logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hãy soi mình trong 19 điều đảng viên không được làm (30/03/2022)

Cán bộ, đảng viên tiêu cực suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là sóng ngầm, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Tại Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII vừa qua, Trung ương đã khẳng định, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân.
Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 vừa ban hành Quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm. Việc ban hành Quy định 37 được kỳ vọng khắc phục bằng được những hạn chế, bất cập, thiếu sót trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới. Đó cũng được coi như một “tấm chắn” để mỗi đảng viên tự thấy giới hạn để giữ mình, sửa mình. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Làm thế nào để xây dựng CNXH ở Việt Nam công bằng và lòng dân yên? (23/3/2022)

Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước, cơ cấu kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trong đó công bằng xã hội luôn được đảm bảo, thu hẹp và loại trừ những bất công trong xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những luận điệu của các thế lực thù địch phủ nhận quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cho rằng đây là một sự “kéo lùi lịch sử”, không tuân theo quy luật. Vậy con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có gì khác biệt? Làm thế nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? PGS,TS Hồ Trọng Hoài, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận về câu chuyện này.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chung sức, đồng lòng tạo bứt phá mới (23/02/2022)

Nhận về mình sứ mệnh cao cả, 92 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân làm nên nhiều thành tựu, khẳng định sâu sắc giá trị lớn lao của 6 chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc " - Đó là những khát vọng cháy bỏng mà cả dân tộc luôn hướng đến và cũng là mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng nỗ lực để đạt được, để mỗi người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của mỗi con người.
Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn tìm tòi, thử nghiệm, áp dụng những mô hình, chiến lược công nghiệp hóa phù hợp với thực tiễn đất nước. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá chiến lược của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Phát huy giá trị con người Việt Nam (26/01/2022)

Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11/ 2021 có dấu mốc quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong văn hóa để xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Giá trị đó là con người Việt Nam gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, phát triển toàn diện, yêu nước, tự hào dân tộc, biết thượng tôn pháp luật… Và khi nhiệm vụ xây dựng văn hoá trở thành thường trực, nền tảng văn hoá được hình thành tự nhiên, tự nguyện trong mỗi cộng đồng, trong mỗi người thì khả năng chọn lọc cái tinh tế, tốt đẹp, định vị bản thân, giá trị, bản sắc dân tộc gắn với khát vọng hội nhập, cống hiến sẽ trở thành lá chắn mềm loại trừ cái phản cảm, phi văn hóa; “hoa thơm sẽ lấn át cỏ dại” đó chính là biểu hiện thuyết phục nhất - là sức mạnh nội sinh của văn hóa.
Cùng trao đổi với khách mời là ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 13, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương để hiểu thêm những định hướng, chiến lược hành động của các cơ quan lãnh đạo văn hóa, truyền thông; về vị thế của Quốc gia trên bản đồ văn hóa thế giới và những thách thức và cơ hội để công nghiệp văn hóa phát triển, đóng góp 7% GDP vào năm 2030.…

Hãy biến nghị quyết của Đại hội thành của cải vật chất. (12/01/2022)

Sau thành công của Đại hội XIII, điều mà cán bộ, đảng viên, nhân dân mong đợi hơn cả là Nghị quyết Đại hội, những định hướng tốt đẹp cho tương lai của đất nước sẽ sớm trở thành hiện thực.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045, có giá trị định hướng toàn bộ các hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội. Nghị quyết là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn, kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tinh thần, nội dung Nghị quyết dù rất đúng và trúng, nhưng điều quan trọng là Nghị quyết phải đi vào thực tế cuộc sống, biến thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, được triển khai đồng bộ, quyết liệt và sáng tạo. Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, là tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết và như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói là “mang lại ấm no, hạnh phúc thực chất cho nhân dân mới là thành công của Đại hội”. Cùng nhìn lại 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII với vị khách mời là Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hữu Nghĩa – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng- Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Xây dựng văn hoá - Con người Việt Nam: Sức mạnh nội sinh phát triển đất nước (24/11/2021)

Hôm nay 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước, nhân dịp tròn 75 năm ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ngày 24/11/1946. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó chính là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.
Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị cũng có một ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vậy, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và PGS -TS Nguyễn Toàn Thắng- Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia cùng bàn luận về câu chuyện này.

Hãy soi mình trong 19 điều Đảng viên không được làm (17/11/2021)

Quy định 37 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 về 19 điều đảng viên không được làm được xem là “kim chỉ nam” trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đây cũng chính là căn cứ, là cơ sở quan trọng để xem xét, xử lý các vi phạm của cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
“Hãy soi mình trong 19 điều Đảng viên không được làm” - nội dung được phân tích, bàn luận trong chuyên mục Đảng trong cuộc sống với sự tham gia của khách mời là PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Để cán bộ không còn phải đi trên dây (15/9/2021)

Cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm không chỉ là việc cán bộ quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, mà còn thể hiện ở tinh thần dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, dám phê phán, nhìn thẳng vào những khuyết điểm của bản thân, của tập thể, đồng nghiệp và của cấp trên. Trong bối cảnh hiện nay, đây là công việc rất khó. Làm sao để ngày càng có nhiều cán bộ thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng trao quyền giao phó? Làm thế nào để khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám đột phá vì lợi ích chung? PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản bàn luận về câu chuyện này.

Để cán bộ không còn phải đi trên dây (08/09/2021)

Tại quy định 22, Ban chấp hành Trung ương yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện những nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đây là sự thay đổi lớn về quan điểm cũng như tư duy trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật của Đảng. Nhìn lại công cuộc đổi mới của đất nước ta trong hơn 35 năm qua đã chứng minh, những tấm gương đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, khởi xướng công cuộc đổi mới như Tổng Bí thư Trường Chinh; Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh; quyết định xây dựng đường dây tải điện 500 kV của Thủ tướng Võ Văn Kiệt…. đã trở thành những yếu tố quyết định, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội có tính đột phá ở nước ta trong thời kỳ mới. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm không chỉ là việc cán bộ quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, mà còn thể hiện ở tinh thần dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, dám đứng lên phê phán, nhìn thẳng vào những khuyết điểm của bản thân, của tập thể, đồng nghiệp và của cấp trên. Trong bối cảnh hiện nay, đây là công việc rất khó. Làm sao để ngày càng có nhiều cán bộ thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng trao quyền giao phó? Vậy làm thế nào để khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám đột phá vì lợi ích chung?

Đoàn kết - sức mạnh nội sinh để vượt qua Covid 19 (11/08/2021)

Những ngày này đất nước ta đang trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 khi biến thể Delta của virut SarsCoV2 đang lây lan với tốc độ nhanh tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 100 nghìn ca nhiễm Covid 19.
Ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, trong đó nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành chống đại dịch COVID-19. Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta phát đi vào thời điểm đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng lòng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, ủng hộ của nhân dân cả nước – sức mạnh nội sinh trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là bà Nguyễn Thị Doan- Nguyên Phó Chủ tịch nước.

Đoàn kết - Sức mạnh nội sinh để vượt qua Covit-19 (4/8/2021)

Những ngày này đất nước ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19, khi biến thể Delta của virut SarsCoV2 đang lây lan với tốc độ nhanh tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm Covid-19. Trước tình hình khó khăn này, ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nhấn mạnh: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành chống đại dịch COVID-19.
Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta phát đi vào thời điểm đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, lúc này cần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – và sự đồng lòng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng hành, ủng hộ của nhân dân cả nước – sức mạnh nội sinh trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Bà Nguyễn Thị Doan - Nguyên Phó Chủ tịch nước cùng bàn luận chủ đề: ĐOÀN KẾT – SỨC MẠNH NỘI SINH ĐỂ VƯỢT QUA COVID-19"

Thu hồi tài sản tham nhũng: không để hy sinh đời bố, củng cố đời con

Công tác phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, với nguyên tắc “không có ngoại lệ, không có vùng cấm” trong xử lý các trường hợp tham nhũng, nhất là các vụ án kinh tế lớn. Tuy vậy, lợi dụng những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng, đặc biệt trong việc thu hồi tài sản qua các vụ án tham nhũng còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chưa cao, một số đối tượng đã cố tình bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vậy, cần nhận diện những ý đồ xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng ra sao và điều đặc biệt quan trọng hơn là làm sao để công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo đạt được hiệu quả? Việc thu hồi tài sản tham nhũng cần được quy định chặt chẽ như thế nào? Khách mời là ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ- Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Công bằng xã hội: Phải từ lợi ích của nhân dân (16/06/2021)

Công bằng xã hội là một chủ trương lớn, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện bản chất nhân văn, tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng. Nhưng trên thực tế vẫn còn những luận điệu của các thế lực thù địch phủ nhận quá trình đó.
Cùng bàn luận về vấn đề Công bằng xã hội, phải từ lợi ích của nhân dân với khách mời là PGS,TS Hồ Trọng Hoài, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Công bằng xã hội, phải từ lợi ích của nhân dân (09/06/2021)

Công bằng xã hội là một chủ trương lớn, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện bản chất nhân văn, tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng. Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục và tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế theo định hướng XHCN chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trong đó công bằng xã hội luôn được đảm bảo, thu hẹp và loại trừ những bất công trong xã hội. Xuyên suốt “sợi chỉ đỏ” của sự công bằng đó là mục tiêu “ không bỏ ai ở lại phía sau”. PGS.TS Hồ Trọng Hoài, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ phân tích rõ hơn nội dung này.

Xây dựng Đảng về đạo đức gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (19/5/2021)

Trong suốt chiều dài lịch sử Cách mạng Việt Nam, mỗi thắng lợi, mỗi bước đi lên của dân tộc ta đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã cống hiến trọn đời mình vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Bác, cũng là năm thứ 5 toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, chuyên mục Đảng trong Cuộc sống hôm nay sẽ bàn về vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức gắn với việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: