logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nâng cao chất lượng, giá trị, vị thế và sức cạnh tranh của hạt cà phê robusta Việt Nam (01/08/2023)

Thưa quý vị và các bạn! Sau rất nhiều năm cầm cự với giá cà phê từ trung bình đến thấp, năm nay nông dân Tây Nguyên mới lại thấy hy vọng về một mùa vụ tươi sáng, khi xu thế tăng giá được duy trì suốt từ cuối năm ngoái tới nay, đưa mức giá cà phê từ khoảng 45.000đ/1kg lên 68.000đ/1kg, mở ra triển vọng cho niên vụ cà phê sắp tới. Đây là nhân tố quan trọng để kéo nông dân quay trở về với hoạt động sản xuất cà-phê, sau sự bùng nổ trong canh tác sầu riêng và chanh leo hồi đầu năm. Nếu bối cảnh hiện tại được duy trì, kim ngạch xuất khẩu cà-phê của Việt Nam có cơ hội vượt mức 4 tỷ USD trong năm nay. Vậy làm sao để tạo dấu ấn nổi bật, giá trị, vị thế và sức cạnh tranh của hạt cà phê robusta Việt Nam.

Thái Lan áp dụng Mô hình Kinh tế Tuần hoàn – Sinh học – Xanh cho phát triển du lịch bền vững (28/7/2023)

“Làm thế nào các quốc gia có thể đồng thời duy trì tăng trưởng trong khi bảo vệ hành tinh này” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Giữa muôn vàn giải pháp, ý tưởng “kinh tế tuần hoàn” đang ngày càng trở nên phổ biến. Tại Thái Lan, trong kế hoạch phát triển mới nhất của mình, chính phủ nước này đưa ra mô hình “Nền kinh tế tuần hoàn - sinh học - xanh” (BCG) cho tương lai bền vững. Ngành du lịch Thái Lan được áp dụng mô hình kinh tế này một cách rõ nét nhất, trong đó có việc thiết lập một tiêu chuẩn mới cho du lịch có trách nhiệm.

Ấn Độ và bài toán kiểm soát giá lương thực, thực phẩm (26/07/2023)

Trong những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, trên các phương tiện truyền thông của Ấn Độ, chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân là việc giá cả nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao. Thậm chí giá cà chua còn tăng tới 8 lần khiến nhiều hộ gia đình phải loại bỏ cà chua khỏi bữa ăn hàng ngày vì không đủ khả năng chi trả, dù đây là loại rau củ thiết yếu. Vậy điều gì đang xảy ra với nguồn cung thực phẩm của Ấn Độ, và chính phủ đang có biện pháp gì để kiểm soát giá cả mặt hàng này, tránh tác động tiêu cực tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế?

Khởi tố hình sự các doanh nghiệp chậm đóng BHXH - bước đi cần thiết để bảo vệ quyền lợi người lao động

UBND TP Hồ Chí Minh vừa yêu cầu cơ quan Bảo hiểm xã hội phối hợp Công an thành phố thực hiện xác minh, củng cố hồ sơ và đề nghị khởi tố các đơn vị chậm, nợ, trốn đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế; hoặc yêu cầu các doanh nghiệp chậm đóng xây dựng kế hoạch cam kết và thực hiện nộp tiền đóng các loại bảo hiểm này theo tiến độ. Trước tình trạng các doanh nghiệp chậm đóng chiếm tỷ lệ cao, động thái vừa nêu sẽ có tác dụng ra sao? Giải pháp tổng thể để bảo vệ quyền lợi của người lao động là gì? Chúng tôi kết nối với PV Đài TNVN thường trú tại TPHCM để cùng trả lời cho những vấn đề vừa nêu.

Phát triển kinh tế số Đà Nẵng: Ý tưởng về mạng blockchain đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á

Sự kiện đáng chú ý trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ số vừa diễn ra tại Đà Nẵng trong tháng 7/2023 là Sở Thông tin và Truyền thông thành phố và Hội Tin học Việt Nam tổ chức hội thảo xúc tiến triển khai ứng dụng công nghệ Blockchain vào quản lý, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP của địa phương. Trong đó, dự kiến kế hoạch triển khai nền tảng chuỗi khối riêng là Đà Nẵng Chain trong thời gian từ nay đến năm 2024. Nền tảng này được kỳ vọng sẽ tương tác hiệu quả, mở rộng kết nối và minh bạch hơn trong phát triển xã hội số, kinh tế số của thành phố biển. Đây cũng là bước đi đột phá, là điểm sáng của phát triển công nghệ và chuyển đổi số trong khu vực.

Lạm phát châu Á dự báo “hạ nhiệt”: Cơ hội kèm thách thức! (24/07/2023)

Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo, mức lạm phát trung bình tại 46 nền kinh tế thành viên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (còn gọi là nhóm các nước châu Á đang phát triển) sẽ vào khoảng 3,6% trong năm nay, thấp hơn đáng kể so với dự báo hồi tháng Tư là 4,2%. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy kinh tế châu Á đang dần quay trở lại quĩ đạo ổn định? Và đi kèm với xu hướng này liệu có những thách thức tiềm ẩn nào cho các nền kinh tế trong khu vực?

Đông Nam Á nỗ lực đẩy lùi “bẫy việc nhẹ lương cao” (21/07/2023)

“Được cung cấp chỗ làm việc trực tuyến, ăn ở miễn phí, lương cao” - đây là những lời chào mời hấp dẫn nở rộ trên các trang mạng xã hội thời gian qua, đánh vào tâm lý của nhiều lao động ở các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, giấc mộng việc nhẹ lương cao ngay lập tức đã bị chôn vùi khi người lao động phải đối diện với thực tế vô cùng khắc nghiệt: bị ép thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến, làm nhiều giờ trong ngày với mức lương thấp, bị quản thúc thậm chí bị đánh đập nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Góc nhìn của PV Phạm Hà - Thường trú Đài TNVN tại Indonesia.

TPHCM ứng phó với dịch (20/07/2023)

Số ca mắc, nhập viện do tay chân miệng và sốt xuất huyết đang tiếp tục tăng nhanh trên địa bàn tp HCM. Chỉ trong tuần qua, thành phố ghi nhận thêm hơn 1.600 ca bệnh tay chân miệng, tăng gần 2,5 lần so với trung bình tháng trước. Vì sao dịch liên tục gia tăng và tp HCM ứng phó ra sao? là nội dung chúng tôi đề cập ngay sau đây.

Thời tiết cực đoan: gánh nặng chưa từng có cho nền nông nghiệp Ấn Độ (19/7/2023)

Thời tiết cực đoan đã gây nên tình trạng mất mùa trên khắp Ấn Độ. Vì thế, những loại thực phẩm thông thường như cà chua, hành tây, khoai tây đang dần ‘biến mất’ trên bàn ăn của người Ấn vì giá được mô tả là cao chưa từng có. Chính phủ Ấn Độ cũng tính đến việc cấm xuất khẩu hầu hết các loại gạo, để “hạ nhiệt” giá gạo trong nước. Thực trạng ở Ấn Độ một lần nữa chứng minh nguy cơ mất an ninh lương thực do biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và sẽ diễn biến phức tạp hơn

Trung Quốc cân bằng giữa giám sát và phát triển AI (Ngày 17/7/2023)

Trung Quốc mới đây đã ban hành các quy định để quản lý ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh. Theo Cục quản lý không gian mạng của Trung Quốc, việc ban hành các quy định mới nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của AI thế hệ mới và các ứng dụng tiêu chuẩn liên quan, bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích chung của toàn xã hội. Với quy định này, Trung Quốc được cho là đi trước một bước so với các quốc gia khác trong việc thiết lập các “hàng rào” để kiểm soát AI tạo sinh – công nghệ nổi tiếng từ khi ChatGPT ra đời.

Ấn Độ và Pakistan bế tắc trong tranh cãi về nguồn nước sông Ấn (Ngày 14/7/2023)

Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay, Hà Lan mới đây đưa ra phán quyết, trong đó khẳng định Tòa có thẩm quyền xem xét các tranh chấp theo yêu cầu của Pakistan về vấn đề nguồn nước sông Ấn giữa Ấn Độ và Pakistan. Phán quyết này mở ra tiến trình pháp lý mà Ấn Độ đã nỗ lực ngăn chặn trong nhiều năm qua, đẩy quan hệ giữa hai nước láng giềng vào tình trạng căng thẳng.

Thành phố HCM dồn lực để đưa Nghị quyết 98 nhanh chóng đi vào cuộc sống

Từ ngày 1/8 tới, Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố HCM bắt đầu có hiệu lực. Để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, liên tiếp những ngày qua, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy – UBND thành phố Hồ Chí Minh có các cuộc họp rốt ráo triển khai Nghị quyết. Trong đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành chậm nhất ngày 15/8/2023 phải ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết 98. Ngay tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân thành phố HCM đang diễn ra cũng đã thông tờ trình của UBND Thành phố triển khai Nghị quyết 98. Điều này cho thấy quyết tâm của thành phố HCM trong việc dồn lực để đưa Nghị quyết 98 nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Đà Nẵng cần làm gì để lấy lại vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) (20/6/2023)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xem là thước đo đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. Đáng nói, Đà Nẵng là địa phương giữ vị trí quán quân 5 lần và xuất sắc duy trì vị trí đứng đầu nhiều năm liền. Tuy nhiên, theo kết quả được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, Đà Nẵng tụt 5 bậc so với năm ngoái. Sau nhiều năm thuộc top đầu, chỉ số PCI của Đà Nẵng liên tục tụt hạng, vậy đâu là nguyên nhân khiến tụt hạng? Cũng như giải pháp nào để Đà Nẵng lấy lại vị trí quán quân nhiều năm nắm giữ?.

IAEA “bật đèn xanh”: Nhật Bản sẽ xả nước phóng xạ qua xử lý ra biển?

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang cân nhắc bắt đầu xả nước phóng xạ qua xử lý ra biển từ tháng 8 tới, sau khi được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) kiểm chứng mức độ an toàn. Tuy nhiên kết luận này liệu đã thực sự trấn an các quốc gia láng giềng của Nhật Bản cũng như chính người dân quốc gia này? Nhật Bản sẽ triển khai kế hoạch nào để xả thải những bể nước nhiễm phóng xạ một cách an toàn nhất?

Tác động của đồng Baht suy giảm tới nền kinh tế Thái Lan (Ngày 5/7/2023)

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Thái Lan, tính từ đầu năm đến nay, đồng Baht của quốc gia này đã mất giá 2,2% so với đồng USD và hiện đang duy trì ở mức 35.7 Baht đổi được 1 USD – mức thấp nhất trong 7 tháng qua. Vốn là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, phụ thuộc vào du lịch, việc đồng Baht giảm giá khiến cho hàng hóa của Thái Lan cạnh tranh hơn, thu hút nhiều khách du lịch hơn. Tuy nhiên, một đồng nội tệ yếu có thể kéo lạm phát lên cao, hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đó, làm suy yếu sức tiêu dùng trong nước. Vì thế Thái Lan đang triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát tỷ giá hối đoái.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: