Trong bài 1 của loạt bài với nhan đề Bệnh viện tự chủ: Quá tải, thiếu thốn bủa vây!, chúng tôi đã đề cập đến những khó khăn đang hiện hữu tại các đơn vị tự chủ. Những bất cập trong cơ chế tự chủ, loay hoay từng nguồn thu để tự chủ dẫn tới chuyển dịch nhân sự tại đơn vị sự nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực y tế luôn làm nóng nghị trường mỗi kỳ họp Quốc hội. Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, đại diện Bộ Tài chính cho biết, đến năm 2025 sẽ thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ cho các bệnh viện công lập Song, đến nay mới chỉ có số ít đơn vị tự chủ chi thường xuyên thì mục tiêu này còn rất xa. Vì sao có nhiều bất cập này? Đây cũng là nội dung của bài thứ 2 với chủ đề: Cơ chế tự chủ: “Cởi trói” hay “bó chân” các bệnh viện
Sau nhiều năm triển khai tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công lập, nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và nhiều đơn vị tiến hành thí điểm, bước đầu có những kết quả tích cực. Thế nhưng, dù rất nỗ lực thì đến nay cũng chỉ có số ít các đơn vị y tế công lập đảm bảo chi thường xuyên trở lên. 2 bệnh viện lớn tuyến Trung xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện, nhiều bệnh viện lớn khác cũng không thể thực hiện do vướng cơ chế. Khó khăn do tự chủ mà không được tự quyết về nguồn thu, nguồn nhân lực, thiếu thốn về thuốc men, vật tư, trang thiết bị kéo dài.. đang bủa vậy người bệnh và bệnh viện
Đây thực sự là vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm và tại nhiều kỳ họp Quốc hội. Quốc hội đã phải giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng kế hoạch giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”. Bộ Y tế cũng đang triển khai các giải pháp tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến trình tự chủ tại các đơn vị. Điều đó cho thấy tính cấp bách của việc hoàn thiện chính sách trong vấn đề này.
Vậy vì sao một chủ trương đúng đắn vẫn chưa đi vào cuộc sống và cần tháo gỡ các nút thắt nào cho vấn đề quan trọng và chắc chắn phải thực hiện này. Trong bài 1 của loạt bài: “Tự chủ tài chính trong y tế: Cần hiểu đúng, để làm trúng”, mời quý vị và các bạn ghi nhận thực tế tại một số cơ sở y tế qua bài 1: Bệnh viện tự chủ: Quá tải, thiếu thốn bủa vây!
Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những "mỏ dầu" của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm.
Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng
- Long An đưa du lịch nhân văn đến gần hơn với giới trẻ
- Iraq: Trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ phi lợi nhuận – giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống
Tổng thống Ucraina Zelensky đang có mặt tại Mỹ để tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. Nhưng lịch trình quan trọng hơn trong thời gian ở thăm
Mỹ của ông Zelensky là cuộc gặp với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và hai ứng cử viên Tổng thống Kamala Haris và Donald Trump để thảo luận về cuộc xung đột giữa Ucraina và Nga. Giới phân tích cho rằng chuyến thăm Mỹ lần này của
Tổng thống Zelensky có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh nước Mỹ sẽ có Tổng thống mới sau cuộc bầu cử tháng 11 tới đây. Cách tiếp
cận của người kế nhiệm ông Joe Biden sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự
hỗ trợ cho phương Tây cho Ucraina – yếu tố tác động trực tiếp tới cục
diện cuộc xung đột đã kéo dài hơn 2 năm qua. Bởi vậy, Tổng thống Zelensky cần nắm bắt được tinh thần của cả bà Haris và ông Trump để có những tính toán phù hợp trong cuộc xung đột. Phóng viên Thu Hà, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn vấn đề này.
Những ngày qua, với tinh thần “tương thân, tương ái”,
“lá lành đùm lá rách”, cả nước cùng hướng về các địa phương vùng lũ
miền Bắc, chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra; sẻ chia
những mất mát, khó khăn của đồng bào, góp sức giúp Nhân dân các địa
phương vùng bị ảnh hưởng sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất,
kinh doanh... Tuy nhiên, có thể thấy, trên không gian mạng, cũng xuất
hiện không ít tin tức sai sự thật, gây hoang mang dự luận; các thế lực
thù địch, tổ chức phản động lợi dụng tình hình này để đưa ra những luận
điệu xuyên tạc, phán xét chủ quan nhằm chia rẽ, phá hoại. “Nhận diện
những “tiếng nói lạc dòng” trong thiên tai bão lũ” là nội dung của
chuyên mục “Nhận diện sự thật”.
Nhận diện những “tiếng nói lạc dòng” trong thiên tai bão lũ.
- Chính sách vượt trội vì mục tiêu người dân có cuộc sống tốt hơn.
- Chuyến thăm Mỹ của
Tổng thống Ukraine Zelensky với trọng tâm thảo luận về cục diện cuộc
xung đột tại Ukraine đã kéo dài hơn 2 năm.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu.
- Ngân hàng nhà nước cho biết: nhiều ngành hưởng lợi khi mặt bằng lãi suất giảm.
- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua, khối ngoại bất ngờ bán ròng đột biến gần 2.800 tỷ đồng; cả 3 chỉ số đều tăng điểm.
“Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức
tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng
góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được
đúng vị trí của mình”- đó là tâm sự của anh Lê Việt Cường – Chủ tịch Hội
người khuyết tật quận Hà Đông (Hà Nội) về hành trình dệt lên ước mơ cùng
Vụn Art. Hợp tác xã Vụn Art – ngôi nhà chung của những mảnh đời không lành
lặn ngày ngày sáng tạo, tỉ mỉ cắt, dán, ghép những mảnh lụa vụn thành những
sản phẩm độc đáo, phục vụ khách du lịch và xuất khẩu. Anh Lê Việt Cường –
người sáng lập ra Vụn Art cũng là nhân vật trong Chuyện đêm hôm nay, anh
chia sẻ về sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng người khuyết tật trong phát
triển kinh tế- xã hội.
Dẹp lạm thu đầu năm học mới bằng cách nào?
- Nhân viên vệ sinh tận tụy làm
sạch tượng Phật bằng đồng cao nhất thế giới ở Nhật Bản.
- Làng nghề dệt chiếu Cà Hom của Trà Vinh - giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc ở địa phương.
- Anh Lê Việt Cường - chủ tịch Hội khuyết tật Quận Hà đông, chủ nhiệm HTX Vụn Art - làm tranh bằng vải vụn chia sẻ về những người khuyết tật khéo léo hồi sinh cho những mảnh vải vụn.
Nông sản vượt thách thức, đạt mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD năm 2024
- Cơ chế tự chủ: “Cởi trói” hay “bó chân” các bệnh viện
Năm học mới bắt đầu chưa đầy 1 tháng, bên cạnh niềm vui của các em học sinh cũng là nỗi lo của không ít phụ huynh, nhất là khi các trường học vào đợt họp phụ huynh đầu năm. Hiện nay, dù chưa có nhiều trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm nhưng thông tin về lạm thu đã bắt đầu rục rịch trên một số diễn đàn, như câu chuyện về tình trạng thu phí không hợp lý với những khoản tiền cho việc sửa ti vi, mua điều hòa, máy chiếu...Thực tế này đã kéo dài trong nhiều năm, mỗi năm lại có một “biến thể mới” làm dấy lên những lo ngại về lạm thu trong các trường học. Dù các quy định về việc thu chi trong trường học đã được ban hành từ nhiều năm trước, nhưng tình trạng lạm thu vẫn tồn tại. Tại nhiều trường học, phụ huynh vẫn phải đóng góp cho những khoản thu không hợp lý. Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
“Dẹp” lạm thu đầu năm học mới bằng cách nào?
- Trung Quốc ra mắt các mẫu đất hiếm hoi ở phía xa (vùng tối) Mặt Trăng.
- Vận động người dân trang bị bình chữa cháy trong gia đình.
Ngân hàng giảm lãi vay, hỗ trợ khách hàng vùng bão lũ
- Chuyển đổi xanh trong ngành logicstic đang là xu hướng
- Phiên chứng khoán chiều qua, áp lực bán chiếm thế