logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cần chung tay phòng chống COVID-19 khi dịch bệnh diễn biến phức tạp (17/2/2021)

Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Dư luận đặt câu hỏi, những qui định mà Hải Dương và một số địa phương ban hành mới đây đã thật sự kịp thời và cần thiết hay chưa? Phải làm gì để phòng chống dịch hiệu quả mà không xảy ra tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, phân biệt kì thị? Khái niệm "bình thường mới" cần tính đến giải pháp căn cơ nào để không xáo trộn sinh kế của nhân dân, nhất là người lao động phi chính thức ở các đô thị? Đâu là những bài học cần rút ra trong vấn đề này? Cùng bàn luận về câu chuyện này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong.

Công nghệ thực tế ảo - cơ hội đoàn tụ gia đình do chiến tranh Triều Tiên (17/2/2021)

- Cần chung tay phòng chống COVID-19 khi dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp.
- Công nghệ thực tế ảo, mang lại cơ hội đoàn tụ cho các gia đình ly tán do chiến tranh Triều Tiên.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nên thay đổi những nghi thức trong ngày Tết? (10/02/2021)

Với người Việt Nam, nhưng nét văn hóa đặc sắc mỗi dịp Tết đến Xuân về đã được trân trọng-lưu giữ nhiều đời. Trước khi chào đón năm mới, các gia đình thường làm lễ tiễn năm cũ. Phong tục này kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp - ngày ông Công - ông Táo. Không ai biết chính xác những tục lệ này có từ thời điểm nào, nhưng đây là lúc gửi gắm niềm tin, thực hành những truyền thống đẹp của người xưa để lại. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, khó lường, những nghi thức này có thay đổi - có nên thay đổi?

Báo động tai nạn pháo nổ tự chế dịp cận Tết, giải pháp nào để ngăn chặn (09/02/2021)

Tết Nguyên đán càng đến gần, tai nạn do pháo nổ, đặc biệt là pháo tự chế ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, do học cách tự chế pháo trên mạng, không ít người đã phải nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe và tính mạng con người, mà hành vi tự chế pháo là vi phạm pháp luật theo Nghị định số 137 của Chính phủ. Vậy nhưng tại sao vẫn có nhiều người tự chế pháo nổ? Tại sao Nghị định 137 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã ban hành nhưng việc sử dụng trái phép có chiều hướng lan rộng?

Giải pháp nào để giảm thiểu cận thị học đường (09/02/2021)

“Chuyến tàu mùa xuân" đưa người dân Cô Tô về đảo đón Tết

Giải pháp nào để giảm thiểu cận thị học đường (09/02/2021)

“Chuyến tàu mùa xuân" đưa người dân Cô Tô về đảo đón Tết

Phòng chống dịch Covid-19: Địa phương siết chặt quản lý gây khó cho người dân (8/2/2021)

Làn sóng Covid-19 lần thứ 3 quay trở lại nước ta đã có những kịch bản khó lường về tốc độ lây nhiễm. Với tinh thần trách nhiệm cao, các địa phương đã nỗ lực hết mình trong công tác khoanh vùng, dập dịch. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, do việc kiểm soát đi lại của người dân tại những địa phương có dịch, nhiều tỉnh đã làm chưa thật chuẩn, với tâm lý, “sợ nên làm quá, siết chặt” để người dân không dám về quê. Hay việc cung cấp thông tin chi tiết của các bệnh nhân F0 cũng đã nẩy sinh những bất cập khác.
- Có thể khẳng định rằng, việc tuân thủ theo pháp luật để thực hiện hiệu quả những quy định về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là việc làm vô cùng cần thiết, để người dân thực hiện đúng theo pháp luật. Thế nhưng, vì lo siết chặt công tác quản lý mà gây khó cho người dân, thậm chí sai với quy định của pháp luật là điều cần phải điều chỉnh. Vì thế cần có sự hiểu đúng và áp dụng đúng pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, để tránh ban hành những quy định hay những việc làm gây sốc cho xã hội. Xung quanh nội dung này, BTV Lê Tuyết trao đổi cùng vị khách mời là Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh.

Vì sao đào, quất giảm giá? (8/2/2021)

- Địa phương siết chặt việc đi lại của người dân.
- Đào, quất và cây cảnh đang chịu cảnh đìu hiu, vắng khách.
- Vì sao đào, quất giảm giá?
- Mùa nhịp chiêng rộn ràng của người Êđê.

Trò chuyện với nghệ sỹ Chí Trung về sự trở lại của chương trình Táo Quân – Gặp nhau cuối năm (06/02/2021)

Sau một năm gián đoạn, chương trình truyền hình Gặp nhau cuối năm – Táo quân, món ăn tinh thần đặc sắc không thể thiếu với nhiều gia đình Việt sẽ trở lại vào đêm 30 Tết này. Chúng ta sẽ được gặp lại các diễn viên quen thuộc như Quốc Khánh, Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung… Và một gương mặt kì cựu, đó là nghệ sỹ ưu tú Chí Trung – người đảm nhiệm vai Táo Giáo dục năm nay. Ngay sau đây, mời quý vị và các bạn cùng trò chuyện với anh để tìm hiểu chương trình Táo Quân năm này có gì thú vị? Và người nghệ sỹ tuổi Tân Sửu này đang chuẩn bị bước vào năm tuổi, cũng là năm ghi dấu tròn một vòng hoa Giáp – “lục thập hoa niên” như thế nào?

Sẻ chia khó khăn với những lao động đón Tết tại nơi làm việc (05/02/2021)

Sẻ chia khó khăn với những lao động đón Tết tại nơi làm việc
-Lớp Yoga cười tại Ai Cập- giúp giải tỏa stress trong bối cảnh đại dịch

Có nên giao bài tập cho học sinh trong kỳ nghỉ Tết (05/02/2021)

Câu chuyện “giao bài tập Tết” lâu nay vẫn là chủ đề được bàn thảo với nhiều ý kiến trái chiều. Mấy ngày gần đây, quyết định của Giám đốc sở Giáo dục đào tạo Bà Rịa Vũng Tàu yêu cầu các giáo viên không giao bài tập về nhà dịp Tết, thu hút sự quan tâm của dư luận. Tết là ngày của sum họp và còn là những ngày của yêu thương, chia sẻ, và trải nghiệm. Cuộc sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu về những ngày Tết cũng thay đổi với tư duy chơi Tết thay cho ăn Tết. Và với con trẻ, dù cuộc sống còn bộn bề ra sao, thì Tết vẫn luôn là những ngày vui nhất với nhiều điều háo hức đón chờ. Vì thế mà, ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu yêu cầu không ra bài tập cho học sinh dịp Tết cũng là dấy lên tranh luận về việc có nên giao bài tập Tết cho học sinh hay không. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 vẫn còn những diễn biến bất thường, nhiều tỉnh thành phố đã buộc phải cho các em nghỉ học sớm và chuyển sang dạy và học Online để đảm bảo phòng chống dịch lây lan.

Văn hóa-tín ngưỡng trong bối cảnh dịch bệnh ! (04/02/2021)

Hôm nay, 23 tháng Chạp, là ngày các gia đình Việt Nam làm lễ tiễn ông Công - ông Táo về trời. Không ai biết chính xác tục lệ có từ thời điểm nào, nhưng nét văn hóa đặc sắc này đã được trân trọng-lưu giữ nhiều đời. Vậy có gì đáng lưu ý để chúng ta bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay? Những nghi thức này có thay đổi - có nên thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường? Các vị khách mời cùng bàn luận, thông tin chi tiết nội dung này là Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban văn hóa phật giáo, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và TS Tâm lý giáo dục Trần Thành Nam!

Kiểm soát lây lan của COVID-19, yêu cầu đặt ra là thần tốc xét nghiệm và truy vết. (03/02/2021)

Dịch Covid-19 đang diễn ra tại nhiều địa phương và điều nguy hại là chủng mới lây lan nhanh hơn 70%; Trong khi đó, kết quả phân tích 240 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân Covid-19 cho thấy 80% trường hợp không có triệu chứng. Điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu các địa phương, nhất là cơ sở y tế để lọt người nhiễm SARS-CoV-2. Câu hỏi được người dân quan tâm nhất lúc này là chúng ta cần làm gì để cùng Chính phủ ngăn chặn dịch bệnh- chủng mới và công tác xét nghiệm, truy vết sẽ được tiến hành ra sao?

Tết ấm áp đến sớm hơn với đồng bào vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (03/02/2021)

Hành trình của một chàng trai trẻ, đoạn hành trình phải chạy đua với thần chết, chỉ để mong cứu thêm một mạng người.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: