logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Doanh nghiệp Việt Nam làm sao để lớn

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2015 diễn ra ngày hôm qua, một lần nữa, thông điệp sát cánh cùng doanh nghiệp và các nhà đầu tư được Thủ tướng Chính phủ khẳng định, qua những nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trăn trở lớn hiện nay, được đại diện cộng đồng doanh nghiệp bày tỏ, là doanh nghiệp của Việt Nam đa số là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, vậy làm sao có thể trụ được trong xu thế hội nhập như vũ bão hiện nay? Bình luận của Biên tập viên Ngọc Diệu:

Du lịch Trường Sa để thêm yêu Tổ Quốc

Thông tin tour du lịch đưa khách ra thăm Trường Sa sắp khai trương đang khiến nhiều người háo hức chờ mong. Bởi từ rất lâu rồi, trong lòng mỗi người dân Việt Nam, Trường Sa không chỉ là một địa danh như bao địa danh khác, không phải là những hòn đảo bình thường như bao hòn đảo khác, mà giữa trùng dương tít tắp, Trường Sa là giang sơn Tổ Quốc, là một phần máu thịt trĩu nặng yêu thương và khắc khoải. Du lịch Trường Sa đâu chỉ để đi, để ngắm, mà thiêng liêng hơn là để mỗi người Việt Nam thêm yêu Tổ Quốc mình. Bình luận của Biên tập viên Hoàng Mai Anh:

Hành động vẫn chưa đủ để mang lại thế giới bình yên.

Tuần qua, bức tranh thế giới vẫn tiếp tục u ám bởi những vấn đề nan giải như chiến dịch chống tổ chức khủng bố IS, cuộc khủng hoảng di cư, dịch bệnh MERS-CoV, hay xung đột ở Ucraina và tranh chấp lãnh thổ... vẫn diễn biến theo chiều hướng xấu. Điều đó cho thấy cộng đồng quốc tế đang lúng túng và hành động chưa đủ để tự cứu mình khỏi những hiểm họa khôn lường và mang lại thế giới bình yên. Nhận định của biên tập viên Thu Hà.

Đích đến của mô hình liên kết.

Câu chuyện nông sản "được mùa mất giá" vốn là căn bệnh trầm kha của ngành nông nghiệp trong suốt thời gian qua. Đây cũng là một trong những vấn đề "nóng" đặt ra trên bàn nghị sự của Quốc hội. Giải bài toán này, liên kết, hợp tác - được xem là xu hướng tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, vừa giúp nông dân tránh được rủi ro, thiệt hại về kinh tế khi sản xuất, vừa nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận lại bản chất đích thực của Hợp tác xã để có được sự phát triển đúng hướng. Bình luận của biên tập viên Minh Khánh.

Thủ tục hành chính về đất đai và lực cản với sự phát triển

Cách đây ít ngày, Thủ tướng Chính phủ đã phê bình các địa phương chậm trễ trong việc cải cách thủ tục hành chính về đất đai. Điều này cho thấy, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai đang là mối quan tâm hàng đầu của người đứng đầu Chính phủ. Và trên thực tế, những vướng mắc trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai đang là một lực cản đối với quá trình phát triển kinh tế. Bình luận của biên tập viên Thu Thùy về nội dung này.

Tự do hóa lãi suất - Không thể trì hoãn

Công cuộc hội nhập kinh tế thế giới của đất nước ta đã đi được những bước dài. Những ngày gần đây, liên tục xuất hiện những bước đi mới nhằm tăng cường hội nhập với kinh tế thế giới. Đây là thời cơ và cũng là thách thức lớn đối với nước ta, khi đi đôi với hội nhập, chúng ta phải quyết liệt thay đổi những chính sách và qui phạm pháp luật liên quan đến đời sống kinh tế, để tạo nền tảng cho nền kinh tế vững bước tiến lên, trên những đường ray mới. Bình luận của Biên tập viên Thu Liên:

Trong sáng - công tâm để lựa chọn.

Tại hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai Phương hướng công tác nhân sự và Quy trình giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 những người có một trong các khuyết điểm về: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu cục bộ, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ... Yêu cầu này luôn được đặt ra trong công tác nhân sự, đặc biệt là mỗi kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt nữa trong bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội hiện nay. Nó đòi hỏi những người làm công tác nhân sự phải thật trong sáng, công tâm, khách quan. Bình luận của biên tập viên Đàm Hoa.

Đừng để người bị oan tiếp tục “bị hành”

Thời gian gần đây, nhiều người bị điều tra, truy tố, xét xử oan sai đã được công khai xin lỗi, khôi phục danh dự và vị trí việc làm. Tuy vậy, đối với bồi thường thiệt hại về vật chất, người bị oan sai đang tiếp tục "bị hành" do nhiều qui định thiếu khả thi cũng như cách làm máy móc của những người được giao nhiệm vụ. Bình luận của Biên tập viên Ngọc Năm về nội dung này:

Trung Quốc cô độc trong thế cờ tại biển Đông.

Trước khi sang tham dự Đối thoại Shangri La tại Singapore, Thượng nghị sỹ Mỹ Dan Sullivan đã khẳng định: Bằng những hành động phi pháp tại Biển Đông, Trung Quốc đã tự cô lập mình. Và thực tế những gì diễn ra tại Đối thoại Shangri La đã cho thấy rõ điều này. Ngoài những phát biểu bày tỏ lo ngại, phản đối rồi lên án và vạch trần sai phạm mà Trung Quốc đang tiến hành ở Biển Đông thì không có bất kỳ quốc gia nào đứng về phía Trung Quốc. Trung Quốc đang đơn độc trong chính thế cờ mà họ bày ra tại Biển Đông. Bình luận của biên tập viên Việt Nga.

Làm gì để bức tranh ngày hè của các em có những gam màu tươi sáng?

Năm học 2014-2015 vừa kết thúc và các em học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Nhưng dường như với nhiều trẻ em, các kỳ nghỉ hè chỉ đơn thuần là nghỉ học, ít các hoạt động hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi. Để có những ngày hè vui tươi, bổ ích cho các em, rất cần sự quan tâm và yêu thương từ gia đình, chính quyền địa phương và cả xã hội. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng.

5 tháng nhập siêu tăng mạnh: liệu có đáng lo?

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay của Bộ Kế hoạch và đầu tư tại phiên họp thường kỳ tháng 5 của Chính phủ, 5 tháng qua, cả nước đã nhập siêu gần 3 tỷ đô-la, bằng 4,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, rất sát với mức Quốc hội cho phép là 5%. Từ trạng thái bắt đầu xuất siêu từ năm 2012, thì tới năm nay, nhập siêu đã quay trở lại và có dấu hiệu tăng mạnh. Bình luận của biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nông nghiệp thời hội nhập - Chuyên nghiệp để không thua thiệt.

- Đã nhiều năm rồi, chuyện nông sản thừa ế, rớt giá vẫn thường xuyên diễn ra. Từ lúa gạo phẩm cấp thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long, trái thanh long, hạt cà phê, hạt điều,... rồi gần đây nhất là củ hành tím, trái dưa hấu bạt ngàn khắp trong Nam ngoài Bắc, trở thành chủ đề nóng tại nghị trường Quốc hội. Không chỉ có trái dưa, củ hành, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nếu không có những giải pháp tái cơ cấu mạnh mẽ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đưa khoa học công nghệ trở thành yếu tốt đầu vào thì sẽ còn rất nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, thủy sản... sẽ đối mặt với những thách thức vô cùng lớn. Bình luận của biên tập viên Mỹ Hà.

Trăn trở với "Tam nông"

Tuần đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa 13 đang diễn ra tại Hà Nội. Nhiều vấn đề kinh tế, xã hội được đưa ra thảo luận đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong các báo cáo trình Quốc hội ngay từ phiên khai mạc và những ngày tiếp theo, vấn đề đời sống của người dân vùng nông thôn được đề cập nhiều, trong đó có những trăn trở về “tam nông” cần được tập trung giải quyết. Bình luận của Biên tập viên Ngọc Năm:

Càng nước lớn càng nên tự trọng.

- Căng thẳng tại Biển Đông tiếp tục leo thang khi tuần qua Trung Quốc cho lực lượng hải quân 8 lần yêu cầu một máy bay do thám của Mỹ phải rời khỏi khu vực Biển Đông. Sự việc không dừng lại ở đó khi Trung Quốc đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp mạnh với Mỹ trên Biển Đông. Điều đáng bàn là hành động của Trung Quốc tiếp tục đi ngược lại với những luật pháp quốc tế bởi Biển Đông chưa bao giờ là vùng biển riêng của Trung Quốc. Sự phớt lờ những chuẩn mực quốc tế, những hành động ngang ngược của Bắc Kinh tại Biển Đông không chỉ khiến dư luận thế giới bất bình, mà còn khiến người ta nghi ngờ về tư cách của một nước lớn. Nhìn lại tình hình Biển Đông trong tuần, biên tập viên Hồ Điệp có bình luận.

Những kỳ vọng hợp tác Việt Nam - Liên Hợp Quốc

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hôm nay, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-mun và phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức nước ta. Diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu Liên Hợp Quốc được kỳ vọng, sẽ góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam - Liên Hợp Quốc và hợp tác nhiều mặt với Liên Hợp Quốc, qua đó thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới. Bình luận của Biên tập viên Hồ Điệp:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: