logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới diễn biến như thế nào sau khi nhà lãnh đạo Mỹ dương tính với COVID-19? (5/10/2020)

4 ngày sau khi thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố mình dương tính với COVID-19, dư luận quốc tế tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt tới các diễn biến mới trên chính trường Mỹ. Trong một diễn biến mới nhất, đội ngũ bác sỹ của Tổng thống Trump tuyên bố ông có thể rời bệnh viện trong ngày hôm nay. Các diễn biến mới nhất trên chính trường Mỹ (đêm qua theo giờ Việt nam) đang khơi lên những phản ứng khác nhau trong dư luận Mỹ. Và câu hỏi lớn nhất hiện nay là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11 sắp tới sẽ diễn ra theo kịch bản nào với những diễn biến kịch tính hiện nay. Biên tập viên Hồ Điệp và Nhà báo Phạm Phú Phúc, nguyên Trưởng đại diện TTX Việt Nam tại Mỹ sẽ phân tích về nội dung này.

Nhiều kỳ vọng chuyến thăm châu Âu, Trung Đông của Ngoại trưởng Nhật Bản (2/10/2020)

Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu đang có chuyến công du 3 nước châu Âu và Trung Đông là Bồ Đào Nga, Pháp và Ả-rập Xê-út. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của một quan chức chính quyền Tokyo kể từ khi tân Thủ tướng Suga Yoshihide thành lập chính quyền mới tại Nhật Bản. Phân tích về mục đích chuyến thăm, chính sách đối ngoại của chính quyền mới của Nhật Bản với các đối tác EU và Trung Đông, chúng tôi có cuộc trao đổi với Phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.

Màn so găng đầu tiên của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ (1/10/2020)

Màn tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra sáng qua, nhưng vẫn để lại nhiều dư âm qua những bình luận của giới quan sát và những người theo dõi. Điểm nổi bật nhất của cuộc tranh luận này, theo nhiều người nhận xét đó là ồn ào, gay gắt và những màn cắt ngang lời nhau để giành diễn đàn.
Cuộc tranh luận kéo dài hơn 90 phút được chia thành 6 chủ đề, gồm hồ sơ của các ứng cử viên, Tòa án Tối cao, dịch bệnh Covid-19, kinh tế, vấn đề chủng tộc và bạo lực ở các thành phố ở Mỹ, và tính toàn diện của hệ thống bầu cử Mỹ. Vẫn đang có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về màn tranh luận của Tổng thống Donald Trump và đối thủ của ông bên đảng Dân chủ Joe Biden. BTV Thanh Huyền trao đổi với Tiến Sĩ Đỗ Sơn Hải của Học viện Ngoại giao về vấn đề này:

Nguồn cơn xung đột Nagorno-Karabakh và tác động! (30/9/2020)

Cuộc xung đột dai dẳng kéo dài nhiều thập kỷ giữa Acmenia và Azerbaijan, 2 nước từng thuộc Liên bang Xô viết trước đây bất ngờ bùng phát căng thẳng từ sáng ngày 27/9. Các vụ đụng độ ác liệt xảy ra giữa hai bên khiến hàng trăm người thương vong. Đây được đánh giá là sự việc nghiêm trọng nhất kể từ năm 2016 đến nay.
Trước các diễn biến chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cộng đồng quốc tế đang kêu gọi các bên kiềm chế và ngừng bắn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến căng thẳng bất ngờ gia tăng tại khu vực này, cũng như tác động của vụ việc đến an ninh toàn khu vực? Cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương sẽ giúp quí vị trả lời những câu hỏi này.

Đằng sau lời đe dọa đóng cửa Đại sứ quán Mỹ tại Iraq (29/9/2020)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa có cuộc điện đàm với Tổng thống Iraq Barham Salih, trong đó ông Mike Pompeo cảnh báo Mỹ có thể đóng cửa Đại sứ quán của nước này tại Bát-đa nếu Iraq không có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn các cuộc tấn công gần như hằng ngày nhằm vào lực lượng Mỹ tại Iraq. Phía Mỹ cáo buộc các cuộc tấn công này có sự hậu thuẫn của các lực lượng thân Iran tại Iraq. Vậy lời đe dọa này của Mỹ có sức nặng đến đâu, và Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhemi sẽ ứng phó ra sao? Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với phóng viên Ngọc Thạch, Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập – theo dõi khu vực Trung Đông sẽ phân tích cụ thể hơn nội dung này:

Tổng thống Mỹ quyết định bổ nhiệm bà Amy làm thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ (28/9/2020)

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định lựa chọn bà Amy Coney Barrett vào vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ hiện đang bị bỏ trống, sau khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời. Việc bổ nhiệm bà Barrett vào vị trí “trọn đời” này có thể đảm bảo sự hiện diện mạnh mẽ của phía bảo thủ trong Tòa án Tối cao trong nhiều năm tới, giúp đảng Cộng hòa duy trì lợi thế với 6 ghế trong tổng số 9 ghế tại tòa Tối cao. Để có cái nhìn sâu hơn về sự lựa chọn của Tổng thống Mỹ Donald Trump và những ảnh hưởng tới chính trường Mỹ, Biên tập viên Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ:

Afghanistan vẫn rối sau khi Mỹ rút quân (25/9/2020)

Trong tuyên bố mới nhất, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã bắt đầu lên kế hoạch để rút toàn bộ quân đội Mỹ ở Afghanistan vào mùa Xuân tới đây. Tuyên bố của đại diện Mỹ được đưa ra trong bối cảnh lực lượng Taliban và chính phủ Afghanistan đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình ở thủ đô Doha, Cata nhằm kết thúc cuộc chiến kéo dài 19 năm qua. Mặc dù vậy theo giới quan sát, sau khi Mỹ rút quân, thách thức đối với chính quyền Afghanistan vẫn là rất lớn để có thể tiến tới một nền hòa bình thực sự cho người dân nước này. Biên tập viên Phương Hoa trao đổi cùng phóng viên Phan Tùng - Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ theo dõi khu vực Nam Á đểlàm rõ hơn nội dung này.

Nhân tố có thể tái định hình chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ (24/9/2020)

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Suốt nhiều tháng qua, cuộc đua vào ghế Tổng thống tập trung chủ yếu vào cách đối phó đại dịch Covid-19 của ông Donald Trump. Tuy nhiên, sự ra đi của thẩm phán Tòa án tối cao Ruth Bader Ginsburg – một biểu tượng của công bằng và bình đẳng trong ngành tư pháp Mỹ - đã khơi dậy một cuộc tranh cãi mới trên chính trường Mỹ với việc lựa chọn người kế nhiệm bà Ruth Bader Ginsburg. truyền thông quốc tế nhận định, vị trí Tòa án Tối cao Mỹ có thể định hình các đường nét của xã hội Mỹ trong vài chục năm tới, còn trước mắt, nó có thể làm chao đảo cuộc bầu cử Tổng thống năm nay. Cùng phân tích, nhận định nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với nhà báo Phạm Phú Phúc – chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế:

Thông điệp quan trọng của các nhà lãnh đạo thế giới tại Phiên thảo luận chung của ĐHĐ LHQ (23/9/2020)

Phiên thảo luận chung tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu tối qua (theo giờ Việt Nam) không như thường lệ, vì đại dịch Covid-19 đã buộc các cuộc họp hàng năm phải diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện bớt đi sức nóng, bởi những vấn đề quốc tế hệ trọng tiếp tục được “xới xáo”. Năm nay, lãnh đạo các nước trên thế giới không thể có mặt tại trụ sở Liên hợp quốc, thay vào đó, họ phát biểu qua video được ghi âm trước. Sự kiện tối qua tại Liên hợp quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều có bài phát biểu với nhiều thông điệp đáng chú ý.

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc nóng nhiều vấn đề toàn cầu (22/9/2020)

Từ ngày 21/9 đến 2/10, tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 chính thức diễn ra theo hình thức kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Kỳ họp này cũng đánh dấu 75 năm ngày thành lập Liên hợp quốc - khuôn khổ tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu. Diễn ra trong bối cảnh các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp; cùng với nhiều thách thức an ninh truyền thống vẫn đang tồn tại, vai trò của Liên hợp quốc sẽ được thể hiện ra sao? Các thành tựu đã đạt được trong 75 năm qua cần phải được phát huy thế nào trong thời gian tới? Đây sẽ là những nội dung trọng tâm được bàn thảo tại tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần này. Cùng VOV1 trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ.

Mỹ bắt đầu kích hoạt trừng phạt Iran (21/9/2020)

Mỹ bắt đầu đơn phương khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm vào Iran – động thái bị phần lớn quốc gia trên thế giới xem là “bất hợp pháp”. Câu chuyện tranh cãi còn dài, nhưng lệnh trừng phạt mà Mỹ tái áp đặt sẽ không phải chuyện chơi! Nó sẽ đẩy hồ sơ hạt nhân Iran vào những khủng hoảng mới. Để làm rõ vấn đề này, BTV Thu Hà trao đổi với chuyên gia phân tích quốc tế, Đại sứ Nguyễn Quang Khai.

Triển vọng các giải pháp mới hỗ trợ đà phục hồi kinh tế Mỹ của Cục dự trữ liên bang (FED) (18/9/2020)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ đà phục hồi nền kinh tế Mỹ. Đây là phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang - cơ quan thiết lập chính sách của FED. Đây là lần cập nhật chính sách tiền tệ đầu tiên của FED sau khi thông báo thay đổi chiến lược hồi tháng 8. Đáng chú ý nhất là FED đã cam kết giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục gần bằng 0 hiện nay. Ngay sau quyết định của FED cùng dự báo thận trọng về nền kinh tế Mỹ, chứng khoán toàn cầu đã chuyển động trái chiều. Vậy tổng thể các giải pháp mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra dịp này sẽ tác động ra sao và liệu có thể khiến nền kinh tế Mỹ khởi sắc hơn hay không? Đây là nội dung trao đổi với khách mời là TS.Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Châu Âu cần hành động mạnh mẽ hơn trong nỗ lực thể hiện vai trò của mình trên trường quốc tế (17/9/2020)

Thông tin quốc tế được dư luận chú ý 12h qua, đó là là bản Thông điệp mới của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) bà Ursula von de Leyen. Chiều qua (theo giờ Việt Nam), lần đầu tiên, bà Ursula von de Leyen trình bày thông điệp hàng năm của Liên minh châu Âu, trên cương vị Chủ tịch Ủy ban châu Âu kể từ khi nhậm chức vào cuối năm ngoái. Đáng chú ý, bản thông điệp của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von de Leyen đã nêu bật những ý tưởng mới để định hình tương lai của châu Âu, đặc biệt là các quan điểm độc lập về chính sách đối ngoại trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và cạnh tranh của đồng minh Mỹ.

Thành tựu đối ngoại nổi bật của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Trung Đông (16/9/2020)

Thủ tướng Israel Netayahu vừa ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với 2 quốc gia A rập là Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất và Bahrain. Đây được đánh giá là thời khắc lịch sử, không chỉ mở ra chương mới cho quan hệ hợp tác giữa Israel với Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất và Bahrain, mà còn dánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ của Israel với thế giới A-rập nói chung. Điều này cho thấy đường lối đối ngoại vượt trội của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump với khu vực. Cuộc trao đổi của Biên tập viên Thúy Ngọc và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ đề cập điều này.

Những thuận lợi và thách thức cho người kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo (15/9/2020)

Một trong những sự kiện chính trị quốc tế thu hút sự chú ý của dư luận, là những thay đổi trên chính trường Nhật Bản sau khi Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu của Đảng Dân chủ tự do cầm quyền và gần như sẽ chắc chắn trở thành Thủ tướng kế nhiệm ông Abe shinzo – người vừa tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe. Theo nhận xét của Kazuto Suzuki, hiệu phó kiêm giáo sư chính trị quốc tế ở Đại học Hokkaido: Nếu được Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn làm thủ tướng, ông Suga được kỳ vọng sẽ trở thành một "Abe thứ hai" của Nhật Bản.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: