Những vướng mắc trong công tác hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng xảy ra tại nhiều địa phương. Chính vì vậy, việc công khai, minh bạch thông tin về đất đai cần được triển khai rộng rãi ở các đại phương và việc làm này nhằm gắn trách nhiệm của các bên thực thi có liên quan nếu xảy ra sai sót. Thực tế, chuyện phải minh bạch thông tin về đất đai luôn rất nóng trên các diễn đàn, nhất là các buổi tiếp xúc cử tri, đối thoại với người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị. Những khuất tất trong quá trình thực hiện dẫn đến nhiều hệ lụy đối với đời sống xã hội.
Dự án Hồ Sen - Cầu Rào 2, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng là một dự án trọng điểm được phê duyệt khởi công cách đây đã hơn 10 năm, với ý nghĩa như một bước đột phá chưa từng có về quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng. Thời gian qua, bằng những mô hình như mô hình Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị quận tham gia giải phóng mặt bằng; mô hình "ba cùng",... các quận, huyện của Thành phố Hải Phòng đã tháo gỡ những “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng, nhằm đảm bảo tiến độ công trình và tạo sự đồng thuận của người dân. Đây là 1 dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế xã hội của quận Lê Chân nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.
Việc tạo quỹ đất “sạch” được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu của tỉnh Hà Nam trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công nói chung và kêu gọi thu hút đầu tư. Thế nhưng, trên thực tế, khi triển khai các dự án thường thiếu quỹ đất “sạch”, nên hầu hết các dự án khi thực hiện đều phải bắt đầu từ khâu áp giá, đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án không có mặt bằng “sạch” hoặc giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ, hiệu quả của dự án. Do tác động của dịch bệnh Covid-19, làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp FDI đang có sự dịch chuyển sang khu vực an toàn hơn về dịch bệnh, trong đó lựa chọn hàng đầu là Việt Nam. Là địa phương luôn nằm trong top dẫn đầu về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, Hà Nam đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt chuẩn bị mặt bằng để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới.
- Thanh Hóa: Người dân đồng thuận là điều kiện tốt nhất cho công tác giải phóng mặt bằng
- Công khai, minh bạch thông tin về đất đai
- Giải đáp thắc mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai
Đền bù, giải phóng mặt bằng vốn là công việc khó khăn liên quan đến nhiều người và thường nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp. Trong hai phương thức đền bù, giải phóng mặt bằng là Nhà nước thu hồi đất và chủ đầu tư tự thỏa thuận mua đất của người dân mà các địa phương triển khai thực hiện hiện nay đều bộc lộ bất cập. Giải quyết vấn đề này như thế nào đang là vấn đề được các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước quan tâm tháo gỡ. Các dự án thu hồi, giải phóng mặt bằng từ trước đến nay bị vướng mắc, không thể triển khai phần lớn do sự không đồng thuận về giá đền bù, giá mua đất tái định cư giữa người dân bị thu hồi đất và cơ quan, đơn vị thu hồi đất. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng khiếu kiện liên quan đến đất đai gia tăng và phức tạp. Ghi nhận thực tế này tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc thực hiện công tác thu hồi đất, đặc biệt là thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập bởi ảnh hưởng từ việc thu hồi đến lợi ích của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất. Trong đó, giá đất bồi thường, hỗ trợ chưa sát giá thị trường, nhiều trường hợp còn quá thấp so với giá đất cùng loại chuyển nhượng thực tế là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ách tắc, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên những bức xúc cả cho người sử dụng đất, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền có trách nhiệm thu hồi đất.
Trong những năm qua, việc huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đạt kết quả cao, góp phần quan trọng trong việc nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Từ đó nâng cao năng lực phục vụ sản xuất, phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ cứu nạn và phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
- Thái Nguyên: 4 năm không làm được 2km đường do vướng mặt bằng.
- Tăng cường công tác giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, khi vốn đầu tư công tăng lên 1% sẽ đóng góp cho tăng trưởng GDP thêm 0,06 điểm phần trăm. Do đó, giải ngân vốn đầu tư công đang được Chính phủ coi là một trong “5 mũi giáp công” để phục hồi kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân đang khá chậm, khi hết 6 tháng mới đạt trên 30%.
Một trong những “điểm nghẽn” chính lại nằm ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ. Vậy nguyên nhân của tỉnh trạng này là gì?
Có thể nói công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại, kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của hàng loạt công trình, dự án trên cả nước. Trong đó, việc xác định giá đất, hỗ trợ người dân khi nhà nước thu hồi đất vẫn chưa thỏa mãn nguyện vọng của người dân. Luật Đất đai cho phép áp dụng hai cơ chế thu hồi đất: một là, Nhà nước thu hồi đất vì mục đích công cộng, an ninh quốc phòng, hai là, doanh nghiệp tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất. Chính điều này tạo ra sự chênh lệch lớn về giá đất khi thu hồi và đền bù, tạo ra sự bất bình đẳng trong việc bồi thường cho người sử dụng đất, gây nên nhiều tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Thực trạng này đang khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tiến hành các dự án đầu tư. Phóng viên Đài TNVN ghi nhận thực tế này tại tỉnh Hưng Yên:
Tích tụ, tập trung đất đai là xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp, tạo bước đột phá để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tập trung, tích tụ đất đai, hiện nay còn đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như ruộng đất manh mún, quy mô nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc đưa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất kinh doanh có nhu cầu mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ cao nhưng không có diện tích đất đủ lớn để thực hiện.
Thời gian qua, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để đầu tư các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được nhiều địa phương xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Nhiều chính sách quan tâm đến quyền lợi của các hộ có đất bị thu hồi bước đầu tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Tuy nhiên, do chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, còn nhiều bất cập so với thực tiễn, cùng với nhận thức của bộ phận dân còn hạn chế dẫn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số công trình, dự án còn gặp không ít khó khăn.
Chỉ số tiếp cận đất đai là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng điều hành của một địa phương trong việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển. Việc cải thiện chỉ số này tạo ra trụ đỡ quan trọng để môi trường kinh doanh của địa phương thăng hạng. Ngược lại, đây cũng sẽ là nguyên nhân khiến thứ hạng của địa phương tụt giảm. Vậy đâu là giải pháp để tháo gỡ điểm nghẽn này?
Thị trường bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn 2020 - 2025 khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp trong nước nhằm thâu tóm các quỹ đất và tài sản công nghiệp đang vận hành. Vậy Việt Nam cần phải làm gì để đấy mạnh phát triển quỹ đất công nghiệp trong thời gian tới?