logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Lắt léo và ngụy biện

Ông Hồng Lỗi - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo cách đây 2 ngày tại Bắc Kinh rất hào hứng, rằng, lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển, rằng, Bắc Kinh có trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế thực hiện trọng trách này(!) Thực tế và bản chất vấn đề liệu có đúng như những tuyên bố của Trung Quốc? Bình luận của Nhà báo Uông Ngọc Dậu:

Hội nhập kinh tế thế giới: Thách thức "so găng" trên sân nhà.

Năm 2015 này là năm đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. Dự kiến cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời và 12 quốc gia thuộc Thái Bình Dương đang trong quá trình nước rút ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Những sự kiện này sẽ là “ tiếng cồng” chính thức khai màn cho các cuộc so găng giữa doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp ngoại trên mặt trận kinh tế. Biên tập viên Thu Liên có bài bình luận “ Hội nhập kinh tế thế giới – thách thức so găng trên sân nhà”.

Cần có một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và minh bạch

Hôm nay, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa 13 khai mạc tại Hà Nội. Đối với công tác lập pháp, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến thông qua nhiều Dự án Luật quan trọng như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản pháp luật và nhiều Dự án Luật khác… Việc sửa đổi và thông qua Luật Ban hành văn bản pháp luật - Luật được coi là đạo luật gốc để ban hành mọi văn bản pháp luật - được kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng ban hành chính sách theo kiểu “trên trời rơi xuống”. Bình luận của Biên tập viên Ngọc Chi:

Dự án lấn sông Đồng Nai: không nên tạo tiền lệ nguy hiểm!

- Đã hơn 1 tháng trôi qua kể từ khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho tạm dừng thi công dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai", dư luận vẫn đang nóng lòng chờ đợi quyết định chính thức dừng dự án, trả lại nguyên trạng cho dòng sông. Đã có nhiều cuộc khảo sát của các chuyên gia chỉ ra những tác động không hề nhỏ của dự án tới dòng chảy cũng như tới sinh kế của 18 triệu người sống dọc hai bên bờ sông, nhưng vì sao đến giờ người dân Đồng Nai nói riêng và 11 tỉnh thành phố có con sông chảy qua nói chung vẫn chưa có câu trả lời chính thức? Bình luận của biên tập viên Nguyễn Mỹ Hà.

Đã đến lúc cần “Trưng cầu ý dân”

Tại Phiên họp lần thứ 38 của Ủy ban Thương vụ Quốc hội vừa bế mạc chiều qua, Dự thảo Luật Trưng cầu ý dân lần thứ 2 được đưa ra. Theo ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, "trưng cầu ý dân là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời điểm cụ thể". Và theo nhiều chuyên gia pháp lý, đây là thời điểm chín muồi để ban hành Luật Trưng cầu ý dân. Nó thể hiện vai trò nhiều khi có tính quyết định của người dân trong các hoạt động chính trị-kinh tế-xã hội của đất nước; khẳng định tiếng nói của người dân luôn được lắng nghe, được tôn trọng. Và nó, là việc cụ thể hóa những điều đã được hiến định; cụ thể hóa tư tưởng "lấy dân làm gốc" của Chủ tịch Hồ Chi Minh. Bình luận của Biên tập viên Đàm Hoa:

Đừng là dự án tai tiếng!

- Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thuộc dự án giao thông trọng điểm. Với những "kỷ lục" về chậm tiến độ; phát sinh, tăng mức đầu tư; gây cản trở, ách tắc giao thông và những vụ tai nạn nghiêm trọng "từ trên trời" xảy ra liên tiếp, dự án này đang trở nên tai tiếng, thành nỗi ám ảnh người dân. Bình luận của nhà báo Uông Ngọc Dậu.

Điều mong muốn của Dân với Đảng

Những ngày qua, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 11 của Đảng bàn về vấn đề nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đảng viên cũng như người dân. Điều người dân quan tâm nhất, mong đợi nhất chính là tư tưởng đổi mới về công tác cán bộ. Nhiều người bày tỏ sự đồng tình, tâm huyết với phần nội dung công tác nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương thảo luận kỹ và thông qua phương hướng lựa chọn cán bộ vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 12. Nhà báo Nguyễn Đăng Tiến có bài bình luận "Điều mong muốn của Dân với Đảng" bàn về nội dung này

Làm gì để hàng nông sản không rơi vào tình trạng được mùa, rớt giá?

- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch hầu hết các mặt hàng nông thủy sản đều sụt giảm đáng kể. Hàng trăm xe gạo ùn tắc trong thời gian dài tại cửa khẩu Lào Cai, các loại dưa hấu, hành tím Sóc Trăng, hành tây Đà Lạt... đầy đồng với giá rẻ thê thảm, buộc các cơ quan, ban ngành, đoàn thể phải chung tay tiêu thụ giúp đã nói lên thực trạng với điệp khúc được mùa mất giá luôn lơ lửng trên đầu người nông dân một nắng hai sương. Chinh phục thị trường nội địa, có hướng xuất khẩu vững chắc là vấn đề cấp bách đặt ra. Bình luận của biên tập viên Phương Hà.

Để những lời hứa không mang hình ống nước vỡ!

- Hai ông giám đốc liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước sông Đà bị bắt giam, người ta tin pháp luật không dung thứ cho những kẻ làm giả ăn thật, bòn rút tiền bạc của dân. Tuy nhiên, cái mà người dân Hà Nội cần ở Công ty nước sạch Vinaconex là lời hứa của họ phải trở thành sự thật. Bởi một trong 3 tiêu chí để công ty này được chọn thi công đường ống nước số 2 sau khi đường ống số 1 bị vỡ đến 10 lần là "họ đã xin lỗi, đã cầu thị". Thế nhưng sau gần 1 năm hứa hẹn, đến nay công trình vẫn chưa được khởi công. Biên tập viên Vân Thiêng có bình luận.

Dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân sẽ tham dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (từ ngày 8 đến 10/5/2015). Chuyến thăm này sẽ ghi dấu mốc mới trong quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác đem lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên.

Điều hành giá xăng dầu: Bao giờ mới có thị trường?

"Kiềm chế", "trì hoãn", "neo giá"... là những cụm từ mà cả cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, doanh nghiệp và giới truyền thông sử dụng để nói về giá xăng dầu những ngày qua. Và chắc hẳn sẽ lại "tăng sốc", "tăng cao", "tăng nhiều, giảm ít" trong điều hành xăng dầu những ngày tới. Tất cả những cụm từ mạnh mẽ này không phải không có lý, khi thị trường xăng dầu trong nước đang không đồng hành với diễn biến của giá xăng dầu thế giới, cũng không tuân thủ theo qui định của Nghị định 83 về điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Bình luận của Biên tập viên Nguyên Long:

Thấy gì qua nguyên nhân số người nhập viện gia tăng trong mấy ngày nghỉ lễ?

- Chỉ trong 6 ngày nghỉ lễ, cả nước đã có hàng nghìn người nhập viện vì tai nạn giao thông hoặc đánh nhau. Trong số 70.000 người đến khám bệnh tại các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh đã có 1.500 người cấp cứu do tai nạn giao thông và 300 người do ẩu đả. Những con số này nói lên điều gì? Biên tập viên Thu Thùy có bài bình luận.

“Hãy nhặt rác và trồng hoa" để Việt Nam ngày càng đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế

Năm nay, nghỉ lễ 30-4 và 1-5 dài ngày, lượng khách du lịch tăng đột biến ở hầu hết các khu nghỉ mát, các điểm du lịch. Tuy có giảm hơn những năm trước, nhưng tình trạng một số doanh nghiệp, người kinh doanh tự ý nâng giá khách sạn, giá dịch vụ lên quá cao chèn ép khách đã để lại không ít phiền toái cho du khách. Hãy nói không với những lợi ích cỏn con trước mắt, hãy nhân lên những hành động đẹp để hình ảnh đất nước Việt Nam, con người Việt Nam ngày càng đẹp hơn trong mắt bạn bè. Bình luận của Biên tập viên Vân Thiêng:

Không thể hợp tác nếu thiếu lòng tin, thiện chí và sự chân thành.

- Cùng với những thông tin khắc phục hậu quả trận động đất Nepal, việc hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 ra Tuyên bố của Chủ tịch đề cập vấn đề Biển Đông khiến dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Tuyên bố Chủ tịch ASEAN lần thứ 26 chia sẻ quan ngại sâu sắc về hành động tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông; chỉ rõ sự nguy hiểm, sự mất lòng tin đối với những hành động của Trung Quốc; và cho thấy sự đồng thuận, quyết tâm của cả khối để giải quyết những thách thức lớn của khu vực. Ở một góc nhìn khác, nó cũng đặt ra vấn đề: dù là nước lớn, nhưng các đối tác của ASEAN cũng cần phải tôn trọng ASEAN cũng như phải tuân thủ các nguyên tắc chung của cộng đồng quốc tế. Đó là điều kiện cần và đủ để thúc đẩy hợp tác. Biên tập viên Hồ Điệp có bài bình luận.

Tìm lối thoát cho nông sản:Đầu tiên là nâng cao chất lượng.

- Chưa bao giờ câu chuyện đầu ra cho nông sản lại nóng như thời điểm này khi hàng loạt nông sản như lúa gạo, dưa hấu, hành tím... bị ứ đọng, ách tắc tại cửa khẩu, hoặc không có người mua. Thế nhưng trong bức tranh có nhiều mảng tối của thị trường nông sản, những ngày gần đây có lóe lên điểm sáng về việc Bộ Nông nghiệp Úc cho phép nhập khẩu vải thiều tươi vào nước này khi đáp ứng đúng tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà họ đề ra. Điều đó cho thấy, chất lượng là yếu tố hàng đầu mà nông dân và ngành nông nghiệp chú ý thực hiện để tìm lối thoát cho nông sản hiện nay. Bình luận của biên tập viên Hương Lan.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: