Những thông tin như mở đường, làm cầu, phân chia lại địa giới hành chính hay thành lập quận, huyện... từ cuối năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã được giới đầu cơ tạo các cơn sốt nhà đất đánh vào tâm lý của người dân với mục đích kiếm lợi khủng. Hiện tượng “thổi giá” đất nhằm đầu cơ, trục lợi, gây tình trạng “sốt ảo”, tạo nhiều bức xúc trong dư luận, làm méo mó thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước và gây thiệt hại cho người dân và xã hội.
Trước việc giá đất ở nhiều nơi tăng cao đột biến, gây hiện tượng "sốt ảo", các địa phương đã rất quyết liệt đưa ra các biện pháp để ngăn chặn. Đặc biệt phải công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp. Ghi nhận thực tế tại tỉnh Bắc Giang:
Luật Đất đai có liên quan trực tiếp đến đời sống của hầu hết người dân. Theo các chuyên gia, sau nhiều năm đi vào cuộc sống, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Giới đầu cơ đã và đang dựa vào các kẽ hở của pháp luật để tạo nên những “cơn sốt” đất ảo để trục lợi. Vậy giải pháp chặn đà đầu cơ bất động sản khó kiểm soát?
Với hơn 2.000 sông có chiều dài hơn 10km, đây là lợi thế của nước ta trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những dòng sông này lại đang có nguy cơ trở thành những dòng sông chết do bị khai thác bừa bãi, lấp sông, chặn dòng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, hệ sinh thái và cộng dồng dân cư.
“Hàng chục ha “bờ xôi, ruộng mật” của người dân bị thu hồi hàng chục năm qua không thấy xây dựng gì; Đất ruộng để cỏ mọc um tùm, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng”. Đây là những lo lắng và bức xúc của người dân xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về thực trạng Khu công nghiệp Trung Thành đóng tại xã Trung Thành. Mặc dù người dân đã kiến nghị rất nhiều lần lên các cấp chính quyền, ngành chức năng, cơ quan chủ quản của khu công nghiệp nhưng tình trạng vẫn không có gì chuyển biến. Điều này khiến nhân dân vô cùng bức xúc nhưng cũng chỉ biết kêu than với trời.
Ở Việt Nam, khoảng vài năm về trước, việc cấp phép cho các dự án đầu tư kể cả trong nước lẫn nước ngoài đã được phân cấp mạnh về các tỉnh và không ít tỉnh đã chạy theo tốc độ tăng trưởng GDP cao và chấp nhận các dự án đầu tư nước ngoài khai thác tài nguyên giá rẻ với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bị người dân phản ứng mạnh mẽ. Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng giảm diện tích đất sử dụng, tăng hàm lượng công nghệ, kỹ thuật, khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng, nguồn nhân lực và các điều kiện thực tế của tỉnh, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững và ổn định. Đây là quan điểm của nhiều địa phương trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trong nhiệm kỳ vừa qua.
- Cuộc chiến bảo vệ sông Cầu – Trách nhiệm không của riêng ai
- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về những giải pháp của bộ chủ động ứng phó với các sự cố môi trường
- Giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến lĩnh vực môi trường
- Sông Cầu giãy chết – 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang gấp rút vào cuộc
- Luật BVMT 2020 khắc phục những bất cập, chồng chéo trong quản lý môi trường
- Giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến lĩnh vực môi trường
- Nước sông Cầu ô nhiễm nặng, dưới sông cá chết, dân trên bờ lao đao
- Kiểm soát chặt chẽ các dự án, cơ sở dễ gây ô nhiễm môi trường.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là cơ chế tài chính trong đó các bên được hưởng lợi dịch vụ rừng có trách nhiệm chi trả cho các bên cung cấp dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ rừng, để phát triển rừng bền vững, cải thiện đời sống người dân thì cần có những thay đổi liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Bắc Giang: Gặp khó về mặt bằng, các Cụm công nghiệp khó thu hút doanh nghiệp
- Nhiều hạn chế trong chính sách pháp luật về giá đất
- Giải đáp câu hỏi liên quan đến lĩnh vực đất đai
- Góp sức bảo vệ môi trường với ống hút bằng cây loi của 8x Sơn La
- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về những giải pháp quản lý bảo vệ môi trường
- Nhanh chóng đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào cuộc sống
- Hải Phòng: Giải phóng mặt bằng – Tạo bước đột phá trong phát triển giao thông đô thị
- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ đa mục tiêu
- Giải đáp đất đai
- Việt Nam thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong thời kỳ mới
- Hạ Long, Quảng Ninh chuyển đổi mô hình kinh tế nâu sang xanh
- Giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến lĩnh vực môi trường
- Hải hà, Quảng Ninh: Dân vận khéo trong công tác giải phóng mặt bằng
- Nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai căn bản, toàn diện
- Giải đáp câu hỏi đất đai