logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII (10/02/2021)

Cách đây 91 năm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930). Đây là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại. Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho toàn dân đứng lên đánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam suốt 91 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc, bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, một sự kiện trọng đại của Đảng ta, đất nước ta, đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thành công tốt đẹp. Trong bài phát biểu tại đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Nhìn lại những dấu son trong lịch sử để hướng đến tương lai, đây là nội dung của Chương trình Đảng trong cuộc sống hôm nay với chủ đề: Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 13 với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.

Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII (3/2/2021)

Ngày 03/02/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam suốt 91 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc, bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại những dấu son trong lịch sử để hướng đến tương lai, đây là nội dung của Chương trình Đảng trong cuộc sống với chủ đề: Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 13 với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng với phần trình bày của BTV Lê Tuyết.

Phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trong giai đoạn mới (27/1/2021)

Tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào hôm qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo của Ban chấp hành trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Báo cáo nhấn mạnh: Khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh; vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Vậy, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trong giai đoạn mới như thế nào?

Vận động không lành mạnh và trách nhiệm đại biểu dự Đại hội (30/12/2020)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII sẽ diễn ra từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội. Mọi công việc chuẩn bị cho Đại hội lần này đã và đang được tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới, tiến bộ về chất so với trước. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh Quy chế làm việc và Quy chế bầu cử tại Đại hội 13 của Đảng, trong đó đề nghị kiên quyết khắc phục tình trạng tiêu cực, không lành mạnh như: gặp gỡ, trao đổi và vận động vì lợi ích cá nhân tại Đại hội.
Làm sao để nhận diện được những hành vi “vận động không lành mạnh”? Làm sao để những người cộng sản chân chính không bị “mua chuộc” để rồi “bầu nhầm” ?…Vấn đề này được chúng tôi bàn luận với chủ đề: “Vận động không lành mạnh và tránh nhiệm đại biểu dự Đại hội”. Khách mời là ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban tổ chức Trung ương.

Chủ nghĩa cá nhân và lòng tham quyền lực (2/12/2020)

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chuyển thông điệp mạnh mẽ gửi tới những cán bộ nòng cốt của Ðảng với yêu cầu: Phải kiên quyết giữ cho vững đạo đức cách mạng, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, để làm tròn trọng trách trước Ðảng và Nhân dân. Mưu cầu hạnh phúc là quyền chính đáng của con người, nhưng khi sử dụng những con đường bất chính để tư lợi cá nhân, để “vinh thân phì gia”, thì đó là chủ nghĩa cá nhân. Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân, chừng đó cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Làm sao để nhận diện được chủ nghĩa cá nhân? Làm sao để những người cộng sản chân chính không bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để rồi sa chân vào chủ nghĩa cá nhân, bị gục ngã trước cám dỗ của quyền lực và đồng tiền, dẫn đến suy thoái? Chuyên mục Đảng trong cuộc sống với nội dung: "Chủ nghĩa cá nhân và lòng tham quyền lực" - Khách mời tham gia bàn luận là PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.

Lời thề trước Đảng - lời hứa trước dân (28/10/2020)

Theo Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cùng với hoạch định chủ trương, đường lối, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, Văn kiện cũng đặt ra mục tiêu cụ thể với khát vọng: Đến giữa thế kỷ 21, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, hùng cường, khơi dậy giá trị con người Việt Nam, “vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc”.
Trong các Hội nghị của nhiệm kỳ XII, Ban chấp hành Trung ương đã xác định: để đạt được mục tiêu, khát vọng ấy, điều cốt yếu và mang tính quyết định, xuyên suốt chính là con người; là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đủ đức, đủ tài và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, là những nhân sự sẽ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, gánh vác trọng trách lớn lao trong nhiệm kỳ tới. Làm sao để xây dựng được cán bộ chủ chốt của nhiệm kỳ XIII thực sự là tinh hoa của Đảng, những cán bộ thực sự bản lĩnh, có phẩm chất, trí tuệ và uy tín cao trong Đảng, tín nhiệm trong nhân dân?- Đây là nội dung được bàn luận trong Chuyên mục "Đảng trong cuộc sống" hôm nay với chủ đề: "LỜI THỀ TRƯỚC ĐẢNG - LỜI HỨA TRƯỚC DÂN", với sự tham gia của vị khách mời là Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo - Nguyên ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương - chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng góp ý văn kiện Đại hội XIII để chống phá (7/10/2020)

Theo kế hoạch, từ 15/10, Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng sẽ được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân, tham gia đóng góp với Đảng việc hoạch định quyết sách quan trọng của đất nước. Tuy nhiên lợi dụng chủ trương đóng góp ý kiến này, một số phần tử cơ hội chính trị có những hành động chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân ta. Làm thế nào để nhận diện rõ âm mưu và nâng cao ý thức tự đề kháng, không mơ hồ ảo tưởng trước những hành vi chống phá đó. Đây là nội dung được đề cập trong Chuyên mục với sự tham gia của khách mời là TS Cao Đức Thái-nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện chính trị QG HCM

Nhân sự trượt cấp uỷ: Nhìn từ một số đại hội cấp trên cơ sở (9/9/2020)

Theo Ban Tổ chức Trung ương, đến thời điểm này đã có 99% Đảng bộ cấp huyện và tương đương tổ chức thành công Đại hội, góp phần quan trọng vào công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 sắp tới. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Tổ chức Trung ương cũng chỉ ra một số hạn chế qua tổ chức Đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở, đặc biệt là công tác nhân sự. Theo đó, công tác chuẩn bị nhân sự của một số cấp ủy chưa thật tốt nên có trường hợp bầu không đúng với đề án nhân sự được phê duyệt. Một số ít nơi, nhân sự được giới thiệu tái cử nhưng không trúng cử, cá biệt có trường hợp là cán bộ chủ chốt. Thực tế này cần được thẳng thắn nhìn nhận như thế nào để rút kinh nghiệm tổ chức thành công và trọn vẹn đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố. Đây cũng là những nội dung được chúng tôi bàn luận trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” hôm nay với chủ đề: NHÂN SỰ TRƯỢT CẤP ỦY- NHÌN TỪ MỘT SỐ ĐẠI HỘI CẤP TRÊN CƠ SỞ - với sự tham gia của vị khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhân sự Đại hội: mỗi lá phiếu phải dĩ công vi thượng (15/7/2020)

Đến thời điểm này, nhiều tổ chức Đảng đã tiến hành xong đại hội Đảng cấp cơ sở và đang tiến hành đại hội cấp trên cơ sở, bầu ra cấp ủy khóa mới. Có một vấn đề đang được dư luận quan tâm, cần phải được nhìn nhận nghiêm túc, thấu đáo, đó là việc sử dụng những lá phiếu bầu có thực sự khách quan, công tâm, tỉnh táo vì việc chung hay không? Những lá phiếu có bị sử dụng để triệt hạ người khác hay không? Làm gì để mỗi đảng viên ứng xử một cách phù hợp, thực sự công tâm và nghiêm túc khi thực hiện quyền lựa chọn cao nhất của mình thông qua lá phiếu?

Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay” (17/6/2020)

Công tác nhân sự luôn được xem là quan trọng nhất trong mỗi kỳ đại hội. Bởi điều đó quyết định đến những con người sẽ lãnh đạo Đảng, bộ máy của Nhà nước ở các cấp trong nhiệm kỳ tới; những người sẽ có tiếng nói, vai trò quyết định đường hướng phát triển mọi mặt của mỗi địa phương, tổ chức và của đất nước trong tương lai. Trong cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo: “Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội 13 của Đảng; phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt,” có liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Công tác nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan; cách làm phải thận trọng, làm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ, làm đến đâu chắc đến đó”. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo dân chủ, công tâm, không bỏ sót người thực đức, thực tài? Làm thế nào nhận diện được hành vi vu khống, bôi nhọ xuyên tạc, “ném đá giấu tay” khi đơn, thư khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng đột biến trước Đại hội? Làm thế nào để nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt” được thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta? Trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” số thứ 9 hôm nay, PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ bàn luận về vấn đề này với chủ đề: Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay”.

Nhân sự Đại hội XIII: Gốc có vững thì cây mới bền (20/5/2020)

Các cấp ủy Đảng trong cả nước đang chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là công tác nhân sự. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng: “đây là công tác phức tạp, khó, nhạy cảm”, đồng thời yêu cầu “không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài dẫn đến hại nước hại dân”. Vấn đề này một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11 đến 14/5 vừa qua.
Yêu cầu ấy đặt ra trọng trách với từng tổ chức Đảng và đảng viên. Làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược? Làm sao thấy được bản chất của người lấy cái “mã bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong”? Làm sao để cán bộ tổ chức không bị lợi dụng biến thành công cụ của các phần tử chạy chức, chạy quyền? Làm sao giữ được sự bền chắc của “công việc gốc của Đảng”? “Gốc có vững, cây mới bền”, đây cũng là nội dung được bàn luận trong chuyên mục Đảng trong cuộc sống số thứ 8 với sự tham gia của ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vu Tổ chức cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương.

Ngăn chặn mầm mống lợi dụng dân chủ thông tin sai sự thật về công tác nhân sự trước Đại hội (18/3/2020)

Khách mời là ông Vũ Quốc Hùng – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương bàn về vấn đề ngăn chặn mầm mống lợi dụng dân chủ thông tin sai sự thật về công tác nhân sự trước Đại hội.

Quy định 214: Có hạ thấp tiêu chuẩn hay không? (19/2/2020)

Ngày 2/1/2020 thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 214 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thay cho Quy định 90 ban hành năm 2017. Việc ban hành Quy định 214 có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh chuẩn bị diễn ra đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội lần thứ XIII của Đảng? Đâu là những điểm mới nổi bật của Quy định 214? Liệu những tiêu chuẩn nêu trong Quy định đã được định lượng hay còn mơ hồ, định tính; Đặc biệt, có việc Quy định “hạ thấp” tiêu chuẩn để lựa chọn chức danh chủ chốt như một số ý kiến lạc chiều hay không? Biên tập viên Đài TNVN trao đổi cùng ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương về nội dung này.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân: Yêu cầu từ thực tiễn (15/1/2020)

Khách mời là Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: