logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chống lãng phí: Từ chủ trương đến hành động (30/10/2024)

Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Bởi lãng phí gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên; gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Đây cũng là thông điệp trong bài viết mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm. Với chủ đề “Chống lãng phí - từ chủ trương đến hành động”, Tiến sĩ Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cùng bàn luận câu chuyện này.

Phát huy truyền thống Đại đoàn kết toàn dân tộc (16/10/2024)

Với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10, nhiệm kỳ 2024-2029 bắt đầu diễn ra từ hôm nay đến ngày 18/10, tại Thủ đô Hà Nội. Diễn ra vào một thời điểm lịch sử quan trọng của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, Đại hội sẽ đánh giá toàn diện tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ 9; khơi dậy mạnh mẽ niềm tin, khát vọng cống hiến, sức sáng tạo của mọi người dân, nỗ lực cao nhất phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng 13 của Đảng; tạo đồng thuận xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc, hướng tới một “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Khi Nghị quyết biến thành sâm quý (18/9/2024)

Từ lâu, nghèo đói, thiếu ăn, thiếu học... cuộc sống khó khăn đeo bám bà con dân tộc Xê – Đăng ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Từ một xã khó khăn nhất của một huyện nghèo nhất cả nước, đến nay, Trà Linh chuyển mình, trở thành xã của rất nhiều tỷ phú giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Điều gì đã biến Trà Linh từ một nơi nghèo nhất nước trở thành hình mẫu về xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững? Câu trả lời sẽ có trong Chương trình Đảng trong cuộc sống hôm nay với chủ đề “Khi Nghị quyết biến thành sâm quý!”.

Không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng mà cản trở phát triển kinh tế - xã hội (04/9/2024)

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế-xã hội – Đây là yêu cầu mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đặt ra tại Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo. Tại Phiên họp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục khẳng định quyết tâm chống tham nhũng “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”. Vậy định hướng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới đặt ra những yêu cầu gì? Đây là nội dung được bàn luận trong chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” tuần này với sự tham gia của vị khách mời là TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

Quán triệt Nghị quyết của Đảng: Không chỉ là khai hội, thảo nghị quyết (7/8/2024)

Làm sao để biến tinh thần của nghị quyết thành hiện thực? Làm sao để việc quán triệt Nghị quyết của Đảng không chỉ là khai hội, thảo nghị quyết mà phải thấm đến từng cán bộ đảng viên? Đây là vấn đề được bàn luận trong chương trình Đảng trong cuộc sống.

Luân chuyển cán bộ - “Liều thuốc thử” cán bộ Đảng viên (17/7/2024)

Bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương là một chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm đổi mới công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới. Chủ trương này đã được đặt ra từ Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị khóa 9, đó là: “Luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị ở Trung ương, giữa các tỉnh, thành phố và giữa các quận, huyện trong một tỉnh, thành phố. Thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, huyện không phải là người ở địa phương”. Và từ sau Đại hội Đảng lần thứ 13, chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai. Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thành bố trí 100% cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương. Vậy, cần làm gì để hoàn thiện hơn nữa chủ trương cán bộ chủ chốt không phải người địa phương?

Luân chuyển cán bộ, “Liều thuốc thử” cán bộ Đảng viên (20/6/2024)

Bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương là một chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm đổi mới công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới. Chủ trương này đã được đặt ra từ Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị khóa 9, đó là: “Luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị ở Trung ương, giữa các tỉnh, thành phố và giữa các quận, huyện trong một tỉnh, thành phố. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ 13, chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương tiếp tục được triển khai. Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thành bố trí 100% cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương. Vậy, cần làm gì để hoàn thiện hơn nữa chủ trương cán bộ chủ chốt không phải người địa phương?

Xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch để đất nước phát triển (29/5/2024)

Trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta từng bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện tự diễn biến tự chuyển hoá. Từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến nay, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật tới hơn 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý. Tính riêng trong hơn 4 tháng đầu năm nay cũng đã có 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố, bắt tạm giam. Thực trạng nhiều cán bộ bị kỷ luật, bị khởi tố, bắt tạm giam như vậy liệu có thiếu người để làm việc? Cần làm gì để có được đội ngũ cán bộ trong sạch góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Sắp xếp đơn vị hành chính: Ý đảng- lòng dân- tâm cán bộ (1/5/2024)

Thời điểm này, 56 tỉnh thành phố trên cả nước đang khẩn trương quyết liệt triển khai nghị quyết 37 của Bộ chính trị khóa 12 và Kết luận 48 của Bộ chính trị khóa 13 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Đây là cuộc sáp nhập quy mô lớn nhất từ sau đổi mới, khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tuy vậy, trước, trong và sau quá trình sáp nhập đơn vị hành chính, cấp ủy chính quyền các địa phương phải đối mặt với không ít bài toán, vấn đề đặt ra trong việc vừa ổn định bộ máy công tác, vừa bảo đảm đời sống người dân và cán bộ, công chức, viên chức đối với những biến động không nhỏ trong cuộc sống, công việc. Thế nên, cuộc đại sáp nhập này chỉ thành công khi ý Đảng- lòng dân và tâm cán bộ cùng đồng thuận. Mỗi tổ chức Đảng, mỗi đảng viên phải thực sự gương mẫu, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Dẫu có nhiều thách thức, nhưng việc triển khai nghị quyết 37 của Bộ chính trị đã thắp lên ngọn lửa hy vọng vào một cuộc chuyển mình lớn lao để đi tới phồn vinh như mục tiêu mà nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đưa ra. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS-TS Hoàng Văn Cường- Đại biểu QH khóa 15.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc (17/04/2024)

Tư duy nhất quán về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuốn sách “ Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng: Tư duy nhất quán về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân (20/03/2024)

Nhằm hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, mới đây, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách: Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc. Cuốn sách chuyển đi thông điệp gì? Làm thế nào để lan toả sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc… Chương trình với sự tham gia của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc- Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Đoàn kết vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân (6/3/2024)

Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc. Nhằm hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, mới đây, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách: Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc. Cuốn sách nhằm chuyển đi thông điệp làm thế nào lan toả sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc… Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm nay với sự tham gia của vị khách mời là P .Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc-Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

“Đồng sức, đồng lòng, việc gì khó, cũng làm xong” (21/02/2024)

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhan đề “Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” là cẩm nang quý để các cấp, các ngành, các địa phương và từng cấp ủy, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nghiên cứu, quán triệt, nâng cao nhận thức và quyết tâm hành động với tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo thế và lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “Đảng viên, phải luôn là người đi trước để làng nước theo sau” (31/01/2024)

Câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là một cách nói dân gian nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình cảm, sự tin tưởng của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, Đảng viên.

Đảng viên, phải luôn là người đi trước để làng nước theo sau.

Cách đây 55 năm, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng ngày 3/2/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với nhan đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Người viết: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”.
Câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là một cách nói dân gian nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình cảm, sự tin tưởng của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, Đảng viên. Đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, mỗi đảng viên phải luôn thể hiện rõ sự nêu gương trong mọi mặt: Đạo đức, lối sống và công tác; luôn trau dồi, rèn luyện để thực sự là những hạt nhân gương mẫu, đi đầu làm trước cho quần chúng nhân dân noi theo. Đảng viên, phải luôn là người đi trước để làng nước theo sau. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” hôm nay nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024), với sự tham gia của PGS- TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Dấu ấn nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội 13 của Đảng (20/12/2023)

Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa 13 của Đảng đã đánh giá việc thực hiện Nghị quyết trên mọi lĩnh vực. Có thể thấy, đất nước ta bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong điều kiện muôn vàn khó khăn, thách thức, việc thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, vừa tập trung phát triển kinh tế là một thách thức không hề đơn giản. Thế nhưng, với quyết tâm chính trị cao, kiên định phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, Đảng, Nhà nước đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều chủ trương, giải pháp sáng suốt, đúng đắn, hiệu quả. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu phấn đấu, cũng là chiến lược lâu dài của Đảng ta.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 của Đảng đến nay, mục tiêu này được đặc biệt quan tâm lãnh đạo. Tuy nhiên, trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội lần thứ 13 theo dự báo sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức bên cạnh những thời cơ, thuận lợi. Vậy, đâu là thời cơ, thách thức? Đâu là những giải pháp trọng tâm, đột phá để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Đồng sức, đồng lòng, việc gì khó, cũng làm xong (22/11/2023)

Chuyên mục Đảng trong cuộc sống với nội dung: “Đồng sức, đồng lòng, việc gì khó làm cũng xong”.

Quy định 124-Cơ sở để kiểm điểm, đánh giá và xếp loại đảng viên ngày càng đi vào thực chất (11/10/2023)

Quy định 124 có những điểm mới đáng chú ý nào? Việc ban hành Quy định 124 có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh Hội nghị BCH Trung ương 8 vừa kết thúc, chuẩn bị các điều kiện để đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội lần thứ 14 của Đảng? Đây là những nội dung sẽ được bàn luận trong chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm nay, với sự tham gia của PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

Đường lớn đã mở (23/8/2023)

Sau đúng 1 năm Quốc hội bấm nút thông qua, siêu dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô đã được khởi công. Một kỷ lục đã được ghi nhận với một dự án trọng điểm Quốc gia. Với thành phố Hà Nội, dự án đường Vành đai 4 đi qua 7 quận, huyện và tổng diện tích đất phải thu hồi lên tới gần 800 hecta, 16.633 hộ dân phải thu hồi đất. Cả hệ thống chính trị của Hà Nội đã vào cuộc thần tốc, quyết liệt với tinh thần “trên dưới đồng lòng”. Với những quyết sách chưa có tiền lệ và sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, sự đi đầu của các cán bộ đảng viên, sự đồng lòng hưởng ứng của người dân, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang từng bước hiện thực hóa, thể hiện tầm nhìn và khát vọng là đòn bẩy cho sự phát triển của Vùng Thủ đô và cả nước.

Quy định 114 - tăng cường tính minh bạch trong công tác cán bộ (26/7/2023)

Ngày 11/7 vừa qua, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 114 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đâu là những điểm nổi bật trong quy định mới này? Đâu là những điều kiện cần và đủ để quy định mới đi vào thực tiễn phát huy hiệu quả mạnh mẽ - tăng cường tính minh bạch trong công tác cán bộ? Xin mời quý vị đón nghe chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm nay.

Để không còn cán bộ “tín nhiệm cao” nhưng lại vị pham kỷ luật Đảng (24/5/2023)

Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban chấp hành Trung ương khóa XIII là Trung ương lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định 96 của Đảng. Điểm đáng chú ý của việc lấy phiếu tín nhiệm lần này so với nhiệm kỳ Khóa 11 và Khóa 12, đó là kết quả phiếu tín nhiệm không chỉ có ý nghĩa tham khảo mà theo Quy định 96 của Bộ Chính trị, kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Tuy nhiên, cần phải làm gì để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được kết quả thực chất, thực sự là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ cho nhiệm kỳ tới? Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cùng bàn luận câu chuyện này.

Học tập và làm theo tư tưởng đổi mới sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới (26/4/2023)

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người “là biểu tượng cao đẹp nhất” của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trước lúc ra đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá, đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá của nhân loại, trong đó tư tưởng về đổi mới sáng tạo được coi là bộ phận cơ bản cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh, là linh hồn, giá trị bao trùm các quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Đối mới sáng tạo được hình thành từ rất sớm, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường mới, bằng phương pháp mới để cứu nước, cứu dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới sáng tạo đang được vận dụng xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), GS.TS Mạch Quang Thắng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng chúng tôi bàn về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng đổi mới sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới”.

Để nhân dân giám sát cán bộ đảng viên thực chất (29/3/2023)

“Phải dựa vào dân để xây dựng Đảng, sao cho ý Đảng, lòng dân tiếp tục hòa quyện, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển”- Đây là nhấn mạnh của Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 8. Năm 2023 - là năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và tiến tới Đại hội Đảng các cấp. Thời điểm này đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng, cũng như yêu cầu dựa vào dân để xây dựng Đảng. Dựa vào dân để xây dựng và chỉnh đốn Đảng là kinh nghiệm quý báu của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bởi, công tác xây dựng Đảng không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng Đảng mà xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngày càng nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu còn là trách nhiệm của nhân dân. Muốn vậy Đảng cần gắn bó mật thiết với nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo thực sự vai trò làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách thực chất, hiệu quả.

Đảng viên, phải luôn là người đi trước để làng nước theo sau (1/2/2023)

Cách đây 54 năm, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng ngày 3/2/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với nhan đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Người viết: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”.
Câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là một cách nói dân gian nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình cảm, sự tin tưởng của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, Đảng viên. Đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, phải luôn thể hiện rõ sự nêu gương trong mọi mặt: Đạo đức, lối sống và công tác; Luôn trau dồi, rèn luyện để thực sự là những hạt nhân gương mẫu, đi đầu làm trước cho quần chúng nhân dân noi theo. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Coi từ chức là văn hóa, là sự tự trọng của Đảng viên (14/12/2022)

Tại Hội nghị Trung ương 6 diễn ra tháng 10 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để 3 ông Nguyễn Thành Phong, Bùi Nhật Quang và Huỳnh Tấn Việt thôi tham gia BCH Trung ương Đảng khóa XIII. Đây là lần đầu tiên cùng một lúc có tới 3 Ủy viên Trung ương được Ban Chấp hành Trung ương cho "thôi" tham gia cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Trước đó, 3 ông này đã bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì những sai phạm trong quá trình công tác và tự nguyện xin thôi tham gia BCH Trung ương. Điều này cho thấy từ tinh thần Quy định số 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ được ban hành tháng 11 năm ngoái đến Kết luận 20 của Bộ Chính trị về bố trí cán bộ bị kỷ luật vừa được ban hành tháng 9 năm nay, các chủ trương lớn về công tác cán bộ của Đảng đã đi vào thực tiễn. Quy định cũng đã “mở đường” cho “văn hóa từ chức” trong Đảng và hệ thống chính trị hiện nay.

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt (16/11/2022)

Lâu nay, nói đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực thường hay xuất hiện cụm từ “trên nóng, dưới lạnh”, nghĩa là, dù trung ương đã rất rốt ráo, cương quyết thực hiện, nhưng ở địa phương vẫn “lặng im như tờ”, không có chuyển biến. Thậm chí, cụm từ này đã phải dùng rất nhiều lần, trong các cuộc họp về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi, thực tế, có sự e dè, nể nang của các địa phương trong việc tự phát hiện những sai phạm của cán bộ, công chức, khi các báo cáo của nhiều cấp ủy địa phương về phòng chống tham nhũng thường có chung cụm từ “không phát hiện được vụ án tham nhũng nào ở địa phương”. Tuy vậy, đã có những tín hiệu tích cực khi gần đây, có sự chuyển biến đáng kể, được minh chứng bằng con số cụ thể: Đó là các cơ quan tư pháp ở các địa phương đã khởi tố, xử lý nhiều vụ án và bị can về tội tham nhũng như tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố 7 vụ với 8 bị can, Thanh Hóa 7 vụ với 16 bị can, Bắc Ninh 6 vụ với 22 bị can, Nam Định, Phú Thọ mỗi tỉnh khởi tố 10 bị can. Đây là những chỉ dấu cho thấy, các cấp uỷ Đảng địa phương đã và đang có những chuyển biến rõ dần thực hiện đúng tinh thần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh : “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao.

Kỷ luật trong Đảng – Quy định 69: vun gốc, tỉa cành (19/10/2022)

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là bảo đảm nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm, mọi cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc và kỷ luật của Đảng.
Trước đó, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 69 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Quy định số 69 nêu rõ 14 nguyên tắc cơ bản trong xử lý kỷ luật. Trong đó, tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Ðảng. Việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, quy định chính là tăng cường sức mạnh của Đảng, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Mục tiêu của tăng cường kỷ luật không phải là thi hành kỷ luật càng nhiều, càng tốt, mà đó là “việc gốc của Đảng” nhằm thường xuyên “VUN GỐC - TỈA CÀNH”, để xây dựng được một đội ngũ cán bộ “có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu”.

Xa hoa và xa dân (21/9/2022)

Gần đây, lối sống xa hoa của một số cán bộ diễn ra khá phổ biến và công khai, khiến dư luận bức xúc. Bức xúc là bởi sự phô trương, lãng phí; là bởi xã hội vẫn còn nhiều gia đình nghèo cần giúp đỡ…Trong mắt người dân, mọi biểu hiện phô trương là hoàn toàn không lành mạnh, bộc lộ dấu hiệu thiếu trong sáng. Xa hoa là xa dân. Xa hoa cũng là vô cảm trước khó khăn của nhân dân. Sự phô trương, xa hoa trong lối sống đã được quy định rất rõ trong Quy định 69 về những điều đảng viên không được làm. Vì những biểu hiện phản cảm này sẽ làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng. Cần kiên quyết siết chặt kỷ luật Đảng với những biểu hiện phô trương, xa hoa - Đây là nội dung được bàn luận trong chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” tuần này , chủ đề: XA HOA VÀ XA DÂN, với sự tham gia của GS-TS Trần Văn Bính- Nguyên Trưởng khoa Văn hóa Xã hội chủ nghĩa- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội.

Xa hoa và xa dân (14/9/2022)

Sự việc ông Ninh Văn Chủ - Nguyên giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (CDC) tổ chức “đại tiệc chia tay” trên 2 du thuyền 5 sao ở vịnh Hạ Long với sự xa hoa khiến nhiều người dân cảm thấy bức xúc. Người dân bức xúc là bởi sự phô trương, lãng phí; bức xúc là bởi xã hội vẫn còn nhiều gia đình, hộ nghèo cần giúp đỡ…Trong mắt người dân, mọi biểu hiện phô trương là hoàn toàn không lành mạnh, bộc lộ dấu hiệu thiếu trong sáng. Xa hoa là xa dân. Xa hoa cũng là vô cảm trước khó khăn của nhân dân.
Sự phô trương, xa hoa trong lối sống đã được quy định rất rõ trong Quy định 69 về những điều đảng viên không được làm vì những biểu hiện phản cảm này sẽ làm giảm sút niềm tin trong quần chúng nhân dân. Cần kiên quyết siết chặt kỷ luật Đảng với những biểu hiện phô trương, xa hoa. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS-TS Trần Văn Bính- Nguyên Trưởng khoa Văn hóa Xã hội chủ nghĩa- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội.

Xây dựng đội ngũ Đảng viên: Thà ít mà tốt (17/8/2022)

"Xây dựng đội ngũ Đảng viên: Thà ít mà tốt"- Là chủ đề PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: