logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Kinh tế Việt Nam thời hội nhập: Giữ vững tay chèo vượt sóng dữ (25/12/2020)

Có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký gần 100 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã và đang cho thấy ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế và khu vực. Tinh thần “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” được nêu từ Đại hội Đảng lần thứ IX, trải qua các kỳ đại hội, ngày càng có sức lan tỏa, góp phần tạo nên một Việt Nam mạnh mẽ, tự cường không chỉ “dong thuyền ra biển lớn”, mà còn “giữ vững tay chèo vượt sóng dữ”, trở thành một thành viên tích cực, chủ động định hình cuộc chơi trên bản đồ kinh tế thương mại toàn cầu.

Chuyển đổi tư duy quản lí Nhà nước sang quản trị quốc gia (24/12/2020)

Trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hàng Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nội dung nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia lần đầu tiên được đề cập trong văn kiện của Đảng khi bàn về chủ trương tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Điều đó cho thấy trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng vấn đề quản trị quốc gia được đặc biệt quan tâm, trong đó năng lực quản trị của cán bộ các cấp được xem là yếu tố quyết định trong phát triển đảm bảo cả yêu cầu nhanh và bền vững.

Cải thiện năng suất lao động: nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững (23/12/2020)

Nâng cao năng suất lao động chính là nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 24 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 05 của Hội nghị trung ương 4 khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhìn lại 5 năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô, tiềm lực nền kinh tế được tăng cường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thu nhập, đời sống người dân được nâng lên. Đáng chú ý là tốc độ tăng năng suất lao động nước ta đã cao hơn các nước ASEAN-6, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó, nâng cao tay nghề, cải thiện năng suất lao động chính là yếu tố quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đưa đất nước phát triển bền vững. Chuyên mục Vì một Việt nam hùng cường” hôm nay phóng viên Bích Ngọc đề cập vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Để đổi mới sáng tạo, tạo sự bứt phá phát triển: Doanh nghiệp phải là trung tâm (22/12/2020)

Trong dự thảo phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 đều nhấn mạnh nội dung tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Nếu như thể chế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực tiếp tục là ba khâu đột phá được xác định, thì khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang tính bao trùm trong mọi lĩnh vực, được xác định sẽ tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho đất nước ta thời gian tới. Chắc chắn đây là chủ trương đúng đắn, bởi không chỉ nước ta mà các nước trên thế giới đều đang hướng đến. Nhưng, câu hỏi lớn lại là- làm sao để đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Để đổi mới sáng tạo, tạo sự bứt phá phát triển: Doanh nghiệp phải là trung tâm (22/12/2020)

Trong dự thảo phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 đều nhấn mạnh nội dung tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Nếu như thể chế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực tiếp tục là ba khâu đột phá được xác định, thì khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang tính bao trùm trong mọi lĩnh vực, được xác định sẽ tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho đất nước ta thời gian tới. Chắc chắn đây là chủ trương đúng đắn, bởi không chỉ nước ta mà các nước trên thế giới đều đang hướng đến. Nhưng, câu hỏi lớn lại là- làm sao để đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Để đổi mới sáng tạo, tạo sự bứt phá phát triển: Doanh nghiệp phải là trung tâm (22/12/2020)

Trong dự thảo phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 đều nhấn mạnh nội dung tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Nếu như thể chế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực tiếp tục là ba khâu đột phá được xác định, thì khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang tính bao trùm trong mọi lĩnh vực, được xác định sẽ tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho đất nước ta thời gian tới. Chắc chắn đây là chủ trương đúng đắn, bởi không chỉ nước ta mà các nước trên thế giới đều đang hướng đến. Nhưng, câu hỏi lớn lại là- làm sao để đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Huy động và phân bổ nguồn lực, tạo đột phá hạ tầng: Bài học từ thực tiễn (21/12/2020)

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đột phá về hạ tầng - một trong 3 đột phá chiến lược được Đảng ta xác định từ Đại hội XI, XII, và tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, được nêu trong Dự thảo văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong hệ thống hạ tầng quan trọng, thì hạ tầng giao thông được đánh giá là “đi trước mở đường” phát triển. Thực hiện Chiến lược 10 năm 2011-2020, hạ tầng giao thông nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, với những công trình, dự án lớn có tính lan tỏa đã hoàn thành, hoặc đang được tập trung đầu tư, tạo sức bật về hạ tầng cho giai đoạn tới. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn thiếu đồng bộ, thiếu tính kết nối, giảm hiệu quả đầu tư về mặt tổng thể.

Đổi mới mô hình tăng trưởng và những vấn đề đặt ra (20/12/2020)

Trong Chuyên mục này - hôm qua, chúng tôi phát sóng bài viết “Cải cách thể chế kinh tế - những gợi mở cho giai đoạn tới” - trong đó nhất mạnh các Nghị quyết đại hội XI, XII, Đảng ta đều xác định, xây dựng các thể chế phù hợp là một trong các tiền đề cho phát triển kinh tế. Chất lượng thể chế không chỉ là mục đích mà là điểm đột phá trong chính sách phát triển. Tiếp theo chuyên mục này, hôm nay, chúng tôi đề cập “đột phá” thứ 2 trong 3 đột phá chiến lược được các Nghị quyết của Đảng đề ra, đó là nội dung “Đổi mới mô hình tăng trưởng và những vấn đề đặt ra”.

Cải cách thể chế kinh tế: Những gợi mở cho giai đoạn tới (19/12/2020)

Quá trình cải cách thể chế kinh tế 5 năm qua tác động rõ nét, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010-2020. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong giai đoạn vừa rồi, khiến chất lượng thể chế chưa theo kịp tiến trình phát triển của đất nước. Dự thảo Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII, Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, để tạo bước tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Đài TNVN nhìn lại để thấy những thành công, nhận diện những tồn tại, từ đó nêu những gợi mở trong xây dựng thể chế kinh tế nước ta trong giai đoạn tới.

Khi người dân thực sự làm chủ trong xây dựng nông thôn mới (17/12/2020)

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua 10 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào sôi nổi, có sức lan tỏa rộng khắp trên cả nước và đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên bước ngoặt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Hơn ai hết, người dân – chủ thể của Chương trình này cảm nhận rõ nhất những thay đổi ở khu vực nông thôn, khi diện mạo làng quê khởi sắc, cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống vật chất lẫn tinh thần từng bước nâng cao.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (16/12/2020)

Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững được đề cập từ lâu trong các văn kiện Đại hội Đảng. Từ đó, Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành, địa phương đã có nhiều quyết sách triển khai nhằm hiện thực hóa giấc mơ đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu về nông nghiệp. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp và nông dân cũng đang tập trung ứng dụng các công nghệ mới, cách thức quản lý tiên tiến giúp tạo ra đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Thực tiễn cho thấy, nếu tận dụng tốt cơ hội vàng từ thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nước nhà. Bài viết của phóng viên Phương Chi:

Nông nghiệp là then chốt (15/12/2020)

75 năm xây dựng và phát triển đất nước, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn dành thành tựu to lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là nền tảng, trụ đỡ cho nền kinh tế. Khó khăn do đại dịch Covid-19 hiện nay một lần nữa chứng minh vai trò then chốt của ngành nông nghiệp, khi không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, mà kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt tới 41 tỷ đô la trong năm nay, giúp Việt Nam trở thành trong những nước xuất khẩu nông sản dẫn đầu châu Á. Ngành nông nghiệp góp phần quan trọng giúp tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 2,5%, phấn đấu đạt 3%. Bài viết của phóng viên Phương Chi nhan đề "Nông nghiệp là then chốt" đề cập điều này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: