logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bùng phát mâu thuẫn giữa Pháp và các quốc gia Hồi giáo (28/10/2020)

Sau những chỉ trích qua lại giữa Tổng thống Pháp và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến quan điểm về Hồi giáo, căng thẳng chính trị giữa Pháp và một số quốc gia Hồi giáo tiếp tục gia tăng khi làn sóng biểu tình và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp đang ngày càng lan rộng. Các quốc gia Hồi giáo nhìn nhận việc Tổng thống Pháp bảo vệ quan điểm về tự do ngôn luận xung quanh các bức biếm họa nhà tiên tri Mohamat cùng với việc tách biệt “nhà thờ Hồi giáo” và “nhà nước Hồi giáo” trong dự luật sẽ đưa ra vào tháng 12 tới là cách tiếp cận “chống Hồi giáo”. Nhiều người lo ngại việc các nhà lãnh đạo đều phải bảo vệ quan điểm về Hồi giáo của mình có thể dẫn đến bùng phát căng thẳng ở phạm vi lớn hơn giữa các nước phương Tây và thế giới Hồi giáo. Chúng tôi đã kết nối với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập và phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp để phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Đối thoại 2+2 Mỹ - Ấn: Thắt chặt mối quan hệ chiến lược song phương (27/10/2020)

Tiếp tục chuyến công du một loạt nước châu Á của Ngoại trưởng Mỹ, hôm qua và hôm nay tại Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có cuộc đối thoại chiến lược 2+2 với 2 người đồng cấp nước chủ nhà. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh cả Ấn Độ và Mỹ đều mong muốn mở rộng hợp tác để thúc đẩy ổn định và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trên thế giới. Đặc biệt đáng chú ý, cuộc đối thoại 2+2 lần này diễn ra chỉ đúng 1 tuần trước cuộc bầu cử Mỹ vào ngày 3/11. Vì thế, đây có thể là một chiến lược ngoại giao của chính quyền Tổng thống Donald Trump hoặc có thể ẩn chứa nhiều thông điệp của cả hai bên. Phóng viên Phan Tùng – thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phân tích nội dung này.

Cuộc tranh luận cuối cùng trước ngày bầu cử giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ (23/10/2020)

BTV Quỳnh Hoa và ông Phạm Phú Phúc, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế, cùng bàn luận về Cuộc tranh luận thứ 2 và cũng là cuộc tranh luận cuối cùng trước cuộc bầu cử giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ là đương kim Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa và cựu Phó Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ.

Australia tham gia tập trận chung cùng Mỹ-Nhật-Ấn, đánh dấu bước chuyển chiến lược của nhóm “Bộ Tứ kim cương” (22/10/2020)

Bốn nước nằm trong nhóm Bộ tứ an ninh gồm Mỹ-Ấn Độ-Nhật Bản- Australia hay còn gọi “Bộ tứ kim cương” đang gia tăng các hoạt động hợp tác và liên kết ở khu vực, từ ngoại giao, thương mại, an ninh và đặc biệt là quân sự. Mới đây, Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo Australia sẽ cùng tham gia các cuộc tập trung thường niên với nước này cùng Mỹ và Nhật Bản trên vịnh Ben-gan vào tháng tới.
Như vậy, cuộc tập trận mang tên “Malaba” năm nay không còn chỉ 3 bên Ấn Độ - Mỹ - Nhật Bản, mà sẽ có sự tham gia đầy đủ của “bộ tứ kim cương”. Động thái này có thể ghi dấu một bước chuyển chiến lược đáng chú ý trong hợp tác của 4 nước này cũng như tác động đến môi trường địa chính trị ở khu vực. Để hiểu rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Việt Nga – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Australia và phóng viên Phan Tùng – thường trú tại Ấn Độ:

Thách thức với châu Âu khi đối diện làn sóng Covid-19 thứ 2 (21/6/2020)

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp khi số người mắc đã vượt quá 40 triệu người, trong đó số ca mắc mới luôn ở mức trên dưới 350.000 ca/ngày. Châu Âu đang trở thành điểm nóng dịch bệnh mới khi một loạt quốc gia ghi nhận số mắc Covid-19 tăng vọt, thậm chí đạt mức kỷ lục trong những ngày gần đây. Thách thức rất lớn với châu Âu hiện nay là các biện pháp càng cứng rắn, càng hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh sẽ càng tác động tiêu cực tới nền kinh tế, trong bối cảnh các nền kinh tế vốn đã suy yếu trong suốt năm qua do tình hình dịch bệnh. Châu Âu sẽ tính toán như thế nào giữa ứng phó với dịch bệnh và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội? Biên tập viên Thúy Ngọc trao đổi với Nhà báo Nguyễn Đỗ Sinh, nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh về nội dung này.

Lệnh cấm vận vũ khí chấm dứt: Quan hệ Mỹ - Iran lại căng!

Lệnh cấm vận mua bán vũ khí của Liên hợp quốc kéo dài 5 năm qua nhằm vào Iran vừa được dỡ bỏ để phù hợp với thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015, bất chấp sự phản đối của Mỹ. Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố, nước này sẽ được tự do mua bán vũ khí đồng thời nhấn mạnh, đây là một sự kiện trọng đại trong tổng thể chính sách ngoại giao của nước này.
Tuy nhiên ngay lập tức, chính quyền Mỹ đã phát ra lời “cảnh báo quốc tế” sẽ trừng phạt mọi hành động cung cấp và bán vũ khí cho Iran. Các diễn biến này đang báo hiệu những diễn biến nóng bỏng mới không chỉ giữa Mỹ và Iran mà còn ở toàn khu vực Trung Đông. Ngay bây giờ, các phóng viên Phạm Huân – Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và Ngọc Thạch – Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông sẽ phân tích cùng quí vị:

Nước Pháp rúng động vì vụ khủng bố Hồi giáo cực đoan (19/10/2020)

Như thông tin chúng tôi đã đưa, cuối tuần qua, Pháp lại xảy ra một vụ tấn công khủng bố kinh hoàng. Một thầy giáo bị chặt đầu ngay trên đường phố, gần một trường học ở ngoại ô Thủ đô Paris. Nghi phạm là một thanh niên 18 tuổi, người Chechnya, sinh ra tại Nga, đến Pháp sinh sống cùng gia đình từ năm 6 tuổi. Vụ sát hại dã man này được xác định là khủng bố Hồi giáo cực đoan và xảy ra chỉ 3 tuần sau vụ tấn công khiến 2 người bị thương bên ngoài trụ sở cũ của Tạp chí Charlie Hebdo. Điều này khiến người ta lo ngại về bóng ma khủng bố quay trở lại, dẫn tới bạo lực và khoét sâu những chia rẽ trong lòng nước Pháp. Phần trao đổi của BTV Thu Hà và PV Quang Dũng thường trú tại Pháp sẽ giúp quý vị rõ hơn những nội dung này.

Ông Trump muốn tạo “Bất ngờ tháng 10” với START-3 (13/10/2020)

Mỹ có thể ký kết Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí tấn công chiến lược mới (gọi tắt là START-3) trước ngày diễn ra bầu cử Mỹ 3/11 – thông tin này đang khiến nhiều người bất ngờ vì trước đó, Mỹ từng nhiều lần bày tỏ sự không mặn mà với hiệp ước do không thể thuyết phục Trung Quốc cùng tham gia. Ngay các quan chức cấp cao trong Nhà Trắng cũng ngạc nhiên trước bước tiến này, bởi hoạt động đàm phán được tiến hành trong vòng bí mật.
Theo các nguồn tin, hiện Nga và Mỹ đã đạt thỏa thuận về mặt nguyên tắc. Các cuộc đàm phán tiếp theo vẫn đang được hai bên khẩn trương thúc đẩy nhằm “chốt” được nội dung hoàn chỉnh của hiệp ước mới trong vòng một tuần nữa. Giới phân tích cho rằng, với việc ký kết Hiệp ước START-3, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm đang cố gắng tạo ra một “Bất ngờ tháng 10” nữa trong một mùa bầu cử đầy khó khăn. Cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với nhà báo Trần Thanh Tuấn, theo dõi mảng quốc tế của Thông tấn xã Việt Nam sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:

Đàm phán Anh - EU hậu Brexit vẫn bế tắc trước thời hạn chót

Ngày 15/10 là thời hạn chót mà giới chức Liên minh châu Âu (EU) và Thủ tướng Anh Bô-rít Giôn-sơn đặt ra để đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit. Tuy nhiên đến thời điểm này, cả hai bên vẫn duy trì các quan điểm cứng rắn, không nhượng bộ về các vấn đề chủ chốt. Giới quan sát nhận định, việc không đạt được một thỏa thuận thương mại khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào cuối năm nay sẽ khiến mối quan hệ EU và Anh đối diện rất nhiều khó khăn. Liệu Liên minh châu Âu và Anh sẽ có bước đột phá nào trước thời hạn chót hay không? Đâu sẽ là triển vọng quan hệ hai bên trong những trường hợp xấu nhất là không thể đạt được thỏa thuận nào? Nhà báo Nguyễn Đỗ Sinh - Nguyên Trưởng Cơ quan Đại diện Thông tấn xã tại Anh sẽ chia sẻ quan điểm cùng quí vị.

Nga - Mỹ tranh cãi về điều kiện gia hạn Hiệp ước START Mới

Trong bối cảnh Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới - gọi tắt là Start Mới (New Start) mà Nga gọi là Start-3 sẽ hết hạn vào tháng 2/2021 tới đây, Nga và Mỹ lại đang bùng lên những tranh cãi liên quan đến việc gia hạn hiệp ước này. Dư luận đặc biệt quan tâm bởi đây là thỏa thuận song phương duy nhất còn lại có thể quy định và giới hạn kho vũ khí hạt nhân của hai nước. Về nguyên tắc, Hiệp ước này có thể gia hạn thêm 5 năm nếu hai bên cùng nhất trí. Tuy nhiên, việc đạt được thống nhất giữa Nga và Mỹ vào lúc này giống như “một nhiệm vụ bất khả thi”. Trong diễn biến mới nhất, Nga khẳng định “không thể chấp chận” các điều kiện gia hạn mà Mỹ vừa đưa ra. Vậy hai bên đang bất đồng về vấn đề gì và triển vọng nào cho Hiệp ước Start Mới? Cuộc trao đổi với chuyên gia Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương sẽ làm rõ cùng quí vị.

Armenia và Azerbaijan nhất trí ngừng bắn nhằm hạ nhiệt xung đột (12/10/2020)

Sau gần 2 tuần giao tranh khốc liệt, Azerbaijan và Armenia đã đồng ý ngừng bắn ở Nagorny-Karabakh kể từ cuối tuần qua, để trao đổi tù nhân và thi thể của những người thiệt mạng. Lệnh ngừng bắn này được đưa ra, sau 10 giờ đàm phán tại Mátxcơva giữa Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan và Armenia với trung gian của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov. Các bên cũng đã nhất trí bắt đầu "các cuộc đàm phán thực chất" nhằm đạt được một giải pháp hòa bình sớm nhất có thể, với sự trung gian của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE. Đây thực sự là sự kiện rất quan trọng để bước đầu giải quyết tình hình bất ổn ở vùng Kavkaz. Để có cái nhìn sâu hơn về động thái tích cực giảm xung đột ở Nagorny-Karabakh và vai trò của Nga trong việc đảm bảo ổn định ở khu vực, phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga thông tin.

Hai ứng cử viên phó tổng thống Mỹ, đương kim Phó Tổng thống Mike Pence và Thượng nghị sĩ Kamala Harris đều thể hiện tốt trong màn tranh luận duy nhất (9/10/2020)

Dù không “nóng” như cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ nhưng màn “so găng” đầu tiên và duy nhất giữa hai ứng cử viên phó Tổng thống là đương kim Phó Tổng thống Mike Pence bên đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của Đảng Dân chủ diễn ra hôm qua cũng được truyền thông quốc tế theo dõi sát sao. Thông thường, “màn so găng” giữa các ứng viên phó Tổng thống chỉ là màn trình diễn bên lề trong bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, việc Tổng thống Donlad Trump mắc Covid-19 đã khiến cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Phó Tổng thống năm nay nhận được sự chú ý ngoài dự kiến. Vậy cuộc tranh luận này sẽ tác động ra sao đến cuộc đua của hai ứng cử viên chính? Để làm rõ hơn những vấn đề này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân – Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Mỹ:

Bất ổn chính trị Kyrgyzstan đã qua? (8/10/2020)

Sau cuộc bầu cử Quốc hội Kyrgyzstan hôm 4/10 với kết quả có 4 đảng giành đủ số phiếu để có ghế trong Quốc hội, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra nhằm phản đối kết quả này, coi đây là sự gian lận khiến nhiều đảng khác thất bại trong cuộc đua giành ghế. Trong bối cảnh một số cuộc biểu tình đã bùng phát thành bạo lực, Ủy ban bầu cử trung ương Kyrgyzstan đã phải tuyên bố hủy kết quả bầu cử, đồng thời Quốc hội cũng đã bầu ra Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội mới. Dù Tổng thống Kyrgyzstan Ji-be-cốp khẳng định tình hình hiện đã được kiểm soát, nhưng nhiều người lo ngại những bất ổn trên chính trường Kyrgyzstan vẫn chưa thể chấm dứt. Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Nhật Bản - thắt chặt quan hệ đồng minh (6/10/2020)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang có chuyến thăm Nhật Bản sau khi cắt ngắn chuyến công du 3 nước châu Á như dự kiến ban đầu gồm có: Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ. Dù thay đổi lịch trình nhưng theo giới quan sát, mục tiêu chính của chuyến công du là không thay đổi khi vừa tăng cường quan hệ đồng minh, vừa tập trung kêu gọi hợp tác ứng phó với Trung Quốc thông qua cuộc gặp với nhóm Bộ Tứ kim cương. Để có những phân tích cụ thể về mục tiêu chuyến thăm cũng như triển vọng quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Á giai đoạn hiện nay, BTV Đài TNVN trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: