Tại Hà Nội, gần đây, hàng trăm chủ quán karaoke họp bàn và làm đơn “kêu cứu” lên lãnh đạo cấp cao vì nhiều ngày, nhiều tháng các cơ sở này phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Lí do đã được xác định là các cơ sở kinh doanh này chưa đảm bảo những điều kiện phòng cháy chữa cháy. Các chủ cơ sở kinh doanh karaoke này cho rằng họ đang lỗ, thậm chí có thể phá sản nếu tiếp diễn tình trạng ngưng hoạt động, chỉ vì những quy phạm pháp luật quá chặt chẽ trong công tác phòng cháy chữa cháy., Họ rất cần hỗ trợ từ cơ quan chức năng. Nhưng sâu xa hơn, có lẽ vấn đề không chỉ ở việc phải tuân thủ những nguyên tắc về phóng chống cháy nổ.
Thấy gì từ việc hàng trăm chủ quán karaoke "kêu cứu" khi phải đóng cửa vì vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy?
- Những điều thú vị từ lễ hội hoá trang độc đáo ở Bolivia
- Khám phá những nét đẹp văn hoá ở làng Quảng Hòa, xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Những ngày gần đây, học sinh, phụ huynh và giáo viên đang hồi hộp chờ xem Sở GD&ĐT nơi mình sinh sống quyết định có thi môn thứ tư vào lớp 10 hay không? Và nếu có thì đó sẽ là môn nào? Trong khi Hà Nội vẫn chưa có phương thức tuyển sinh lớp 10 thì các địa phương đã công bố nhiều phương án tuyển sinh năm 2023-2024, trong đó nhiều địa phương thông báo những điều chỉnh mới để giảm áp lực cho kỳ thi đầu cấp và chỉ thi 3 môn. Đặc biệt, có địa phương không tổ chức thi tuyển vào lớp 10, thay vào đó là xét tuyển.
Trong bối cảnh, các năm qua, nhiều địa phương tổ chức thi tuyển vào lớp 10 quá căng thẳng, mệt mỏi, biến thành một cuộc “chạy đua” gắt gao, thì bài toán làm thế nào để có một phương thức tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp, giảm áp lực cho học sinh, giảm tốn kém cho xã hội lại được đưa ra bàn
thảo. Chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc cùng bàn luận câu chuyện này.
Phương thức tuyển sinh vào lớp 10 như thế nào cho phù hợp?
- Ngôi làng sạch nhất
châu Á- làng Mao-li-noong ở Ấn Độ.
- Những y, bác sỹ ở Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng xem bệnh nhân như người thân,
Nhiều tuần trở lại đây, số ca mắc COVID-19 đã giảm mạnh, một số tỉnh, thành nhiều ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới. Đặc biệt, hơn 1 tháng nay, cả nước không có ca tử vong do Covid - 19 trong khi tỷ lệ bao phủ vắc xin các mũi cơ bản và bổ sung tại Việt Nam giai đoạn năm 2021-2022 ở mức cao nhất thế giới. Ở một góc độ khác, mới đây, Bộ Y tế cũng đã bổ sung COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/4/2023. Với tất cả những yếu tố đó, dư luận đặt câu hỏi, vậy nước ta đã đạt miễn dịch cộng đồng với Covid 19 chưa? Khi nào thì Việt Nam có thể công bố hết dịch? Để tìm hiểu câu chuyện này, chúng tôi kết nối với PGS.TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Xem COVID-19 là bệnh nghề nghiệp, phòng dịch sẽ thay đổi ra sao?
- Lễ tiễn mùa Đông-đón mùa Xuân mang niềm vui đến cho người dân Nga
- Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số ngăn ngừa bạo lực gia đình
Trò chuyện với danh ca Bằng kiều về liveshow đặc biệt kỷ niệm 20 năm hát tình ca sắp diễn ra tại Hà Nội
-Sáng kiến cải thiện an ninh lương thực tại Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất: Nông trại lúa mì công nghệ cao giữa sa mạc.
-Một số tin tức thời sự trong nước và quốc tế
Chia sẻ của ca sĩ Minh Tuyết về đêm nhạc “Bởi vì anh yêu em” chuẩn bị diễn ra vào đầu tháng 3 tới
- Lễ mừng cơm mới của người M’Nông ở Tây Nguyên
- Những tin tức đáng chú ý trong đời sống quốc tế tuần qua
Thông tin gần 400 tên đường tại TPHCM bị sai, bị trùng tên hay vô
nghĩa một lần nữa cho thấy những bất cập trong công tác quản lí đô thị hiện
nay. Sự việc đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao vấn
đề được chỉ ra từ lâu nhưng quá trình điều chỉnh lại quá chậm? Cá nhân, cơ
quan, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm cho những tắc trách, nhầm lẫn gây
nhiều hệ lụy này? Phải làm gì để chấn chỉnh và xử lí các lỗ hổng, thiếu sót
trong quản lí đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, quan trọng như TPHCM? Ông Ngô Anh Vũ, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây
dựng TPHCM và kiến trúc sư Trần Huy Ánh, chuyên gia đô thị giàu kinh
nghiệm cùng bàn luận về câu chuyện này.
Bất cập quản lý đô thị nhìn từ việc gần 400 đường ở TPHCM cần đổi tên.
- Hội chợ Sách quốc tế La Habana lần thứ 31 – Điểm đến lý tưởng cho người yêu sách và văn hóa đọc.
- Nông dân Lạng Sơn thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm từ cây hạt dẻ.
Thời gian gần đây, sản phẩm âm nhạc có tên là “See tình” của ca sĩ Hoàng Thùy Linh và nhóm DTAP gây sốt các nền tảng mạng xã hội. Giới trẻ các nước châu Á - từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia đến Canada, Mỹ… nhiều người cover, nhảy theo, trong đó có không ít người nổi tiếng, ở nhiều lĩnh vực. Trước đó, một số ca khúc Việt cũng từng lập thành tích tương tự, có thể gọi là những giai điệu ngân vang “xuyên biên giới”. Nhiều ca sĩ Việt Nam cũng tạo được hiệu ứng truyền thông khi kết hợp với các nghệ sĩ nước ngoài như Sơn Tùng M-TP, Soobin... hay mới đây nhất là Ðức Phúc với 911. Đó là những tín hiệu vui cho thấy nhạc trẻ Việt Nam đang không chỉ bắt nhịp xu hướng thế giới mà có tiềm năng vươn ra thế giới. Chiến lược nào để âm nhạc Việt Nam mở rộng thị trường - không dừng lại ở một số ca khúc hay clip ngắn ngủi vài chục giây, lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội?
Nhạc Việt cần làm gì để thế giới tiếp tục “See tình”?
- Nhật Bản phát triển robot giao hàng tự động
- Điểm tựa của đồng bào Hà Nhì nơi ngã ba biên giới
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh năm 2023, trong đó có gần 80 trường dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập THPT. Đáng chú ý, hàng loạt trường đại học “top trên” sử dụng phương thức xét học bạ THPT. Không chỉ năm nay, trong những mùa tuyển sinh gần đây, xét học bạ THPT là phương thức được nhiều trường sử dụng, dành phần lớn chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra nhiều tranh cãi vì lo ngại nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “chạy điểm”, “làm đẹp” học bạ ở các nhà trường, địa phương. Xét học bạ như thế nào để đảm bảo công bằng? Đây cũng là nội dung chúng tôi bàn luận bây giờ với sự tham gia của chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng.
Nhiều trường Đại học ưu tiên xét học bạ, làm thế nào để đảm bảo công bằng?
- Cao Bằng gìn giữ và bảo tồn các làn điệu dân ca
- Những nữ lao công “cõng” rác trên non