logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Dồn điền đổi thửa phát huy nguồn lực đất đai (24/6/2020)

Ruộng đất luôn luôn là vấn đề lớn đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhất là ở nước ta với kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong GDP, nông dân cũng chiếm tỉ trọng cao trong dân số. Tuy nhiên, với đặc thù quy mô đất nông nghiệp ở nước ta quá nhỏ lẻ, manh mún, nên việc tập trung đất để có quy mô sản xuất hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường đang là vấn đề cản trở ngành nông nghiệp phát triển. Để nền nông nghiệp phát huy tiềm năng và giá trị, đã đến lúc phải đổi mới sản xuất hướng đến quy mô lớn, hiệu quả cao. Theo đó, cần tháo gỡ rào cản lớn nhất hiện nay là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ để đẩy nhanh quá trình dồn điền, đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất.

Nhiều vướng mắc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (17/6/2020)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi “sổ đỏ”) được coi là chứng chỉ, thừa nhận sở hữu lâu dài của Nhà nước cho giá trị tài sản lớn nhất của người dân. Thực tế thực thi pháp luật về đất đai ở nhiều địa phương đã cho thấy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế-xã hội nhưng cũng rất phức tạp về mặt pháp lý và bộc lộ nhiều hạn chế, làm nảy sinh những tranh chấp, sai phạm trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy những hạn chế đó là gì? Làm sao để giải quyết dứt điểm để tránh phát sinh tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật?

Sử dụng hiệu quả quỹ đất các khu công nghiệp (27/5/2020)

Từ bao đời nay, đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đời sống người dân. Đây cũng là nguồn lực với nguồn cung hữu hạn và là đối tượng gắn với nhiều cải cách trong thời gian qua. Đồng thời, nhu cầu về đất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như bảo vệ quyền lợi của những người sử dụng đất đang đặt ra nhiều vấn đề mới.

Thái Nguyên nỗ lực giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án tái định cư (10/6/2020)

- Thái Nguyên nỗ lực giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án tái định cư.
- Giải đáp thắc mắc của thính giả về đất đai.

Nhiều giải pháp trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 (3/6/2020)

Theo nhận định của các nhà khoa học thì thế kỷ này là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và xu thế của thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế đất nước rất quan trọng. Do vậy, vấn đề bảo vệ biển và đại dương đang được nước ta chú trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Chương trình Môi trường và Phát triển hôm nay chúng tôi có chuyên đề: Nhiều giải pháp trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc Nam: Tháng 6 khó về đích (20/5/2020)

Đường cao tốc Bắc Nam là công trình trọng điểm quốc gia gồm 11 dự án thành phần, chiều dài 654 km đi qua 14 địa phương, tổng mức đầu tư gần 120 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến hết tháng 6 năm nay, các địa phương phải hoàn thành giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư và nhà thầu triển khai thi công. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thời gian vừa qua, dự án gặp rất nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng do phạm vi dự án lớn, liên quan đến lợi ích nhiều người dân và tổ chức sở hữu.

Quy định về tách thửa đất của TPHCM có nhiều bất cập (13/5/2020)

Tình trạng phân lô tách thửa đất nhiều bất cập gây ra những hệ lụy khó lường, rất cần được nghiên cứu giải quyết.

Tăng cường công khai minh bạch về công tác quản lý đất đai (6/5/2020)

Tăng cường công khai minh bạch và thực hiện tham vấn đầy đủ với người dân về công tác quản lý đất đai là một trong những giải pháp để giảm tình trạng khiếu kiện và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Đây cũng là mục tiêu hướng đến trong lần sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.

Ô nhiễm môi trường đã quá ngưỡng chịu tải – Người gây ô nhiễm phải trả tiền (29/4/2020)

Sau hàng loạt dự án phát triển gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân như vụ Fomosa, Rạng Đông, hay tình trạng gây ô nhiễm của một số nhà máy nhiệt điện, các dự án khai thác khoáng sản… dư luận mới giật mình thấy rằng,môi trường nước ta đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa.
Nhiều lần Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chỉ rõ, thực tế này đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đặc biệt, phải có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp gây ô nhiễm môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Đây cũng là 1 nội quan trọng đang được đưa ra lấy ý kiến đóng góp vào Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần này.

Công khai quản lý sử dụng đất để ngăn chặn tiêu cực về đất đai (22/4/2020)

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, thời gian qua việc công khai thông tin trong hoạt động quản lý, sử dụng đất đai đã được các địa phương triển khai thực hiện, bước đầu tạo ra sự minh bạch trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Tuy nhiên, còn nhiều địa phương chưa thực hiện, thực hiện chưa đầy đủ; nội dung, hình thức công khai chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật. Vậy cần phải có giải pháp như thế nào để giải quyết tình trạng này?

Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai có giảm, nhưng chưa hết nóng (15/4/2020)

- Tình hình khiếu nại tố cáo về đất đai có giảm nhưng chưa hết nóng.
- Vĩnh Phúc: Đối thoại trực tiếp giải quyết những khiếu nại tố cáo về đất đai.

Lựa chọn hình thức tập trung, tích tụ đất đai phù hợp với thực tiễn (8/4/2020)

- Lựa chọn hình thức tập trung, tích tụ đất đai phù hợp với thực tiễn.
- Hà Nam: Hiệu quả mô hình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Tri thức truyền thống về nguồn gen trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học (1/4/2020)

- Tri thức truyền thống về nguồn gen trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
- Chính sách, khung pháp lý phù hợp để bảo tồn tri thức truyền thống.
- Giải đáp những vấn đề liên quan đến đất đai.

Vĩnh Phúc: Kiên quyết xử lý, không có “vùng cấm” về vi phạm đất đai (25/3/2020)

Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, đổ đất, san nền, buôn bán kinh doanh trên diện tích đất nông nghiệp đang là thực trạng khó giải quyết tại nhiều địa phương ở tỉnh Vĩnh Phúc. Mặc dù đã có nhiều biện pháp để xử lý nghiêm các trường hợp, tuy nhiên tình trạng hộ dân sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích vẫn tồn tại chưa thể xử lý triệt để.

Bắc Giang: Thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất, khắc phục bất cập trong giải phóng mặt bằng (18/3/2020)

- Bắc Giang: Thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất, khắc phục những bất cập trong giải phóng mặt bằng.
- Nguyên nhân làm gia tăng tình trạng khiếu nại tố cáo về đất đai.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: