logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: Làm thế nào để đảm bảo đúng nơi, đúng lúc, tránh xảy ra sai sót, lãng phí (06/1/2022)

Do những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, ước tính nền kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ tăng trưởng ở mức 2,58%, thấp hơn năm ngoái và thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lên tới gần 350 nghìn tỷ đồng đã được Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp bất thường lần thứ nhất khai mạc sáng 4/1 vừa qua. Gói hỗ trợ bao phủ toàn diện từ phòng chống dịch bệnh, tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, cải cách thể chế. Đây được kỳ vọng là cú hích cho nền kinh tế vực dậy sau đại dịch. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn lực này được đảm bảo đúng nơi, đúng lúc, tránh xảy ra sai sót, lãng phí.

Năm 2022: lãi suất ngân hàng dự báo sẽ hấp dẫn hơn (06/1/2022)

Du lịch Quảng Ninh làm gì để vượt qua thử thách?
- Lệnh cấm sử dụng mực màu xăm có nguy cơ gây ung thư gặp nhiều phản đối từ giới nghệ sĩ làm nghề xăm mình
- Cận Tết: ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển, sản xuất, kinh doanh thực không đảm bảo an toàn thực phẩm, gây hại sức khỏe con người và môi trường”
- Triều Tiên phóng tên lửa gửi thông điệp đầu năm mới

Thị trường dầu chờ đợi cuộc họp của OPEC + (5/1/2022)

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (gọi tắt là OPEC+) đã nhóm họp tại thủ đô Viên của Áo để quyết định có tăng sản lượng khai thác hay không. Cuộc họp được dư luận đặc biệt quan tâm trong bối cảnh giá năng lượng vẫn là nỗi lo của nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia châu Âu trong những tháng mùa đông.
Trước đó, dự báo dư cung trên thị trường dầu trong quý 1 năm nay của OPEC+ chỉ ở mức 1,4 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 25% so với dự báo hồi đầu tháng 12 năm ngoái là 1,7 triệu thùng/ngày, đẩy giá dầu leo dốc trong những ngày cuối năm 2021. Vì vậy, thị trường thế giới chờ đợi cuộc họp của OPEC+ có thể đưa ra chính sách tăng sản lượng khai thác để bình ổn giá dầu thế giới. Vậy kỳ vọng này có được đáp ứng? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.

Cải thiện hệ thống để không “nghẽn lệnh” trên thị trường chứng khoán (5/1/2022)

Cải thiện hệ thống để không “nghẽn lệnh” trên thị trường chứng khoán.
- ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 2022 của Việt Nam mức 6,5%.
- VN-Index chào năm 2022 bằng mức đỉnh lịch sử hơn 1.520 điểm.

Điều trị FO tại nhà- Trạm y tế lưu động phát huy hiệu quả (5/1/2022)

Cảnh giác trước quan điểm: “Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị”.
- Cà Mau: Trạm y tế lưu động điều trị F0 hiệu quả.
- TP.HCM: Kịch bản nào cho doanh nghiệp đón Tết?
- Diễn biến thị trường dầu mỏ liên quan tới cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh.

Các ngân hàng đang đẩy mạnh thanh lý bất động sản là tải sản đảm bảo (04/1/2022)

16 ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, với số tiền hơn 18.000 tỷ đồng
- Các ngân hàng đang đẩy mạnh thanh lý bất động sản là tải sản đảm bảo
- Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong phiên cuối năm 2021- khép lại một năm thăng hoa

Dự báo 2022 - một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ - Trung (04/1/2022)

Cách đây 50 năm, vào đầu năm 1972, Tổng thống Mỹ Rích-chác Ních-xơn (Richard Nixon) là nguyên thủ đầu tiên của Mỹ tới thăm Trung Quốc, đưa quan hệ Mỹ - Trung Quốc bước sang trang mới, mở đường tái lập quan hệ ngoại giao song phương. Nhưng sau 50 năm mối quan hệ này ngày càng trở nên căng thẳng và năm 2022 được dự báo sẽ là một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ-Trung. Nếu như trong năm 2021, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đối đầu từ vấn đề thương mại, quốc phòng, ngoại giao thì xu hướng này được nhiều nhà quan sát dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2022. Trong đó, tại Mỹ, dù các thành viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng và vốn chia rẽ sâu sắc nhưng đều nhất trí với nhau ở duy nhất 1 điểm là không mềm mỏng với Trung Quốc.

Tiêu huỷ hàng hoá vi phạm bị kiểm tra thu giữ trị giá tới hàng tỷ (04/1/2022)

Quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra, phát hiện và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh mứt kẹo không đảm bảo an toàn thực phẩm
- Tiêu huỷ hàng hoá vi phạm bị kiểm tra thu giữ trị giá tới hàng tỷ đồng

Kỳ họp bất thường, bàn về những vấn đề không bình thường nảy sinh trong đời sống xã hội (04/1/2022)

Quốc hội khoá XI đã khai mạc kỳ họp bất thường. Bốn nội dung sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kì họp đó là: dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Có thể khẳng định, đây là kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử Quốc hội để bàn về những vấn đề không bình thường nẩy sinh của đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Kỳ họp này xuất phát từ nhu cầu thực tế, cần có những quyết sách kịp thời để ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh… Với tinh thần "vào cuộc từ sớm, từ xa", Quốc hội đã chủ động, lên kế hoạch, lấy ý kiến các chuyên gia nhằm góp phần làm rõ, củng cố luận cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong ban hành chính sách.

Thích ứng với đại dịch và bài học tạo dựng văn hoá trong doanh nghiệp (04/1/2022)

Giới nghệ sĩ trẻ tại Mỹ “đua nhau” thu lời trên nền tảng tài sản số NFT
- Quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra, phát hiện và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh mứt kẹo không đảm bảo an toàn thực phẩm
- Dự báo 2022 - một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ - Trung
- Kỳ họp bất thường, bàn về những vấn đề không bình thường nảy sinh trong đời sống xã hội

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh: Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra tại 2 Nghị quyết đầu năm của Chính phủ

Đã thành thông lệ, kể từ năm 2014, cùng với việc ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước của năm mới (Nghị quyết số 01), Chính phủ đồng thời ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (trước là Nghị quyết số 19, nay là Nghị quyết số 02).
Theo kế hoạch, các Nghị quyết này cũng sẽ được Chính phủ kế thừa, phát huy để ban hành và triển khai trong năm mới 2022 này. “Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh: Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra tại 2 Nghị quyết đầu năm của Chính phủ” là chủ đề của Câu chuyện thời sự đầu tiên của năm mới 2022 - với sự tham gia của vị khách mời là bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh & Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Pháp đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên EU với tầm nhìn "Phục hồi, mạnh mẽ và tương hỗ" (3/1/2022)

Pháp vừa chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) nửa đầu năm 2022. Đây là lần thứ 13 Pháp giữ vai trò này kể từ khi EU được thành lập. Với cương vị này, Pháp phải thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng theo chương trình lập pháp của châu Âu và đưa ra thỏa hiệp có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị giữa chính phủ của 27 quốc gia thành viên hoặc giữa các chính phủ và Nghị viện châu Âu.
Theo dự tính, trong nhiệm kỳ 6 tháng này, gần 400 sự kiện đã được lên kế hoạch và sẽ tổ chức tại Pháp, Bỉ cũng như trong các quốc gia thành viên trước khi Pháp chuyển giao vai trò chủ tịch cho Thụy Điển vào nửa cuối năm nay. Với phương châm Phục hồi, mạnh mẽ, tương hỗ. Tổng thống Pháp Macron đã công bố những ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên này bao gồm chủ quyền, tăng trưởng, sinh thái, chuyển đổi kỹ thuật số, nhà nước pháp quyền.
Vậy, trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu, nước Pháp sẽ đối mặt với những thách thức nào và đâu là mục tiêu quan trọng nước này đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn thách thức? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích:

Nhiều bác sĩ tham gia nhóm tư vấn cho F0 điều trị tại nhà (3/1/2022)

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh: Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra tại 2 Nghị quyết đầu năm của Chính phủ.
- Pháp đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên EU với tầm nhìn "Phục hồi, mạnh mẽ và tương hỗ".
- Nhiều bác sĩ tham gia nhóm tư vấn cho F0 điều trị tại nhà.
- Kế hoạch hành động của Chính phủ nhằm thực thi Hiệp định RCEP có hiệu quả.

Những chiến binh dũng cảm Quốc Cơ, Quốc Nghiệp (02/01/2022)

Hoàn thành thử thách leo 100 bậc thang với tiết mục chồng đầu trong thời gian 53 giây tại nhà thờ Girona ở Tây Ban Nha tối 23/12/2021, cặp đôi nghệ sỹ Quốc Cơ- Quốc Nghiệp đã phá kỷ lục do chính mình lập ra cách đây 5 năm. Cùng gặp gỡ hai " Hoàng tử xiếc Việt” với những câu chuyện lí thú về hành trình chinh phục kỷ lục Guiness thế giới.

Cánh đồng quạt gió Ea H'leo – điểm sống ảo đẹp như thơ tại Đắk Lắk (02/01/2022)

Cánh đồng quạt gió Ea H'leo – điểm sống ảo đẹp như thơ tại Đắk Lắk.
-Những chiến binh dũng cảm Quốc Cơ, Quốc Nghiệp .
- Ước mơ trở thành một diễn viên múa Ba-lê của Karina Chikitova - cô bé sống sót thần kỳ 12 ngày một mình trong khu rừng đầy gấu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: