logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Những lo ngại về quan điểm hội nhập châu Âu của Ba Lan (11/12/2020)

Trong bối cảnh Ba Lan đang cùng với Hungary kiên quyết phủ quyết ngân sách dài hạn của Liên minh châu Âu, trong đó có gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ ơ-rô, đã xuất hiện những ý kiến lo ngại rằng cuộc đối đầu căng thẳng và kéo dài giữa Ba Lan với Liên minh châu Âu (EU) có thể dẫn tới kịch bản Ba Lan rời khỏi Liên minh châu (còn gọi là Polexit). Chính phủ bảo thủ của Ba Lan do đảng Luật pháp và Công lý của Tổng thống Gia-rô-sláp Ka-xin-xky lãnh đạo từng khẳng định Ba Lan không muốn rời khỏi Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, khi tiếng nói phản đối hội nhập châu Âu ngày càng mạnh mẽ trong chính giới Ba Lan, thậm chí là trong chính liên minh cầm quyền, giới phân tích cho rằng nếu không kiểm soát tốt mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Ba Lan với Liên minh châu Âu, kịch bản Polexit có thể bị thúc đẩy một cách không mong muốn. Chuyên mục Vấn đề quốc tế sau đây với sự tham gia của bà Nguyễn Đỗ Sinh sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:

Australia-Trung Quốc: Căng thẳng trên mọi mặt trận (10/12/2020)

Một loạt căng thẳng về thương mại và chính sách đối ngoại đang đẩy quan hệ Trung Quốc - Australia gần như chạm đáy trong nhiều thập kỷ. Không có dấu hiệu cho thấy căng thẳng chính trị giữa Australia và Trung Quốc lắng dịu khi cả hai bên đều đang đáp trả nhau theo cách “ăn miếng trả miếng”. Trong khi Trung Quốc gia tăng các rào cản thương mại với hàng hóa của Australia thì chính phủ của Thủ tướng Mô-ri-xơn gần đây cũng thông qua luật mới nhằm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh tại quốc gia này. Giới quan sát nhận định, các sự kiện gần đây “có thể chỉ là điểm khởi đầu trong một cuộc phân tách trong quan hệ hai nước một cách rộng rãi hơn”. Để tìm hiểu rõ hơn mối quan hệ phức tạp giữa hai quốc gia vốn duy trì quan hệ đối tác chiến lược này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Việt Nga – thường trú tại Australia và PV Bích Thuận – thường trú tại Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh EU: Tìm tiếng nói chung về kế hoạch ngân sách 2021 (9/12/2020)

Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của liên minh châu Âu (EU), theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày mai (10/12), tại Brussels, Bỉ. Dự kiến, tại hội nghị thượng đỉnh lần này, 27 thành viên EU sẽ thảo luận những vấn đề quan trọng của khối, trong đó có việc thông qua kế hoạch ngân sách cho năm 2021. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận khi mà kế hoạch ngân sách và gói phục hồi kinh tế của EU có tổng trị giá khoảng 1 nghìn 800 tỷ euro, vốn được các nhà lãnh đạo EU thống nhất hồi tháng 7, đang rơi vào bế tắc sau khi Ba Lan và Hungary phản đối điều kiện gắn kèm dự luật ngân sách dài hạn của toàn liên minh với một cơ chế yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ nguyên tắc pháp quyền EU. Sự việc này lại một lần nữa đặt ra cho EU bài toán khó trong việc tìm được tiếng nói thống nhất về các vấn đề của khối trong suốt một năm qua. Để có cái nhìn rõ hơn về hội nghị thượng đỉnh EU lần này cũng như những bất đồng liên quan đến kế hoạch ngân sách năm sau của khối, chúng tôi cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại khu vực Tây Âu.

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga liên quan tới dự án khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2" (8/12/2020)

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga cùng các nước châu Âu lại đang tăng nhiệt liên quan đến dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu. Mới nhất, quyền Đại sứ Mỹ tại Đức kêu gọi EU dừng dự án này đồng thời cảnh báo, đây không chỉ là dự án kinh tế mà còn là công cụ chính trị của Nga để gây chia rẽ châu Âu. Đáp lại, cả Nga và đại diện châu Âu đều lên tiếng phản đối các tuyên bố và động thái từ phía Mỹ. Liệu các diễn biến căng thẳng hiện nay có cản trở tiến trình hoàn thiện dự án - vốn được đánh giá như một biểu tượng hợp tác đầy tham vọng giữa Nga và châu Âu? Để có những phân tích sâu, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương.

Quan hệ Mỹ-Trung: Căng thẳng đến phút chót trước thời điểm chuyển giao quyền lực sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (7/12/2020)

Những căng thẳng Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố sẽ từ chối cấp visa cho các quan chức Trung Quốc có liên quan đến những hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài bằng bạo lực và các phương thức đe dọa khác. Trong một diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã tuyên bố hủy bỏ năm chương trình "trao đổi văn hóa" với Trung Quốc. Điều khiến dư luận quan tâm là, vì sao ở thời điểm nước Mỹ đang tiến gần đến thời điểm một cuộc chuyển giao quyền lực, thì chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục gia tăng sức ép và hành động rất cứng rắn với Trung Quốc?

Thế giới nỗ lực tìm kiếm giải pháp phục hồi sau đại dịch Covid-19 (4/12/2020)

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Liên hợp quốc về Covid-19 đang diễn ra với sự góp mặt của hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới và Bộ trưởng các nước. Đại biểu các nước lần lượt sẽ có các bài phát biểu thảo luận về kinh nghiệm phản ứng của toàn cầu đối với dịch bệnh, cũng như cùng nhau tìm ra con đường tốt nhất để phục hồi sau đại dịch. Covid-19 vốn đã khiến gần 1,5 triệu người thiệt mạng, các nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, hàng chục triệu người thất nghiệp, mất việc làm ở cả các nước giàu và nghèo... Thực tế này đang là bài toán khó đặt ra cho các nhà lãnh đạo toàn cầu. Liệu hội nghị lần này có thể đưa ra những ý tưởng, giải pháp mới nào cho quá trình phục hồi hậu đại dịch? Chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.

Palestine nỗ lực “thay đổi thế trận” trong theo đuổi giải pháp hai nhà nước” (3/12/2020)

Palestine vừa thông báo đã đạt được sự thống nhất với Jordan và Ai Cập thành lập một ủy ban chung để thúc đẩy tầm nhìn về một giải pháp hai nhà nước. Một trong những sáng kiến của ủy ban là tổ chức hội nghị quốc tế về hòa bình Trung Đông vào đầu năm sau, từ đó khôi phục các cuộc đàm phán về giải pháp hai nhà nước. Cuộc trao đổi với Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người đã có thời gian dài công tác tại Trung Đông sẽ lý giải tính toán của các bên đằng sau việc thành lập ủy ban chung này, cũng như khả năng tác động tới cuộc xung đột giữa Palestine và Israel.

Trung Đông: “Điểm nhấn” chính sách ngoại giao cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump (2/12/2020)

Trong những tuần gần đây, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với khu vực Trung Đông. Hàng loạt quan chức cấp cao Mỹ như Ngoại trưởng Mai Pompeo, Đại diện đặc biệt về Iran và Venezuela, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị-quân sự đã đến thăm Israel và các đồng minh Ả-rập. Bên cạnh đó, một nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ do tàu USS Nimit chạy bằng năng lượng hạt nhân dẫn đầu cũng đã quay trở lại khu vực vùng Vịnh.
Các động thái này phải chăng nhằm giúp chính quyền Tổng thống Trump bảo vệ các di sản về đối ngoại được tạo ra trong 4 năm qua, đồng thời tiếp tục củng cố quan hệ đồng minh với các nước A-rập, cũng như tìm cách siết chặt hơn các chính sách đối phó với Iran? Để làm rõ hơn chính sách ngoại giao Trung Đông của Tổng thống Donald Trump trước khi kết thúc nhiệm kỳ, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Phạm Huân - thường trú Đài TNVN tại Mỹ:

Đằng sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran là gì? (01/12/2020)

Trước vụ ám sát nhà khoa học Iran, đã có nhiều suy đoán rộ lên về việc Mỹ đang tìm cách tấn công Iran trước khi Tổng thống Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ nhằm tạo ra một tình thế “không thể cứu vãn” trong trường hợp ông Joe Biden nhậm chức với kế hoạch quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Giới quan sát nhận định rằng, cái chết của nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh rõ ràng là “tin xấu” cho tương lai thỏa thuận hạt nhân Iran. Phân tích rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với Đại sứ Nguyễn Quang Khai – người có nhiều năm công tác tại Trung Đông:

Triển vọng đạt được thỏa thuận giữa Anh và Liên minh châu Âu khi thời hạn chuyển tiếp Brexit dần kết thúc (30/11/2020)

Anh và Liên minh châu Âu (EU) vừa tái khởi động cuộc đàm phán trực tiếp về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit, trong nỗ lực cuối cùng nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong bối cảnh chỉ còn 5 tuần nữa là kết thúc giai đoạn chuyển tiếp sau khi Anh đã chính thức rời EU hồi đầu năm nay. Tại cuộc đàm phán quan trọng này, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier và trưởng đoàn đàm phán Anh David Frost thảo luận việc đảm bảo đạt được một thỏa thuận trước khi giai đoạn chuyển tiếp của Anh với EU kết thúc vào ngày 31/12 tới. Cả hai bên đang kêu gọi đối phương thỏa hiệp về 3 vấn đề bất đồng chính gồm đánh bắt cá, các quy định về việc chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp Anh và cách giải quyết mọi tranh chấp trong tương lai. Để có cái nhìn rõ hơn về tiến trình đàm phán Brexit đầy gian nan này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp:

Chuyển giao quyền lực Tổng thống: Nhiều thách thức chờ “Nước Mỹ trở lại”! (27/11/2020)

Dù chưa có kết quả chính thức, nhưng các bước chuyển giao quyền lực tại Mỹ sau bầu cử Tổng thống đã bắt đầu rõ ràng hơn. Mới nhất, chính quyền Tổng thống Donald Trump dù chưa chấp nhận thất bại, nhưng cũng đã ủng hộ việc khởi động quá trình này. Trong khi đó, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden - người được truyền thông Mỹ tuyên bố thắng cử cũng đã công bố các đề cử nhân sự trong nội các sắp tới.
Cụ thể quá trình chuyển giao quyền lực tại Mỹ sẽ diễn ra như thế nào? Đội ngũ nội các chủ chốt của chính quyền mới - nếu ông Biden chính thức được xác nhận đắc cử có những điểm gì đáng chú ý; hay dự báo các chính sách sắp tới của nước Mỹ? TS. Phạm Cao Cường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ phân tích cụ thể nội dung này.

Trung Quốc muốn điều chỉnh chiến lược với hai đồng minh của Mỹ (26/11/2020)

Một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý ở khu vực là chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Đây là chuyến thăm đầu tiên của nhà ngoại giao Trung Quốc tới Nhật Bản khi nước này có chính phủ mới. Hoạt động ngoại giao này cũng diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ - đồng minh an ninh của Nhật Bản và Hàn Quốc - chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ Tổng thống mới. Trong bối cảnh như vậy, giới quan sát cho rằng, chuyến thăm của ông Vương Nghị tới Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều nội dung quan trọng và mang những mục tiêu sâu xa, trong đó có việc Trung Quốc tìm kiếm sự điều chỉnh chiến lược với hai đồng minh của Mỹ. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Bích Thuận – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và PV Bùi Hùng tại Nhật Bản.

Chuyến thăm bảo vệ “di sản” ngoại giao tại Trung Đông của chính quyền Tổng thống Trump (25/11/2020)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa có chuyến công du loạt nước đồng minh Trung Đông như Israel, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) và Qarta. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn đang rối ren hậu bầu cử, dù cơ quan chức năng đã bắt đầu khởi động quá trình chuyển giao quyền lực từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho đội ngũ của ông Biden.
Giới quan sát cho rằng, dường như đây là nỗ lực cuối cùng của chính quyền Tổng thống Trump để bảo vệ những di sản đối ngoại đã gây dựng 4 năm qua tại Trung Đông. Để có những phân tích rõ hơn về kết quả chuyến công du cũng triển vọng chính sách Trung Đông của Mỹ thời gian tới, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS.Lộc Thị Thủy - chuyên gia nghiên cứu về Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu châu Mỹ. Mời quí vị và các bạn cùng nghe:

Hệ quả của việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở (24/11/2020)

Chính quyền Mỹ vừa thông báo chính thức rút khỏi Hiệp ước quốc phòng "Bầu trời Mở" sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc Nga không tuân thủ các cam kết của Hiệp ước này. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước "Bầu trời Mở" không chỉ gây ra thách thức cho chính các đồng minh châu Âu – những nước đang phụ thuộc rất nhiều vào các thông tin do thám thu thập trên lãnh thổ Nga, mà còn đặt ra những thách thức lớn trong đảm bảo an ninh khu vực dựa trên niềm tin giữa các thành viên tham gia Hiệp ước. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với anh Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn về những hệ lụy sau bước đi này của Mỹ:

Kết quả tại Hội nghị thượng đỉnh G20, bước tiến tích cực trong hợp tác nhằm ngăn chặn dịch bệnh và khôi phục kinh tế (23/11/2020).

Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) do Saudi Arabia, theo hình thức trực tuyến vừa kết thúc vào hôm qua. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 gây ra, những kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh G20 được xem là bước tiến tích cực, góp phần thúc đẩy hợp tác nhằm ngăn chặn dịch bệnh và khôi phục kinh tế. Cuộc trao đổi giữa BTV Thu Hà với PV Ngọc Thạch thường trú tại Ai Cập, theo dõi tình hình khu vực Trung Đông- Châu Phi cung cấp thông tin tới quý vị.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: