logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Minh bạch để xóa bỏ "hậu duệ, quan hệ" trong công tác cán bộ.

Chuyện "một người làm quan cả họ được nhờ" giờ đây không phải là hiếm, thậm chí là phổ biến ở nhiều địa phương, nhiều cơ quan, đơn vị. Mấy ngày nay nó lại được xới lên khi có đến 10 trong số 13 phòng, ban của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có người nhà của ông Bí thư Huyện ủy. Nhưng không chỉ ở huyện Mỹ Đức, nếu thực hiện thanh tra toàn diện, khách quan, minh bạch thì có lẽ vấn đề này không còn là hiện tượng nữa; và nó được chỉ ra là một trong những nguyên nhân chính gây nên những biến tướng, tiêu cực, tham nhũng của công tác cán bộ; gây nên những điểm nghẽn trong hệ thống điều hành đất nước. Bình luận của biên tập viên Đàm Hoa nhan đề "Minh bạch để xóa bỏ "hậu duệ, quan hệ" trong công tác cán bộ."

Đâu là danh hiệu thực sự của nghệ sĩ

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa chốt danh sách nghệ sĩ đủ tiêu chuẩn trình Chính phủ để trình Chủ tịch nước phong tặng các danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 8- năm 2015. Tuy nhiên, dư luận vẫn chưa thôi bàn tán về những lình xình xung quanh việc này; không chỉ là những bất cập của quy chế, quy trình xét duyệt mà còn là những biểu hiện tiêu cực, gian dối của một số cá nhân, tập thể trong việc làm hồ sơ thành tích, khiến dư luận đặt câu hỏi: Giữa tấm bằng công nhận và sự mến mộ của công chúng, đâu mới là danh hiệu thực sự của người nghệ sĩ. Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Khủng hoảng di cư châu Âu và những cái giá phải trả.

Nhiều tuần đã trôi qua với biết bao nỗ lực của cộng đồng quốc tế, song cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu không hề được cải thiện, nếu không muốn nói là càng lúc càng trầm trọng hơn. Hàng trăm nghìn người ồ ạt đổ vào châu Âu trong những tháng qua đang trở thành gánh nặng lớn với lục địa già. Biên tập viên Thu Hà có bài bình luận.

Ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa TPP.

Theo dự kiến, năm nay sẽ là năm Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cơ hội cho nhiều ngành, nghề là rất lớn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ngành, nếu không có những biện pháp chấn chỉnh lại, sẽ đứng bên bờ vực. Chẳng hạn như ngành chăn nuôi. Khi TPP được ký kết, các nước có nền nông nghiệp mạnh, nhất là trong chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ, Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi Việt Nam. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất có khả năng bị các doanh nghiệp sản xuất trong nước bỏ rơi để quay sang nhập nguồn ngoại giá rẻ. Người tiêu dùng, nhà nhập khẩu sẽ được lợi, trong khi phần lớn người sản xuất, xuất khẩu bị thiệt hại do không cạnh tranh được với mặt hàng "ngoại". Vậy thực tế ngành này ra sao khi đứng trước ngưỡng cửa của hội nhập. Biên tập viên Phương Hà có bài bình luận.

Cần có bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Trong những ngày nửa cuối tháng 8 và đầu tháng 9, tỷ giá ngoại hối nước ta đã có những điều chỉnh liên tiếp nhằm thích ứng với tác động của việc Trung Quốc liên tục phá giá đồng nhân dân tệ. Những động thái này đã khiến tỷ giá ngoại tệ có những biến động nhất định. Trong thời gian ngắn, tỷ giá đã bình ổn trở lại, nhưng những biến động vừa qua đặt ra vấn đề cần có bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Bình luận của của biên tập viên Thu Liên.

Cước vận chuyển không giảm và "Quyền tẩy chay" của người tiêu dùng.

Dư luận đang bức xúc trước tình trạng giá cước vận tải vẫn ở mức cao, mặc dầu giá xăng dầu liên tục giảm. Làm gì để quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng vận hành đúng quy luật của nền kinh tế thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên. Liệu người tiêu dùng có sử dụng quyền năng tối cao của mình là tẩy chay sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp khi chất lượng, giá cả bất hợp lý, ảnh hưởng quyền lợi của mình. Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Để khoa học trở thành đầu vào của sản xuất.

Sáng nay, lãnh đạo Chính phủ sẽ gặp mặt 70 nhà khoa học trẻ tiêu biểu tại Hà Nội để lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của họ, từ đó giúp Chính phủ và các cơ quan quản lý có chính sách phù hợp thúc đẩy môi trường nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ. Cuộc gặp được coi như dịp "chiêu hiền, đãi sĩ" trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế ở nước ta đang cần chất xám như một yếu tố đầu vào trong sản xuất. Nhân dịp này, câu chuyện trọng dụng và trọng đãi người tài lại một lần nữa được đặt ra. Bình luận của biên tập viên Mỹ Hà.

Tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải xuất phát từ thực tiễn, vì nhân dân

60 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát huy vai trò lớn trong việc tập hợp các tổ chức, đoàn thể yêu nước trong khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh lớn lao, đóng góp đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong thời kỳ mới, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần làm tốt việc giám sát và phản biện xã hội. Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9/1955-10/9/2015), biên tập viên Mai Hồng có bài bình luận.

Giá cước vận tải - Vẫn cần can thiệp hành chính trong ngắn hạn.

Giá xăng dầu giảm liên tiếp, trong khi giá cước vận tải vẫn cứ "trơ" ra, không chịu giảm. Tình trạng này lại gợi nhắc tới đợt giảm giá xăng dầu mạnh những tháng cuối năm ngoái, nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải không chịu giảm giá cước, khiến người tiêu dùng bức xúc. Trong khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng các loại giá, cước vẫn chưa điều chỉnh theo quy luật cạnh tranh của thị trường, một vấn đề đặt ra, có cần can thiệp hành chính để điều hành giá cước vận tải? Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận.

Còn tiếng than phiền, còn phải cải cách.

Mới đây, Chỉ số cải cách hành chính – PAR Index 2014 đã được Bộ Nội vụ tổ chức công bố. Không có những bất ngờ, xáo trộn về thứ hạng đứng đầu của các Bộ, ngành, địa phương; và chỉ có một chút thay đổi chỗ đứng chót bảng. Nhưng điều dư luận quan tâm không chỉ là thứ hạng cao-thấp, mà việc “đánh giá, xếp loại” này đã thực chất hay chưa? Và người dân đã thực sự được hưởng “quả ngọt” từ tín hiệu vui mà các cơ quan hành chính Nhà nước mang lại hay không? Tiếng kêu của người dân, than phiền của doanh nghiệp ở đâu đó đã cho thấy đằng sau sự lạc quan vẫn còn khá nhiều vấn đề cần bàn. Biên tập viên Đàm Hoa có bài bình luận nhan đề "Còn tiếng than phiền, còn phải cải cách"

Làm sáng lên di sản Tiếng nói Việt Nam!

Không một cơ quan báo chí cách mạng nào ở Việt Nam được hưởng nhiều đặc ân của cách mạng và dân tộc như Đài Phát thanh quốc gia-Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, chỉ 5 ngày sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đài Tiếng nói Việt Nam cất tiếng chào đời. Người trực tiếp chỉ đạo thành lập Đài phát thanh quốc gia, chính là Lãnh tụ Hồ Chí Minh! 70 năm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, ghi dấu ấn trong mỗi giai đoạn lịch sử gian lao, hào hùng của dân tộc và tạo nên giá trị văn hóa di sản sừng sững và lâu bền: Di sản Tiếng nói Việt Nam! Nhà báo Uông Ngọc Dậu có bài bình luận nhan đề "Làm sáng lên di sản Tiếng nói Việt Nam!"

Truyền thống tự hào - Vững bước tương lai.

"Đây là Tiếng nói Việt Nam..." - giữa mùa thu Hà Nội cách đây tròn 70 năm, câu nói ấy vang lên dõng dạc, tự hào báo tin cho cả thế giới biết, một chính thể Cộng hòa non trẻ vừa ra đời, đó là nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Cũng từ giờ phút ấy, lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam ra đời thêm một loại hình báo chí mới có sức lan tỏa nhanh rộng: Báo nói - Phát thanh. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày ra đời Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945), nhà báo Nguyễn Đăng Tiến - Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam có bài viết "Truyền thống tự hào - Vững bước tương lai".

Dành ngày khai giảng cho học sinh

Dành ngày khai giảng cho học sinh- câu chuyện tưởng "xưa như trái đất" ấy, bỗng nhiên lại trở thành vấn đề được dư luận quan tâm trong mùa khai trường năm nay. Bởi nhiều năm qua, ngày khai giảng đã không còn đúng nghĩa một ngày mở đầu năm học với nhiều niềm vui, mà đã ít nhiều thành nỗi nhọc nhằn với học sinh. Ngày khai trường năm nay sẽ được thay đổi và năm học 2015-2016 này cũng đang đòi hỏi nhiều đổi mới trong cách dạy và học. BTV Mai Hồng có bài bình luận nhan đề “Dành ngày khai giảng cho học sinh”

Thông tin cho doanh nghiệp - khó thế sao?

Trong các hội nghị, diễn đàn lớn, nhỏ bàn về hội nhập được tổ chức liên tiếp trong thời gian gần đây, một vấn đề luôn được đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhắc đi nhắc lại, và cũng là điều nhiều chuyên gia kinh tế đề cập, đó là thông tin cung cấp cho doanh nghiệp về nội dung các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết còn rất thiếu. Đây cũng là một trong những hạn chế, khiến doanh nghiệp thiếu tự tin, thậm chí còn xuất hiện tâm lý hoang mang trong giai đoạn hội nhập sâu của nền kinh tế. Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận "Thông tin cho doanh nghiệp - khó thế sao?"

Thu hẹp khoảng cách thu nhập bằng cách nào?

Báo cáo của Tổng cục Thống kê tại Hội thảo: "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035" mới đây có lẽ khiến tất cả người đón nhận thông tin đều cảm thấy buồn và lo. Buồn vì theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tụt hậu với Hàn Quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm, Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm. Còn lo vì nếu không có những giải pháp thích hợp, thì nguy cơ tụt hậu so với khu vực sẽ càng lớn. Bình luận của biên tập viên Thu Thùy.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: