logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị truy tố: Có thực sự bất lợi? (5/4/2023)

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới trình diện trước tòa án hình sự quận Ma-hát-tan vì cáo buộc hình sự chưa từng có tiền lệ. Báo chí Mỹ và quốc tế phủ khắp những thông tin về phiên tòa lịch sử này. Theo báo chí Mỹ, cựu Tổng thống Trump phải đối mặt với hơn 30 tội danh vì làm sai lệch hồ sơ kinh doanh.
Phiên tòa lịch sử này làm gia tăng căng thẳng trong đời sống chính trị Mỹ, vốn đã phân cực nghiêm trọng và nhiều lần đứng bên bờ vực khủng hoảng từ khi ông Trump bước vào chính trường. Ở khía cạnh khác, liệu vụ truy tố có hoàn toàn là bất lợi với cựu Tổng thống Trump, nhất là khi ông được đánh giá là một ứng cử viên tiềm năng của Đảng Cộng hòa có thể tham gia chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2024?

Nhiều vấn đề nóng tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO (04/4/2023)

Bắt đầu từ hôm nay (4/4), Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại thủ đô Bruxelles của Bỉ trong hai ngày. Dự kiến, nhiều vấn đề nóng sẽ phủ bóng các cuộc thảo luận của các nhà ngoại giao hàng đầu của khối, như vấn đề Ucraine, cách thức ứng phó với Nga hay chính sách kiềm chế Trung Quốc... Một trong những nội dung quan trọng không kém là vấn đề mở rộng khối với việc Thổ Nhĩ Kỳ vừa “bật đèn xanh” cho Phần Lan gia nhập NATO. Cùng đó là nhu cầu tăng cường thống nhất, đoàn kết nội bộ NATO trong bối cảnh lá đơn xin gia nhập của Thụy Điển vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của 2 thành viên cuối cùng là Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà lãnh đạo châu Âu thăm Trung Quốc - Khi Eu xích lại gần Bắc Kinh (03/4/2023)

Thời gian này, việc các nhà lãnh đạo cấp cao châu Âu lần lượt đến thăm Trung Quốc khiến dư luận quốc tế đặc biệt chú ý. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Tây Ban Nha cuối tuần trước, ngay trong tuần này, Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Usuala Von De Layern sẽ đến thăm Trung Quốc và ngay sau đó sẽ là chuyến thăm của Cao ủy phục trách Chính sách Đối ngoại EU Josep Borrell đến Trung Quốc. Trong một động thái chưa được xác nhận, Thủ tướng Italia được cho là cũng đang chuẩn bị đến thăm Trung Quốc. Vì sao các nhà lãnh đạo cấp cao châu Âu liên tục đến thăm Trung Quốc vào thời điểm này? Châu Âu đặt ra những mục tiêu mới nào trong mối quan hệ với Trung Quốc? Ở một góc nhìn khác, việc các nhà lãnh đạo châu Âu đặt quá nhiều trọng tâm vào mối quan hệ với Trung Quốc được cho là có thể gây ra những rạn nứt mới trong nội bộ EU khi khối này đang có nhiều quan điểm khác nhau về việc ứng xử với Trung Quốc.

Triển vọng Anh sớm hoàn tất lộ trình trở thành thành viên CPTPP (31/3/2023)

Hơn 2 năm sau khi chính thức đệ đơn, Anh đang ở gần hơn bao giờ hết với mục tiêu trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo một số nguồn tin, sau khi nhận được sự ủng hộ của tất cả 11 thành viên, dự kiến, Anh sẽ được “bật đèn xanh” ngay trong tuần này để kích hoạt tiến trình gia nhập chính thức hiệp định của nước này. Có thể nói, việc Anh trở thành quốc gia đầu tiên không phải là thành viên sáng lập gia nhập Hiệp định đã cho thấy sức hấp dẫn của một khuôn khổ hợp tác thương mại đa phương quy mô khu vực và toàn cầu. Vậy thực tế triển vọng Anh gia nhập Hiệp định này ra sao?

Thế giới trước nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân (30/3/2023)

Trong dòng thông tin thời sự quốc tế những ngày qua, dư luận đặc biệt chú ý đến động thái của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Triều Tiên lần đầu tiên công bố những hình ảnh về vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trước đó Nga đề cập kế hoạch lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus dấy lên sự chỉ trích của nhiều nước phương Tây. Trong khi đó Mỹ cũng đẩy nhanh kế hoạch “nâng cấp kho lưu trữ vũ khí hạt nhân” ở châu Âu...
Những động thái này làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân cũng như sự hiện diện của loại vũ khí nguy hiểm này trong các tình huống xung đột mất kiểm soát. Những nguy cơ này lớn đến đâu và tác động của những hành động răn đe hạt nhân sẽ như thế nào?

Chuyến công du châu Phi của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris trong nỗ lực tìm lại ảnh hưởng của Washington ở khu vực này (29/3/2023)

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris đang có chuyến công du dài ngày đến 3 quốc gia châu Phi gồm có: Ghana, Tanzania và Zambia. Chuyến công du được đánh giá là bước tiếp theo nhằm hiện thực hoá chiến lược tăng cường quan hệ với châu Phi của chính quyền Tổng thống Joebiden, vốn đã tăng tốc hồi tháng 12 năm ngoái với Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi diễn ra tại Washington. Chuyến đi này đặc biệt có ý nghĩa và mang tính biểu tượng cao khi bà Haris trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ đến thăm châu lục này. Liệu bà Haris có thể làm hồi sinh bầu không khí nồng ấm Mỹ - châu Phi như thời của cựu Tổng thống Obama và “cùng nhau hướng tới tương lai” như kỳ vọng? Đặc biệt trong bối cảnh, nhiều đối thủ nặng ký như Trung Quốc hay Nga cũng đang tăng cường ảnh hưởng và vị thế tại khu vực nhiều tiềm năng địa chiến lược này.

Israel: Bùng nổ làn sóng biểu tình phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ nước này (28/3/2023)

Tối 26/3, hàng trăm nghìn người dân Israel đã xuống đường biểu tình, chặn đường cao tốc tại Tel Aviv và bao vây Dinh Thủ tướng tại thành phố Jerusalem. Cuộc biểu tình là “giọt nước tràn ly”, cho thấy sự phẫn nộ của người dân đối với kế hoạch cải cách tư pháp mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang thúc đẩy.
Vì sao kế hoạch này lại gây tranh cãi? Làn sóng biểu tình liệu có tạo nên bất ổn đối với chính trường Ixraen? Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua cuộc trao đổi giữa BTV Thu Hà và PV Tuấn Nguyễn, thường trú tại Ai Cập, chuyên theo dõi tình hình Trung Đông- Châu Phi.

Kỷ nguyên mới trong quan hệ Anh - EU với Khuôn khổ Windsor (27/6/2023)

Sau 3 năm rời khởi Liên minh châu Âu (EU), Anh và EU đã chính thức ký thực thi Khung thỏa thuận Windsor, nhằm giải quyết tình trạng bế tắc thương mại giữa London và Brussels hậu Brexit và khắc phục những bất cập trong Nghị định thư Bắc Ai-len. Trước đó, hồi cuối tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đạt được nhất trí về Khuôn khổ Windsor. Việc thực thi khuôn khổ Windsor được kỳ vọng sẽ mở đường cho Anh thiết lập mối quan hệ kinh tế gần hơn với Liên minh châu Âu, sau một thời gian nước Anh chịu quá nhiều khó khăn do tác động của Brexit.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Canada – tìm kiếm một đồng minh “mạnh mẽ hơn (24/3/2023)

Sáng nay (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới Canada. Dù thời gian ngắn ngủi, song ông Joe Biden có lịch trình khá dày đặc, trong đó có cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Justin Trudeau, phát biểu trước Quốc hội Canada, gặp gỡ các nghị sĩ của đảng cầm quyền cũng như đảng đối lập.
Mặc dù vừa là đồng minh, vừa là láng giềng, nhưng Canada được cho là chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho những chiến lược, chính sách quan trọng của Mỹ thời điểm hiện tại như cách tiếp cận với cuộc khủng hoảng Ucraina, cạnh tranh nước lớn giữa Mỹ và Trung Quốc... Trong khi ông Joe Biden mong muốn thúc đẩy một đồng minh “mạnh mẽ hơn” qua chuyến thăm này, Thủ tướng Justin Trudeau lại quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề mang tính song phương như thương mại, di cư xuyên biên giới… Bởi vậy dư luận đang chờ đợi hai nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm tiếng nói chung như thế nào qua chuyến thăm này.

Dự luật cải cách hưu trí: “Phép thử” cho Tổng thống Pháp (22/3/2023)

“Biểu tình”, “đình công” hay “dự luật cải cách hưu trí” là những “từ khóa” liên quan đến căng thẳng xã hội tại nước Pháp trong suốt hai tháng qua. Kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu chính là điểm gây tranh cãi nhất của dự luật, khiến công chúng Pháp bất bình và gây ra các cuộc biểu tình rung chuyển đất nước. Sự phản đối càng gia tăng khi Tổng thống Macron dùng quyền đặc biệt trong hiến pháp để thông qua dự luật. Chính phủ Pháp cũng đã vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội – điều này đồng nghĩa Dự luật cải cách hưu trí được thông qua. Có vẻ như áp lực đang ngày càng đè nặng lên Tổng thống Macron và Thủ tướng Élisabeth Borne. Liệu chính quyền Pháp có tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng xã hội hiện nay?

Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản, nhằm củng cố tầm quan trọng của mối quan hệ song phương trong khu vực (21/3/2023)

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang có chuyến thăm chính thức Ấn Độ kéo dài 2 ngày. Đây được coi là cơ hội để hai nền kinh tế lớn hàng đầu châu Á thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược đặc biệt, hiện thực hóa chính sách Hành động hướng Đông của New Dehi và Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Nhật Bản. Chuyến công du cũng nhằm củng cố tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Nhật Bản - Ấn Độ trong khu vực và trên toàn cầu, trong bối cảnh năm 2023, Ấn Độ và Nhật Bản đều đảm nhiệm các cương vị quan trọng, lần lượt là Chủ tịch G20 và Chủ tịch G7.

Chuyến đi thúc đẩy hòa bình và tăng cường sự tin cậy Nga-Trung (20/3/2023)

Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong ngày hôm nay là chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến diễn ra từ 20-22/03. Trong bối cảnh hai nước xác lập quan hệ đối tác “không giới hạn” vào tháng 2 năm ngoái, chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm củng cố sự tin cậy, tăng cường quan hệ hợp tác thiết thực giữa hai nước. Bên cạnh đó, thông qua chuyến thăm, Trung Quốc cũng muốn thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải cho xung đột Nga - Ucraina, dù nỗ lực này đang vấp phải sự hoài nghi của các nước phương Tây. Để giúp quý vị và các bạn có góc nhìn đa chiều về việc Nga - Trung thắt chặt quan hệ và tác động của nó đến các trục quan hệ chính của thế giới, PV Bích Thuận, thường trú tại Trung Quốc và PV Anh Tú, thường trú tại Nga phân tích nội dung này.

Rủi ro trong quan hệ Mỹ - Nga sau vụ máy bay không người lái rơi ở Biển Đen? (17/3/2023)

Nga và Mỹ đang tranh cãi gay gắt vụ máy bay không người lái (UAV) của Mỹ bị rơi trên Biển Đen. Mỹ cáo buộc tiêm kích Nga đã va chạm với chiếc UAV một cách “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp” trong khi Nga phủ nhận điều này và khẳng định máy bay của Mỹ mất kiểm soát nên bị rơi. Không ai biết điều gì đã thật sự xảy ra! Chỉ biết rằng vụ việc đang khiến mối quan hệ Nga – Mỹ leo thang lên mức căng thẳng mới. Đây là sự cố trên không đầu tiên giữa Nga và một thành viên NATO kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra hơn một năm trước, Điều này phản ánh thực tế rằng, những hệ lụy từ cuộc xung đột và nguy cơ tính toán sai lầm dẫn đến leo thang căng thẳng giữa các bên là rất lớn, nhất là khi Nga và NATO đang triển khai nhiều thiết bị quân sự quanh Ukraine.

Cải thiện quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (16/3/2023)

Hôm nay, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Hàn Quốc đến Nhật Bản kể từ năm 2011, được kỳ vọng sẽ trở thành một dấu mốc quan trọng để cải thiện và phát triển quan hệ hai nước. Chuyến thăm diễn ra sau khi Hàn Quốc công bố kế hoạch chấm dứt tranh cãi hiện nay về vấn đề lao động thời chiến với Nhật Bản, cho thấy thiện chí thúc đẩy mối quan hệ tích cực của Hàn Quốc với Nhật Bản. Trước đó, Hàn Quốc cũng dừng việc khiếu nại Nhật Bản lên Tổ chức Thương mại thế giới liên quan các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với các vật liệu sử dụng cho công nghệ cao. Những động thái tích cực nhằm phá băng quan hệ với Nhật Bản của chính phủ Hàn Quốc tác động ra sao tới hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Bắc Á?

Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha thúc đẩy “hành lang xanh” ứng phó khủng hoảng năng lượng (15/3/2023)

Những tuần gần đây, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez liên tục bận rộn với các chuyến công du châu Âu nhằm chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 6 tới. Một trong những điểm đến đáng chú ý là Bồ Đào Nha trong 2 ngày 14 và 15/3.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, lãnh đạo hai nước tổ chức Hội nghị thượng đỉnh với nội dung trọng tâm là kế hoạch đột phá mới nhằm giúp Liên minh châu Âu (EU) từng bước ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng liên quan cuộc xung đột Ucraina.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: