logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thái Nguyên: Thu giữ trên 100 điện thoại Iphone có dấu hiệu nhập lậu (30/12/2021)

Đồng Tháp: Phát hiện gần 400 kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- Thái Nguyên: Thu giữ trên 100 điện thoại Iphone có dấu hiệu nhập lậu
- Phú Yên: Tạm giữ 11.500 hộp thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ

Nhìn lại kinh tế 2021- Triển vọng nào cho phục hồi năm 2022 (30/12/2021)

Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ tư đã để lại những hệ quả kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng, nhất là ở một số địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; ở những tỉnh có khu vực dịch vụ, nhất là du lịch chiếm tỷ trọng cao; có thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài… Cộng thêm những “điểm nghẽn’, hạn chế vốn tồn tại lâu nay, chậm được khắc phục, tháo gỡ trong bối cảnh dịch bệnh, nên bức tranh kinh tế Việt Nam cơ bản nhiều gam “trầm”. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế cả nước vẫn có những nhân tố tích cực, quan trọng để phục hồi tăng trưởng.

Từ 01/01/2022 Hiệp định RCEP có hiệu lực: Cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư (30/12/2021)

Nhìn lại kinh tế 2021- Triển vọng nào cho phục hồi năm 2022
- Tạm giữ 11.500 hộp thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ tại Phú Yên
- Quyết định chiến lược “đi xa hơn” của Australia tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Báo chí đóng góp cho mục tiêu kép
- Từ 01/01/2022 Hiệp định RCEP có hiệu lực: Cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư

Khai sai thuế, một doanh nghiệp bị phạt và truy thu gần 9 tỷ đồng (29/12/2021)

Tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%.
- Khai sai thuế, một doanh nghiệp bị phạt và truy thu gần 9 tỷ đồng.
- Tập đoàn Đèo Cả chuyển sàn, quốc tế hóa nguồn vốn.

Đạo luật chi tiêu quốc phòng Mỹ và thông điệp gửi Nga - Trung Quốc (29/12/2021)

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký ban hành Đạo luật Chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2022, qua đó phê duyệt khoản ngân sách 770 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng - an ninh. Trước đó, Đạo luật đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua với tỷ lệ ủng hộ cao từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Được đánh giá là văn bản quan trọng có vai trò định hướng chính sách quốc phòng của Mỹ hàng năm, Đạo luật đang gợi mở những bước đi chiến lược nào của Mỹ, đặc biệt đối với các đối thủ hàng đầu là Nga và Trung Quốc? Nhà báo Trần Thanh Tuấn – Thông tấn xã Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.

Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị (29/12/2021)

Quan điểm: “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” được Đảng ta khẳng định xuyên suốt qua các kỳ Đại hội. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cố tình không hiểu, thậm chí còn xuyên tạc bằng những luận điểm sai trái. “Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị” - nội dung được BTV chương trình phân tích, bàn luận cùng GS-TS khoa học Phan Xuân Sơn, Giảng viên cao cấp Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Quản lý, công khai Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 (29/12/2021)

Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đi kèm với phải thay đổi chế độ chính trị.
- Quản lý, công khai Quỹ vắc-xin phòng Covid 19.
- Đạo luật chi tiêu quốc phòng Mỹ và thông điệp gửi Nga - Trung Quốc.
- 10 sự kiện, vấn đề trong nước trong nước nổi bật 2021 do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn.
- Niềm vui của trẻ em Tây Ban Nha khi đến trường bằng xe đạp.

Công nghiệp hỗ trợ là sức bật tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh (28/12/2021)

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau COVID-19
- Công nghiệp hỗ trợ là sức bật tăng trưởng kinh tế TP.HCM
- Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong phiên đầu tuần

Năm 2021: Nước Mỹ đan xen các gam màu “sáng, tối” (28/12/2021)

Khi nước Mỹ và thế giới đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2021, cũng đồng nghĩa đã gần một năm kể từ khi Chính quyền Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Có lẽ không một Tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ đương đại lại phải đương đầu với hàng loạt những thách thức lớn cả về đối nội và đối ngoại như ông Joe Biden.

Lào Cai phát hiện lô bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ (28/12/2021)

Dịp cuối năm, lực lượng quản lý thị trường liên tiếp phát hiện các vụ hàng giả, vi phạm liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, điểm hình vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn ở Hà Nội
- Rượu “3 không”
- Lào Cai phát hiện lô bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Giải pháp ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi (28/12/2021)

Thời gian qua, việc đấu giá quyền sử dụng đất đã tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, việc đấu giá đất ở một số địa phương đã xuất hiện những tiêu cực, lợi ích nhóm. Cùng chuyên gia kinh tế- TS Vũ Đình Ánh bàn “Giải pháp ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi”.

Khu công nghệ cao Hòa Lạc - dần định hình thành phố khoa học công nghệ (28/12/2021)

Lao động tự do nặng trĩu nỗi lo Tết đến
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc- dần định hình thành phố khoa học công nghệ
- Năm 2021: Nước Mỹ đan xen các gam màu “sáng, tối” Hành tinh chuyển động
- Ấn Độ đang xem xét dừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới
- Giải pháp ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi

Ba chỉ số của sàn chứng khoán bứt tốc mạnh mẽ (27/12/2021)

Năm 2021, ngành thuế nỗ lực thu vượt dự toán trên 177.000 tỷ đồng.
- Hưng Yên trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định thành lập cho một số dự án lớn với tổng số vốn khoảng 6 tỷ USD.
- Ba chỉ số của sàn chứng khoán bứt tốc mạnh mẽ.

Nhật Bản chờ đón năm mới 2022: Đẩy mạnh cải cách về kinh tế và chính sách đối ngoại (27/12/2021)

Năm 2021, chính trường Nhật Bản đã có những thay đổi lớn, trong đó có việc Thủ tướng Kishida Fumio chính thức lên nắm quyền thay cho cựu Thủ tướng Suga. Ngay sau khi nhậm chức, chính phủ mới của Nhật Bản cũng đã có rất nhiều điều chỉnh về chính sách với mong muốn thúc đẩy hơn nữa uy tín và vị thế của nước Nhật trong bối cảnh mới.
Là một người theo chủ nghĩa ôn hòa và ưa thích sự ổn định, năm 2022, ông Kishida Fumio được cho là sẽ tiếp tục dẫn dắt Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, vượt qua hàng loạt khó khăn hiện tại, như khống chế đại dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế, tình trạng già hoá dân số và căng thẳng với Trung Quốc. Phóng viên Bùi Hùng, thường trú tại Nhật bản cùng nhìn lại những biến động trên chính trường Nhật Bản một năm qua và những dự báo cho năm mới 2022.

Những thách thức từ các FTA cần vượt qua để tăng trưởng xuất nhập khẩu bền vững hơn (27/12/2021)

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ đô la Mỹ, và dự báo năm 2021 này sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 này theo dự báo có thể đạt hơn 335 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu Chính phủ giao là 4-5% và dự kiến tiếp tục duy trì cán câm thương mại có xuất siêu, ngoài sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và từng doanh nghiệp, mỗi người dân để duy trì sản xuất, lưu thông hàng hoá trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hết sức phức tạp… phải kể đến việc doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác khá tốt các thị trường, từ các thị trường truyền thống cho đến các thị trường chúng ta có các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao…Vậy đâu là những thách thức mà doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam cần quan tâm trong thời gian tới sau một thời gian thực thi các FTA này? Những thách thức từ các FTA cần vượt qua để tăng trưởng xuất nhập khẩu bền vững hơn? Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương, bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên UB kinh tế của Quốc hội cùng bàn luận về câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: