Ngày 12/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội diễn ra Lễ tiếp nhận “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”; Giới thiệu tự truyện “Mãi vẫn là người lính”; Phục dựng và trao tặng Di ảnh chân dung màu cho một số gia đình Liệt sĩ. Chương trình do Tổ chức “Trái tim Người lính” phối hợp cùng với Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ (Mỹ), Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và CLB “Mãi mãi tuổi 20” phối hợp tổ chức.
Khoảng 2 tuần nay, giá cá Điêu Hồng nuôi lồng bè ở tỉnh Tiền Giang tăng khá cao nhưng giá thức ăn thủy sản cũng tăng theo nên ngư dân ngại tái đàn.
Chiều nay (6/12) tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, Trung ương Hội nông dân Việt Nam với Hội Nông dân thành phố Hà Nội ký kết Chương trình phối hợp nhằm tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Chiều nay 12/6, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức Hội thảo xây dựng chính sách về các hoạt động tư vấn, vận động, lấy, điều phối, ghép mô tạng. Vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm là chi phí ghép tạng hiện nay vượt mức chi trả của nhiều gia đình bệnh nhân, nhất là với người bệnh nghèo. Do đó, cần có chính sách chi trả nhiều hơn để tăng số người được tiếp cận với kỹ thuật ghép tạng, kéo dài sự sống.
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh, thành ban hành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sớm so với cả nước. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 7 huyện (gồm Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường) và 2 thành phố (Vĩnh Yên và Phúc Yên). Tỉnh không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp. Vĩnh Phúc hiện đề xuất sắp xếp 28/136 xã để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới. Theo sắp xếp theo phương án trên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ còn 121 đơn vị hành chính cấp xã (88 xã, 15 phường và 18 thị trấn), giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay
Theo Hợp đồng cung ứng giữa Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka (Nhật Bản) về việc phái cử và tiếp nhận thực tập sinh trong ngành hộ lý thời gian tới, người lao động tham gia Chương trình sẽ được Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka đài thọ toàn bộ chi phí học tiếng Nhật tại Việt Nam, lệ phí thi chứng chỉ tiếng Nhật, lệ phí xin thị thực, chi phí khám sức khỏe, vé máy bay và được hưởng mức lương tương đương với mức lương cơ bản của người Nhật Bản làm cùng vị trí, khoảng 36 triệu đồng/người/tháng. Đây là nội dung của Bản ký kết hợp đồng cung cứng thực tập sinh kỹ năng ngành nghề hộ lý giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka (Nhật Bản) diễn ra sáng nay (12/6) tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan đã chứng kiến Lễ ký kết. Phóng viên Hà Nam thông tin:
Trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số và thiếu hụt nguồn lực lao động ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ Nhật Bản nói chung và các địa phương của nước này nói riêng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Một trong những giải pháp quan trọng là xây dựng “Chế độ bảo hiểm y tế cho gia đình người lao động Việt Nam” lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh Yamanashi.
Ngày 12/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cùng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT địa bàn TP. Cần Thơ. Phát biểu trong chuyến kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc yêu cầu chính quyền và ngành giáo dục Cần Thơ quan tâm đẩy lùi gian lận công nghệ cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Nga và Belarus hôm qua khởi động giai đoạn 2 của cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật, đánh dấu mối quan hệ ngày một khăng khít giữa hai đồng minh chủ chốt. Belarus cũng là quốc gia đầu tiên mà Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật bên ngoài lãnh thổ kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Đồng Tháp là một trong năm tỉnh, thành của khu vực ĐBSCL được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn thực hiện mô hình thí điểm thuộc Đề án Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Mặc dù các mô hình thực hiện theo Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao chỉ mới được triển khai thí điểm tại một số HTX trên địa bàn tỉnh, nhưng bước đầu đạt được nhiều tín hiệu tích cực.
Những năm qua, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Sóc Trăng nhờ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách để tổ chức nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống.
Cuối tháng 10/2023, Tập đoàn điện lực Việt Nam tiến hành khởi công dự án đường dây 500 kV Nam Định I - Thanh Hóa, sau đó đồng loạt khởi công toàn tuyến 500Kv mạch 3 vào ngày 18/1/2024. Chỉ trong vòng 6 tháng, với mục tiêu đóng điện vào 30/6 tới, nên việc đảm bảo tiến độ đang là thách thức đối với hàng nghìn cán bộ công nhân viên ngành điện. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN ghi nhận không khí thi công khẩn trương trên công trình 500Kv mạch 3 trong những ngày này.
Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ tỉnh Quảng Bình đến Hưng Yên đang từng ngày chạy đua tiến độ để hoàn thành kế hoạch đã đề ra, đóng điện trước ngày 30/6/2024. Để làm nên thành công đó, điều đáng nói chính là tinh thần quyết tâm và sự đồng thuận cao của chính quyền các cấp, các đơn vị thi công và đặc biệt là sự ủng hộ của người dân nơi có đường dây đi qua. Ghi nhận của Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN.
Thời gian qua, chương trình “Tiết học biên cương” đã được lực lượng Biên phòng và các trường học ở Lạng Sơn phối hợp thực hiện hiệu quả. Thông qua cách làm sáng tạo này, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đã trực tiếp tuyên truyền kiến thức cho học sinh, góp phần nâng cao trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.