logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tìm lối thoát cho nông sản:Đầu tiên là nâng cao chất lượng.

- Chưa bao giờ câu chuyện đầu ra cho nông sản lại nóng như thời điểm này khi hàng loạt nông sản như lúa gạo, dưa hấu, hành tím... bị ứ đọng, ách tắc tại cửa khẩu, hoặc không có người mua. Thế nhưng trong bức tranh có nhiều mảng tối của thị trường nông sản, những ngày gần đây có lóe lên điểm sáng về việc Bộ Nông nghiệp Úc cho phép nhập khẩu vải thiều tươi vào nước này khi đáp ứng đúng tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà họ đề ra. Điều đó cho thấy, chất lượng là yếu tố hàng đầu mà nông dân và ngành nông nghiệp chú ý thực hiện để tìm lối thoát cho nông sản hiện nay. Bình luận của biên tập viên Hương Lan.

Khi cả dân tộc cùng chiến thắng

Ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm với nhiều hy sinh, mất mát. Đó là ngày lịch sử trong những ngày lịch sử khi Bắc - Nam nối liền, đất nước thống nhất, các gia đình đoàn tụ. Ngày 30/4, với dân tộc Việt Nam, là ngày chiến thắng, ngày đoàn tụ, ngày hòa giải, hòa hợp, ngày hàn gắn những vết thương của quá khứ để đi tới phía trước! Năm nay, kỷ niệm tròn 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gần kề với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Tinh thần ngày chiến thắng 30/4 càng thấm đẫm tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc để thêm đoàn kết, nhân lên sức mạnh Việt Nam. Nhà báo Uông Ngọc Dậu có bài bình luận nhan đề "Khi cả dân tộc cùng chiến thắng"

Ngày Giỗ Tổ, nghĩ về sự trường tồn của dân tộc.

Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc Việt Nam - những người tự hào mang trong mình dòng máu Rồng Tiên. Trong những ngày tháng 3, ai cũng mong được hành hương về đất Tổ, lên đỉnh non thiêng Nghĩa Lĩnh thành kính dâng nén hương thơm, tỏ lòng tri ân công đức các Vua Hùng có công dựng nước. Ngày Quốc giỗ là dịp để cháu con hôm nay suy nghĩ về truyền thống cha ông, tự hào về sức mạnh cội nguồn, về sự trường tồn của dân tộc. Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Dành chỗ cho sự tử tế và lòng tự trọng

Gần đây, trong đời sống diễn ra một số sự kiện khiến chúng ta phải suy nghĩ. Nếu chúng ta vui trước thông tin không ai "hôi của" dù xe bia bị lật; chuyện cộng đồng chung tay giúp đỡ nông dân tiêu thụ sản phẩm dưa hấu, hành tím; thì thật đáng buồn trước câu chuyện hỗn loạn tại Công viên nước Hồ Tây. Đã đến lúc đời sống của chúng ta cần dành nhiều chỗ hơn cho sự tử tế và lòng tự trọng. Bình luận của BTV Mai Hồng:

Một đồng lời một đồng tiêu cực phí.

Tham luận tại Diễn đàn kinh tế mùa xuâ 2015 mới đây, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã nêu một số liệu khiến nhiều người phải quan tâm. Đó là tình trạng doanh nghiệp muốn có một đồng lời, phải mất xấp xỉ một đồng tiêu cực phí. Nói cách khác, đó là tiền hối lộ mà các doanh nghiệp phải bấm bụng chi ra để mua sự thuận lợi trong kinh doanh. Tình trạng nhũng nhiễu đang trở thành điểm nghẽn trong việc thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nếu không có biện pháp chấn chỉnh quyết liệt sẽ để lại nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế. Bình luận của biên tập viên Hoàng Mai Anh.

Chống chuyển giá và lợi ích quốc gia.

Chống chuyển giá và trốn thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã được các cơ quan chức năng quan tâm và tìm nhiều giải pháp đối phó. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa yêu cầu Bộ Tài chính cùng các ban ngành liên quan tăng cường các bước đi nhằm chống chuyển giá và trốn thuế một cách hiệu quả, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang đứng trước những yêu cầu hội nhập cấp thiết. Bình luận của biên tập viên Thu Liên.

Quả dưa hấu ngọt và những bài học đắng

Những ngày qua, thông tin về tình trạng dưa hấu miền Trung bị ùn tắc tại Cửa khẩu phía Bắc cùng những nỗ lực của cộng đồng để "giải cứu" dưa hấu đã làm xôn xao dư luận. Một số vùng đã hết dưa. Thông tin trên mạng xã hội Facebook cho biết, đã có hiện tượng thương lái tranh mua với các thanh niên tình nguyện đang hỗ trợ mua dưa cho bà con trong 2 ngày cuối tuần và nâng giá tới 3.200 đồng/kg... Nhưng đằng sau chiến dịch hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu, và mới đây là chiến dịch hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ hành tím, bài học rút ra là gì? Bình luận của Biên tập viên Thu Thùy:

Hợp tác Á - Phi vì hòa bình và phát triển thịnh vượng.

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo, hôm nay (21/4), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Phi tại thủ đô Jakarta và Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bangdung, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược mới Á - Phi từ ngày 22-24/4. Đây là hoạt động thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời Việt Nam mong muốn cùng các nước Á - Phi bảo vệ các nguyên tắc Bandung và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác chặt chẽ nhiều mặt với các nước Á - Phi và quan hệ đối tác chiến lược với nước chủ nhà Indonesia. Nhân sự kiện quan trọng này, Hoàng Dũng phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam có bài viết.

Năng lực cạnh tranh quốc gia và trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014. Thành phố Đà Nẵng tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng, trong khi thành phố Hồ Chí Minh vừa vươn lên xếp thứ 4, Hà Nội dù có tăng 7 bậc, vẫn chỉ xếp ở vị trí thứ 26. Liệu điều Đà Nẵng làm được, có thể nhân rộng ra các địa phương khác, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ. Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Cuộc đấu Mỹ - Trung vẫn phải chờ hiệp hai.

- Tuần qua, Trung Quốc tuyên bố Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh khởi xướng đã có 57 thành viên sáng lập và dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm nay. Dư luận thế giới quan tâm đến sự ra đời của ngân hàng này không chỉ bởi kỳ vọng vào tính hiệu quả của nó, mà còn bởi nó đã "ghi điểm" cho Trung Quốc trong cuộc đấu Mỹ - Trung trên võ đài kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cuộc đấu này vẫn tiếp diễn và dư luận đang chờ hiệp hai khi Mỹ gia tăng nỗ lực cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để "gỡ điểm". Nhận định của biên tập viên Thu Hà.

Để không còn những văn bản pháp luật thiếu sức sống

Câu chuyện văn bản quy phạm pháp luật "chết non", "chết yểu" hoặc phải sửa đi sửa lại nhiều lần không còn là lạ trong quá trình thực thi pháp luật ở nước ta. Nhưng cái lạ là vì sao đã có Luật Ban hành văn bản pháp luật mà thực trạng này vẫn tồn tại. Phải chăng luật chưa "thấm" vào quá trình thực thi? Phải chăng các cơ quan có chức năng soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật chưa thực hiện đúng quy trình? Phải chăng Luật ban hành văn bản pháp luật còn có vấn đề? Biên tập viên Đàm Hoa có bài bình luận: Để không còn những văn bản pháp luật thiếu sức sống.

Thủ tướng Nauy thăm chính thức Việt Nam - Thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, hôm nay (17/4), Thủ tướng Na Uy Ê-na Xôn-béc bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Với mục đích tăng cường hợp tác song phương, trao đổi các phương hướng, biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, chuyến thăm của Thủ tướng Na Uy Ê-na Xôn-béc sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Na Uy lên một tầm cao mới.

Từ thực phẩm bẩn - sự khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng - Nghĩ về phát triển nông nghiệp sạch.

- Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay đã bắt đầu, với chủ đề "Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn". Đây là cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm trong năm, với kỳ vọng, và cũng là mục tiêu nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Một thực tế đáng buồn là vi phạm về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng, khiến người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin về chất lượng hàng hóa nông sản thực phẩm, bởi khó lòng trở thành người tiêu dùng thông thái khi mà việc kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm vẫn đang là khâu yếu kém. Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Cần lương tâm của người cung ứng

Mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở mọi lĩnh vực ngày càng ở mức trầm trọng. Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí cả tính mạng người tiêu dùng. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong năm 2014 vừa qua, cả nước đã có gần 200 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.000 người mắc, hơn 80% trong số này nhập viện, 43 trường hợp tử vong. Chất lượng thực phẩm không đảm bảo đã gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cộng đồng, và thực sự trở thành mối lo lớn của toàn xã hội. Bình luận của Biên tập viên Phương Hà:

Để "tốt nghiệp" ODA

Cuối tháng 3 vừa qua, một doanh nghiệp tại Đà Nẵng đã gây bất ngờ lớn khi tuyên bố từ chối nguồn vốn ODA cho dự án mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn II với lý do đơn vị này có khả năng tự huy động tài chính để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Sự từ chối có phần "nhã nhặn" của một doanh nghiệp địa phương trước nguồn vốn ODA như một lời cảnh tỉnh trước "bầu sữa" ODA trong bối cảnh nợ công tăng cao. Bình luận của biên tập viên Mỹ Hà.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: