Ngoại trưởng Ngoại giao 6 quốc gia châu Âu là Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha vừa nhóm họp và đưa ra Tuyên bố chung: cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga; đồng thời khẳng định châu Âu sẵn sàng gánh vác gánh nặng viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong trường hợp Mỹ cắt giảm hỗ trợ sau quá trình chuyển giao quyền lực của Nhà Trắng. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ là Donald Trump sẽ có cách tiếp cận khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi ông tiếp quản Nhà trắng. Tuy vậy, liệu châu Âu với tiềm lực của mình có khả năng “lấp chỗ trống” của Mỹ khi mà từ trước tới nay Mỹ là quốc gia ủng hộ lớn nhất cho Ukraine?
Thời gian vừa qua, xuất hiện tình trạng sử dụng hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (hóa chất hạn chế) sai mục đích, cụ thể là việc sử dụng Xyanua gây ảnh hưởng đến tính mạng và an toàn sức khỏe con người gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Trước thực trạng này, để tăng cường quản lý, kiểm soát hóa chất hạn chế, kịp thời ngăn ngừa việc lạm dụng sử dụng hóa chất hạn chế sai mục đích, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Chỉ thị số 10, yêu cầu “Tăng cường mức độ quản lý đối với hóa chất hạn chế”, đồng thời, “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn và giám sát hoá chất hạn chế”.
Kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham vừa công bố cho thấy, trong quý 3, chỉ số niềm tin kinh doanh của khối doanh nghiệp này tăng lên đáng kể, từ 45,1 trong quý 3 năm ngoái lên 52 điểm phần trăm vào quý 3 năm nay. Tuy vậy chỉ số này vẫn chưa thực sự quay trở lại kỳ vọng như trước thời điểm đại dịch Covid 19. Cần làm gì để đẩy nhanh tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh, để là điểm tựa niềm tin vững chắc cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút dòng vốn lớn, chất lượng cao?
Cần làm gì để đẩy nhanh tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh tại nước ta?
- Thiếu Mỹ, châu Âu có "gồng gánh" được Ukraine?”
- Tiếp cận thông tin hữu ích giúp bà con dân tộc thiểu số ở Kon Tum thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm
- Xuất hiện những "ngôi làng hưu trí" của giới trẻ Trung quốc
Với mong muốn tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trang trọng nhưng tiết kiệm, không “làm khó” phụ huynh, nhiều địa phương, trường học đã ra văn bản thông báo không nhận hoa, nhận quà và không tiếp khách trong ngày hôm nay. Câu chuyện đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao ngành giáo dục nhiều nơi lại nói không với quà tặng trong ngày Nhà giáo Việt Nam? Truyền thống "tôn sư trọng đạo" liệu có phần nào bị ảnh hưởng vì quyết định này? Nếu không tặng hoa và quà, phải làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn các thầy cô? Làm sao để nâng cao thu nhập của nhà giáo – vấn đề được xem là điểm nghẽn với nhân lực ngành giáo dục, để họ yên tâm công tác và gắn bó với nghề?
Nên có hành động tri ân thầy cô thế nào khi nhiều địa phương và trường học đề nghị không tặng quà giáo viên trong ngày 20/11?
- Cách thức bảo tồn các giống cây trồng bị lãng quên tại Chile
- Hiệu quả của Mạng lưới hỗ trợ thanh niên Cần Thơ khởi nghiệp
Theo nguồn tin từ các quan chức cấp cao
của Li-băng, nước này và lực lượng Hecbola đã đồng ý với đề xuất
của Mỹ về lệnh ngừng bắn với Israel như một nỗ lực nghiêm túc nhất
từ trước đến nay để hướng tới chấm dứt giao tranh. Theo đó, phía Li-
băng đã gửi phản hồi bằng văn bản tới Đại sứ Mỹ tại nước này; đồng
thời xác nhận, Đặc phái viên Nhà Trắng cũng đang trên đường tới thủ
đô Bây-rút để tiếp tục đàm phán. Đi kèm với “cái gật đầu này” là một số “ý
kiến bổ sung” của Li-băng và Héc-bô-la về thoả thuận. Và đáng nói là
hiện phía Israel vẫn chưa đưa ra bình luận công khai nào về vấn đề
này. Liệu trong bối cảnh các cuộc xung đột đang “tăng tốc chuyển
mình” trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới, những tín hiệu mới tại
Trung Đông báo hiệu tương lai nào cho khu vực? PV Bá Thi - Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập
theo dõi khu vực Trung Đông phân tích góc nhìn mới.
Văn học nghệ thuật không chỉ đóng vai trò là tấm gương phản
chiếu xã hội mà còn là công cụ mạnh mẽ để truyền tải thông điệp và
định hình tư tưởng. Trong bối cảnh hiện nay, văn học nghệ thuật vẫn là một kênh giao
tiếp mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến dư luận xã hội. Chính vì
vậy, chúng ta cần phải tỉnh táo và cảnh giác trước những tác phẩm có
dấu hiệu lợi dụng nghệ thuật để “bẻ lái” tư duy, làm sai lệch nhận thức
của xã hội, song song đó cần bảo vệ những giá trị tinh thần tốt đẹp của
dân tộc, và luôn luôn đề cao trách nhiệm trong việc tiếp nhận và sáng
tạo nghệ thuật.
Phân cấp mạnh trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Một ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiết kiệm cao nhất 8,1%/năm.
- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua, VN-Index mất thêm gần 12 điểm.
Người thầy “đặc biệt” nơi rẻo cao Pa Vệ Sủ - một minh chứng sống động cho sự tâm huyết, cống hiến và tình yêu thương dành cho học trò
vùng khó.
- Cảnh giác trước thủ đoạn lợi dụng văn học nghệ thuật để “bẻ lái” tư duy.
- Triển vọng khi Libang và Hecbola đồng ý đề xuất của Mỹ về lệnh ngừng bắn với Israel.
Cách phát huy giá trị để bảo tàng không bị lãng quên.
- Bắc Ninh, giữ bản sắc tranh Đông Hồ.
- Gặp gỡ anh Nguyễn Văn Lĩnh “kỹ sư chế tạo máy không bằng cấp của nông dân Bình Phước”.
Khoảng 40.000 khách tham quan chỉ trong 1 ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre nổi tiếng của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được tại nước ta.
Nhìn theo hướng tích cực, lượng khách đến bảo tàng “đông như trẩy hội” là điều đáng mừng trong việc thúc đẩy người dân tìm hiểu lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh, nhiều bảo tàng hiện đang “chết yểu” khi không thu hút được khách tham quan. Từ câu chuyện của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cùng bàn nội dung này với sự tham gia của TS Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Thanh niên, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.
Cách phát huy giá trị để bảo tàng không bị lãng quên.
- Cách thức Hà Nội tuyên truyền phòng cháy chữa cháy trong các trường học.
- Sáng kiến giáo dục mang niềm an ủi cho trẻ em Gaza lánh nạn tại Ai Cập
- Bộ Y tế bỏ quy định phân chia danh mục thuốc BHYT theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
- Dịch cúm A tại Bắc Kạn rất dễ lan rộng trong trường học
- Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 mang ánh sáng đến trường, bước cùng em tới tương lai tại Sông Công, Thái Nguyên
- Tây Ninh triển khai Dự án Phòng chống lao khu vực năm 2024