logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) với nhiều khó khăn chồng chất (1/6/2020)

Hôm nay (1/6), Nước Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu. Trươc thềm sự kiện này, trong tuần qua, Thủ tướng Đức Merkel đã có bài phát biểu nêu bật những khó khăn và cả những cơ hội đội với nước Đức khi lãnh đạo châu Âu trong nhiệm kỳ 6 tháng tới. Dư luận chờ đợi Đức có thể làm gì để thúc đẩy EU tiến về phía trước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng như việc châu Âu đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ đối nội cho đến đối ngoại. Trong khi đó, viễn cảnh một Brexit không thoả thuận đang “treo lơ lửng” khi các cuộc đàm phàn giữa Anh và EU lâm vào bế tắc. VĐQT hôm nay, mời quý vị và các bạn đến với những phân tích của phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.

Khám phá món ăn trứng kiến đặc trưng của Mexico (30/5/2020)

- Món ăn trứng kiến đặc trưng của Mexico.
- Hình thức triển lãm đặc biệt thời Covid-19: Du khách lái xe vào các khu trưng bày để chiêm ngưỡng tranh Van Gogh.

Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa” với Philippines trong vấn đề Biển Đông (29/5/2020)

Biển Đông tiếp tục là từ khóa nóng trong những ngày gần đây. Cùng với những hành vi phi pháp chiếm đóng và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc còn vừa tiến hành những hành vi phi pháp nguy hiểm trên các vùng biển của Philippines, nhưng mặt khác lại muốn Philippines hợp tác, đối thoại trong vấn đề Biển Đông. Góc nhìn của các học giả quốc tế về vấn đề Biển Đông hôm nay, chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn những phân tích của chuyên gia Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines:

Chuyên gia Nga: Hành động của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông (28/5/2020)

Những hành động liên tiếp của Trung Quốc đã và đang gây thêm căng thẳng tình hình Biển Đông, gây quan ngại lớn trong giới chuyên gia và học giả quốc tế. Để tìm hiểu rõ hơn, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nga phỏng vấn Luật sư Alexander Molotnikov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á, Trường Đại học tổng hợp quốc gia Lô-mô-nô-xốp, Liên bang Nga.

Trung Quốc vi phạm cả Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (27/5/2020)

Phóng viên Hồ Điệp với ông James Kraska, Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hàng hải Mỹ về những hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Giáo sư James Kraska cho rằng việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập “Tây Sa” và “Nam Sa”, đưa máy bay đậu ở Đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng nhiều điều khoản trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).

Chuyên gia Australia: Các nước cần lên tiếng trước hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (26/5/2020)

Ngày 25/5, trong khuôn khổ chuyên mục “Góc nhìn học giả quốc tế về Biển Đông”, phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ đã phỏng vấn Phó Đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ, mở đầu loạt bài phỏng vấn các học giả nước ngoài về các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Trong chuyên mục Vấn đề Quốc tế hôm nay, chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm góc nhìn của một chuyên gia Australia về nội dung này.
Những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bởi Trung Quốc đã lợi dụng lúc cả thế giới đang tập trung mọi nguồn lực vào cuộc chiến chống Covid-19 để tiếp tục đẩy mạnh các hành động sai trái ở Biển Đông. Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia, ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia, thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia, một trong những cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu của Australia cho biết, các quốc gia cần lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc.

Các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây (25/5/2020)

“Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật bằng cách đánh tráo khái niệm”, đó là nhận định của Phó Đô đốc Pra-đíp Chau-han, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ. Phó Đô đốc Pra-đíp Chau-han cho rằng,các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây thực chất là một cách đẩy mạnh chiến lược Tứ Sa, với việc tính toán những phương thức mới “hô biến” các thực thể trên Biển Đông thành chủ quyền của họ. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phỏng vấn Phó Đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ.

Những ca khúc nổi tiếng của huyền thoại âm nhạc Little Richard (23/5/2020)

Ca sĩ, nhạc sĩ Little Richard - người được coi là “kiến trúc sư” của dòng nhạc Rock & Roll vào thập niên 50 của thế kỷ 20, vừa qua đời ở tuổi 87 sau một thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư. Là nghệ sĩ huyền thoại của Mỹ với loạt ca khúc kinh điển, Little Richard đã đi vào lịch sử âm nhạc của Mỹ và cả thế giới. Ngôi sao này cũng từng chinh phục hàng triệu người hâm mộ và tạo ảnh hưởng tới rất nhiều nghệ sĩ khác, trong đó có cả ban nhạc Anh huyền thoại The Beatles.

Căng thẳng Mỹ - Trung hâm nóng cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ (22/5/2020)

Cuộc đua "song mã" vào Nhà trắng tại Mỹ giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden tiếp tục có những diễn biến gay cấn khó lường. Theo các cuộc thăm dò mới nhất, ứng viên Joe Biden hiện đang dẫn trước ông Donald Trump về tỷ lệ ủng hộ tới 2 con số. Theo giới quan sát, loạt diễn biến dịch Covid-19 hay cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đang khiến cuộc đua vào Nhà Trắng càng lúc càng khó đoán định. Để có những phân tích sâu về cán cân cuộc đua giữa các ứng viên Tổng thống tại Mỹ trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Diễn biến nguy hiểm với tiến trình hòa bình Trung Đông (21/5/2020)

Tổng thống Palestine vừa tuyên bố sẽ không tiếp tục tuân thủ thỏa thuận Oslo với Israel, bao gồm cả hoạt động phối hợp an ninh và Israel phải chịu mọi trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế. Việc Palestine chấm dứt thỏa thuận quan trọng như Oslo được cho là đáp trả kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel vào tháng 7 tới và đây cũng là động thái mạnh mẽ nhất của Palestine sau hàng loạt bước đi thể hiện tham vọng chủ quyền ngày càng lớn của Israel tại Bờ Tây. Giới phân tích cho rằng, nếu không có biện pháp hòa giải nào cho Palestine và Israel, tiến trình hòa bình Trung Đông sẽ thực sự sụp đổ, đẩy khu vực vào một vòng xoáy bạo lực nguy hiểm.

Kinh tế Nhật Bản nguy cơ suy thoái nặng nề nhất sau chiến tranh (20/5/2020)

Tác động của đại dịch Covid-19 đang bắt đầu gây ra những hệ quả hữu hình. Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới - vừa thông báo chính thức rơi vào suy thoái lần đầu tiên trong gần 5 năm qua. Nhưng đó có thể chưa phải tất cả. Theo giới phân tích tại Tokyo, tính theo nhịp độ cả năm, kinh tế Nhật Bản thậm chí sẽ giảm 22 % so với năm ngoái - mức sụt giảm nặng nề nhất trong lịch sử. Để tìm hiểu rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Bùi Hùng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.

Căng thẳng Mỹ-Trung liệu có dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh mới? (18/5/2020)

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống của người dân trên toàn cầu, trong đó Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia chịu thiệt hại nặng nề. Nhưng thay vì đoàn kết trong cuộc chiến chống dịch bệnh, hai quốc gia lại đẩy quan hệ vốn đã căng thẳng bấy lâu nay lên một nấc thang mới khi hai bên tiếp tục đưa ra nhiều chỉ trích nhắm vào nhau. Từ cuộc chiến thương mại tới cuộc khẩu chiến liên quan tới nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một trầm trọng hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Với cảnh báo hồi cuối tuần qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng cắt đứt toàn bộ quan hệ với Trung Quốc, liệu căng thẳng Mỹ-Trung có dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh mới và đâu là nguyên nhân khiến mối quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp nhất trong gần 50 năm qua. Trao đổi với phóng viên Bích Thuận thường trú tại Trung Quốc và phóng viên Phạm Huân thường trú tại Mỹ.

Đẩy mạnh tinh thần hợp tác khu vực sau đại dịch Covid-19 (15/5/2020)

Tiếp tục câu chuyện “Thế giới hậu đại dịch”, số cuối cùng của chủ đề này sẽ đề cập những tác động của đại dịch Covid-19 đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương với sự phân tích của ông Lucio Blanco Pitlo, nhà nghiên cứu của Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ.

Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế (14/5/2020)

Thời điểm này, các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng hết sức để phục hồi nền kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Song, có những sự xáo trộn mà dịch bệnh gây ra đối với các mối quan hệ quốc tế, nếu không nhanh chóng được giải quyết thì cũng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường cho thế giới. Tiếp tục chuyên mục “Thế giới hậu đại dịch”, Vấn đề quốc tế hôm nay sẽ bàn câu chuyện: thế giới sẽ rất khác trong cách ứng xử xã hội và các mối quan hệ quốc tế, với góc nhìn của một nhà ngoại giao nước ngoài - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Lochen.

Loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”, bài 3 : Những biến đổi của nền kinh tế thế giới thời hậu Covid (13/5/2020)

Chủ đề "Những biến đổi của nền kinh tế thế giới thời hậu Covid", với sự phân tích của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: