêng sẽ thay đổi như thế nào? Mời quý vị và các bạn nghe nội dung sau

Tư vấn các bệnh gù vẹo cột sống (27/5/2023)

Bệnh gù, vẹo cột sống là căn bệnh thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân có thể do tự phát, viêm cột sống dính khớp hoặc cũng do các em ngồi học sai tư thế gây nên. Nếu không chữa trị kịp thời, về lâu dài sẽ gây biến dạng nặng cột sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan khác như phổi, lồng ngực, gây ra thiểu sản lồng ngực, phế nang, gây suy hô hấp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng các cháu. Hơn nữa, bệnh còn khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý của các em Việc phát hiện gù vẹo cột sống sớm nhằm can thiệp, điều trị kịp thời có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển của trẻ? Để tìm hiểu nội dung này, trong chương trình hôm nay, PGS.TS.BS Đinh Ngọc Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này

Nâng cao sức đề kháng trong cơ thể trong mùa nắng nóng (3/6/2023)

Nắng nóng không chỉ khiến tinh thần uể oải, làm việc kém hiệu quả mà còn gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe mà điều dễ thấy nhất chính là cơ thể sức mất đề kháng mùa nắng nóng. Vậy làm thế nào để tránh tình trạng này? Cơ thể chúng ta cần gì trong thời tiết nắng nóng? Có nên bổ sung chất dinh dưỡng giúp tăng đề kháng, giải nhiệt cho cơ thể? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cùng nghe chương trình hôm nay với phần tư vấn sức khỏe từ chuyên gia, xin giới thiệu với quý vị: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh-Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Hành trình ươm ngọc biển (02/06/2023)

Hải sâm cát là một trong những loài hải sâm quý hiếm nhất trên thế giới, với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao trong số khoảng 1.700 loài hải sâm. Giá thành hải sâm cát có thể lên tới 200-400 USD/kg. Nhưng cũng chính vì quý hiếm, hải sâm cát từ lâu đã bị đánh bắt cạn kiệt, được Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) của Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách đỏ mức độ nguy cấp cần được bảo vệ. Đáng nói, hải sâm cát còn là một trong những mắt xích quan trọng cuối cùng của vòng tuần hoàn tự nhiên của hệ sinh thái biển, khi thức ăn của hải sâm là mùn hữu cơ và chất thải của nhiều loài sinh vật khác. Chẳng thế mà người ta còn bảo, hải sâm là chiếc máy lọc biển tuyệt vời!
Không để hải sâm cát chịu cảnh tận diệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Tiến sĩ thủy sản Nguyễn Đình Quang Duy - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 (RIA 3) đã dành hơn 20 năm để tìm tòi nghiên cứu, giúp hải sâm cát “thoát hiểm”. Trải qua bao gian truân, có những lúc tưởng rằng đã buông xuôi, nhưng rồi, anh đã trở thành chuyên gia ươm nuôi hải sâm hàng đầu thế giới!

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: