logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Không thể dùng tiền để lấp khoảng trống mất cân bằng giới tính

Dự thảo Luật Dân số do Bộ Y tế soạn thảo có quy định về chính sách hỗ trợ tài chính cho một bộ phận sinh con gái 1 bề, đang gây ra những luồng ý kiến trái chiều. Người cho là chính sách tiến bộ, người lại cho rằng chính sách này chẳng khác gì “đổ thêm dầu vào lửa”, tạo nên những định kiến mới về tình trạng bất bình đẳng giới. Bình luận của biên tập viên Hoàng Mai Anh

Bước đi nguy hiểm của Nga-Mỹ trên bàn cờ Syri

Chiến tranh Syri đang nóng lên từng giờ khi các cường quốc can thiệp ngày càng sâu vào chảo lửa ở Trung Đồng này. Sau 10 ngày Nga tiến hành các chiến dịch quân sự tại Syri, có những dấu hiệu cho thấy cuộc đối đầu Nga-Mỹ tại Syri đang đến hồi gay cấn và rất dễ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Bình luận của biên tập viên Thu Hà.

Hà Nội và những điều kỳ vọng.

Hôm nay, 10/10 - kỷ niệm 61 năm giải phóng Thủ đô. Còn nếu lấy dấu mốc năm 2010 tròn 1000 năm Thăng Long, thì Thủ đô Hà Nội đã có 1005 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. 61 năm trong 1005 là một quãng thời gian không dài, nhưng cũng đủ để ghi nhận những dấu ấn phát triển của Hà Nội, những điều được và chưa được, những thành tựu và kỳ vọng. Bình luận của biên tập viên Thu Thùy.

Cần nghiêm trị hành vi bạo hành trẻ mầm non

Nhốt trẻ ở ngoài, để trẻ nhặt rác ăn, rồi trói chân tay, nhét giẻ vào miệng bé 15 tháng..., trong vòng chưa đầy một tuần liên tiếp xảy ra hai vụ bạo hành trẻ mầm non, làm dư luận rất bức xúc. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao những hành vi phi nhân tính này vẫn tồn tại? Cần xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ mầm non và siết chặt việc quản lý các cơ sở mầm non này như thế nào để không còn xảy ra những vụ việc đau lòng như vậy? Bình luận của biên tập viên Mai Hồng.

TPP- Đằng sau những tiếng reo vui

Mấy ngày qua, việc hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương của 12 nước thành viên tham gia Hiệp định, trong đó có Việt Nam trở thành tâm điểm của truyền thông Quốc tế và trong nước, được các Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán nhất trí gọi đây là "thỏa thuận lịch sử, có tính chất định hình tương lai", không chỉ cho mỗi quốc gia thành viên mà còn định hình tương lai của nền thương mại toàn cầu. Sau những cảm xúc hồi hộp, rồi vui mừng khi Hiệp định TPP cuối cùng được "chốt" xong đàm phán trong năm 2015 này, thì cũng là lúc bắt đầu những tính toán thật cẩn trọng cho chặng đường tiếp theo. Bình luận của biên tập viên Ngọc Diệu.

Không có nông thôn mới nếu chạy theo thành tích.

Gần 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có khoảng 900 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 50% kế hoạch đề ra của năm 2015. Vì kế hoạch đã đặt ra, vì thành tích nên ở không ít địa phương, chương trình xây dựng nông thôn mới đang bị đẩy tốc độ quá nhanh, làm vội vàng, chạy theo số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng. Trong phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới đây, các đại biểu cũng thừa nhận: xây dựng nông thôn mới đang chạy theo thành tích. Nếu căn bệnh này không được điều trị kịp thời thì không thể có nông thôn mới đúng nghĩa được. Bình luận của biên tập viên Hương Lan.

Trẻ hóa cán bộ không chỉ là "con ông cháu cha"

Trước những vấn đề nảy sinh từ câu chuyện tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm một Giám đốc Sở tuổi 30, là con của nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Bộ Nội vụ đã tổ chức đoàn kiểm tra. Như Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn quả quyết, thì tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm Giám đốc Sở đúng quy trình, đủ điều kiên. Nhưng dư luận quan tâm không chỉ là bằng cấp, quy trình, bởi nó đã quá rõ và đã có câu trả lời khi sự việc mới được đưa ra. Đặt giả thiết, nếu như người trẻ ấy xuất thân từ gia cảnh bình thường thì có được nằm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được tỉnh Quảng Nam ban hành và triển khai hay không? Bình luận của biên tập viên Đàm Hoa.

Trí thức trẻ cần gì?

Thành phố Đà Nẵng vừa khởi kiện 7 trí thức trẻ đi đào tạo ở nước ngoài bằng tiền ngân sách nhưng không về phục vụ quê hương theo cam kết. Dư luận cũng đang nóng với chuyện mấy trăm trí thức trẻ làm Phó chủ tịch xã ở các huyện miền núi khó khăn đang đứng trước nguy cơ không biết đi đâu về đâu khi dự án của Chính phủ kết thúc vào năm tới. Hai đề án, hai câu chuyện khác nhau, nhưng cùng nói lên một thực trạng là sử dụng đội ngũ trí thức trẻ thế nào để họ được cống hiến tâm huyết của mình cho đất nước. Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Mỹ điều 30 nghìn quân sang châu Á - Thái Bình Dương: Không có lửa, cũng sẽ chẳng có khói.

Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là việc chính quyền Mỹ quyết định sẽ điều chuyển hàng chục nghìn quân sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ cũng sẽ triển khai 4 hệ thống vũ khí chiến lược, trong đó có máy bay ném bom tàng hình B-2 tới khu vực này. Giới phân tích cho rằng các động thái này không chỉ phản ánh sự tăng tốc của Mỹ trong chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương mà còn cho thấy mối lo ngại đang gia tăng nhanh về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như những hệ lụy lâu dài của nó. Nhìn lại tình hình thế giới tuần qua, biên tập biên Hồ Điệp có bài bình luận.

Cần nâng cao chất lượng, thương hiệu cho gạo Việt Nam.

Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc xuất khẩu gạo của chúng ta đang gặp nhiều khó khăn, có nguy có mất dần thị trường xuất khẩu. Lâu nay, mặc dù có truyền thống lâu đời về mặt hàng này nhưng gạo Việt Nam thực tế chưa có thương hiệu, chưa kể tới việc chất lượng không đồng đều trong các lô hàng. Vậy làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng gạo Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo. Bình luận của biên tập viên Phương Hà.

Cần đặt trọng tâm nào trong 3 tháng cuối năm?

Sáng qua, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 đã được tiến hành. Chính phủ đã nghe và thảo luận về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2015. Với kết quả tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6,5% - là điều kiện để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015. Tuy nhiên, với các vấn đề nội tại như kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa bền vững, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp vẫn chủ yếu là do cầu yếu, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn... vấn đề đặt ra là cần đặt trọng tâm nào trong 3 tháng cuối năm này? Khi mà, quý cuối cùng của năm không chỉ quyết định việc có hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế của cả năm - còn là động lực thúc đẩy cho kế hoạch năm tới - mà 2016 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2016-2020, với rất nhiều mục tiêu được đề ra tại Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Phân tích của biên tập viên Nguyên Long.

Môi trường-không dại gì mà đánh đổi

Trong những ngày này, Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4 diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của hàng ngàn chuyên gia, các nhà quản lý môi trường trong nước và quốc tế. Chưa bao giờ môi trường trở thành vấn đề nóng như hiện nay. Thành phố sặc mùi khói xe, sông đen đặc vì chất thải công nghiệp, rừng trơ trụi vì bị tàn phá, phố thành sông chỉ sau một trận mưa là những hậu quả mà con người phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường ... Giống như rất nhiều nước châu Á khác, Việt Nam đang phải trả những cái giá quá đắt cho vấn đề môi trường. Biên tập viên Mỹ Hà có bài bình luận nhan đề " Môi trường - không dại gì mà đánh đổi"

Những vấn đề nội tại của đô thị Việt Nam.

Sập nhà cổ, vỡ đường ống dẫn nước lần thứ 16 kể từ khi đưa vào sử dụng, đường phố cứ mưa là ngập... có vẻ như không liên quan đến nhau, nhưng thực tế lại có nhiều điểm chung: cùng xảy ra ở đô thị, cùng là hậu quả của tốc độ phát triển quá nóng ở các đô thị và cùng bộc lộ những yếu kém trong công tác quản lý của đô thị Việt Nam hiện đại. Bình luận của biên tập viên Thu Thùy.

Trung - Mỹ: Bất đồng vẫn còn đó

Tuần qua là một tuần sôi động với nhiều diễn biến quốc tế quan trọng. Trong đó đáng chú ý là chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cuộc hội đàm của ông với Tổng thống Mỹ Obama tại Nhà Trắng vào cuối tuần. Mặc dù là một sự kiện quan trọng song chuyến thăm này lại không thu hút được sự quan tâm tương xứng của giới truyền thông Mỹ bởi giữa hai bên vẫn tồn tại bất đồng trong các vấn đề cốt lõi. Biên tập viên Việt Nga có bài bình luận nhan đề "Trung-Mỹ: Bất đồng vẫn còn đó"

Vị thế của kinh tế tập thể.

Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún cùng câu chuyện nông sản "được mùa mất giá" vốn là căn bệnh trầm kha của ngành nông nghiệp trong suốt thời gian qua. Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã kiểu mới đang là xu thế tất yếu và cũng là yêu cầu bắt buộc với ngành nông nghiệp, góp phần thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu hiệu quả, giúp nông dân tránh được những rủi ro, thiệt hại về kinh tế khi sản xuất đơn lẻ, manh mún. Tuy nhiên, muốn triển khai mô hình hợp tác xã kiểu mới trúng và đúng, cần xác định rõ về vị thế và vai trò của kinh tế tập thể. Bình luận của biên tập viên Minh Khánh.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: