Với khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay và sau 20 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và trí tuệ, đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung đề ra, đặc biệt Quốc hội đã thể hiện cách tiếp cận, chủ động đổi mới, thay đổi tư duy trong công tác lập pháp.
Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) đã được người dân đón nhận, qua đó thay đổi tư duy, thói quen của người dân trong các hoạt động giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.
Hai ngày chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 diễn ra trong không khí sôi nổi, thẳng thắn, đi vào trọng tâm những vấn đề được lựa chọn trong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Qua chất vấn để người đứng đầu ngành, lĩnh vực cũng như Chính phủ nhận diện sâu sắc, đa chiều hơn những vướng mắc, tồn tại, thấy được giải pháp xử lý vấn đề. Để đạt được yêu cầu và mục tiêu lớn của kỷ nguyên mới, các giải pháp phù hợp cần sớm được chuyển hóa mạnh mẽ trong hành động để tạo nên những chuyển biến tích cực.
- Bước đột phá về công tác cán bộ ở Hà Tĩnh- Đạo đức cách mạng là gốc rễ của người cán bộ, đảng viên.
- Huyện ủy Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng tạo nguồn kế cận cho Đảng.
Ngày 28/10 vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết số 209 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch là nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác báo cáo, thống kê, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ các cấp.
- Thái Nguyên tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm xe quá tải, quá khổ.
- Mô hình giúp đỡ tái hoà nhập cộng đồng ở Thái Bình.
- Xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, hướng tới phát triển bền vững là xu thế tất yếu của cả thế giới, không phải của riêng Việt Nam. Bởi thông qua đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Sự đồng hành của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ toàn diện và tích cực đã giúp doanh nghiệp có thể chủ động vượt qua các thách thức khó khăn để chuyển đổi thành công và từng bước phát triển bền vững.
Thể chế là một trong ba khâu đột phá chiến lược, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bởi, thể chế hoàn thiện, những vướng mắc về mặt pháp luật được tháo gỡ sẽ khơi thông nguồn lực, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Xác định tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế, trong các kỳ họp, bên cạnh công tác giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội luôn dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp. Và Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra cũng như vậy.
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế: Tiền đề đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Bước đột phá về công tác cán bộ ở Hà Tĩnh - việc khó phải làm.
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nước ta đang trải qua quá trình chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và Internet. Để quá trình này thành công, đảm bảo an toàn thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, các nguy cơ gây mất an toàn thông tin đã và đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.
- Hà Nam chung tay giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng.
- Bắc Giang tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm xe quá tải, quá khổ.
- Xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã: Kinh nghiệm của Hà Tĩnh.
- Tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, tạo đột phá về thể chế phát triển
-Kon Tum chủ động chuẩn bị tốt cho đại hội điểm cấp huyện.
Trong bối cảnh đất nước ta còn nhiều khó khăn và để bảo đảm sự hài hòa về mục tiêu kinh tế gắn liền với thực hiện các mục tiêu xã hội… thời gian qua, việc tính toán chi phí giá thành đối với điện vẫn mang màu sắc "bao cấp", bù trừ; sự phân định giữa giá điện phục vụ sản xuất, với giá điện phục vụ các mục tiêu xã hội, mục tiêu an sinh nhiều lúc còn chưa rạch ròi, lằn ranh còn thiếu rõ nét, dẫn đến chưa được hạch toán đầy đủ giữa chi phí đầu vào và giá thành bán ra. Thực tế là giá điện bán ra còn thấp hơn so với giá thành sản xuất.
Hiện việc "tính đúng, tính đủ giá điện" và đẩy mạnh thực hiện lộ trình này đang được Chính phủ từng bước thực hiện vì đây là yêu cầu tất yếu, khách quan vì sự phát triển bền vững của ngành điện nói riêng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta nói chung.