Giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền. Trong giai đoạn tới, Chính phủ chủ trương cần tiếp tục hoàn thiện chính sách kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng khó khăn với vùng phát triển. Nâng cao ý chí tự vươn lên thoát nghèo, phát huy vai trò, nội lực của người nghèo và cộng đồng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững:
- Hiệu quả từ mô hình “Phòng điều tra thân thiện” trong các vụ án liên quan đến trẻ em.
- Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số: Những điều cần biết.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá 15 là luật mới, lần đầu được xem xét thông qua, là dấu ấn của nhiệm Kỳ Quốc hội khóa XV trong việc kịp thời thể chế hóa đường lối Đại hội Đảng lần thứ XIII và định hướng chương trình xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ khóa XV.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có 06 chương, 91 điều, trong đó, điểm nổi bật là quy định việc đa dạng hóa các hình thức công khai thông tin ở cơ sở để dân biết, để “dân bàn” theo đúng sự thật, đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, với tinh thần xây dựng, tích cực nhằm phát huy dân chủ ở cơ sở.
Vùng dân tộc miền núi vẫn luôn đi liền 5 cái nhất, đó là: Điều kiện khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản thấp nhất; và tỷ lệ nghèo cao nhất. Để giúp những khó khăn, vướng mắc nhất trong đời sống của bà con vùng dân tộc thiểu số được khắc phục, kinh tế xã hội phát triển đi lên, việc nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ và hiểu biết pháp luật của bà con nơi đây có ý nghĩa cần thiết. Mặc dù thực tế trong thời gian qua, công tác này được quan tâm nhưng để đạt hiệu quả cao, thực chất, việc tiến hành các giải pháp cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay đề cập nội dung này:
Phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ hai của Quốc hội khóa XV. Kỳ họp dự kiến được tổ chức vào tháng 1-2023. Một trong những vấn đề được xem xét thông qua tại kỳ họp đó là dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền khám, chữa bệnh của người dân và còn nhiều nội dung cần phải nghiên cứu làm rõ thêm.
- Bài 4 trong loạt bài “Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và một số vấn đề đặt ra” với nhan đề “Xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia”.
- Nam Định tăng cường kiểm tra, giám sát trong Đảng.
Những diễn biến mới của tình hình môi trường như tình trạng ngập lụt, lũ quét, ô nhiễm môi trường đã tồn tại lâu nay phản ánh điều gì từ câu chuyện tầm nhìn chiến lược, công tác lập quy hoạch và triển khai các giải pháp để chủ động ứng phó? Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay với sự hỗ trợ của Trung tâm Tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khách mời của chương trình là TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Đổi mới công tác xây dựng thể chế pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa nỗ lực làm theo lời Bác.
Quốc hội mới đây đã ban hành Nghị quyết số 70/2022 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023. Nghị quyết nêu rõ, đề cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị thông minh đã mở ra nhiều cơ hội để trẻ em học tập, vui chơi và tìm hiểu thế giới khi có thể dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực như vậy, vẫn còn đó những tác động tiêu cực từ các thông tin xấu, độc lan truyền trên mạng; các nguy cơ tiềm ẩn hay cạm bẫy khó nhận biết do trẻ em chưa có đủ kỹ năng để tự bảo vệ mình khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Do đó, việc tạo ra môi trường mạng lành mạnh, trang bị kỹ năng sống để trẻ em nhận biết và sử dụng Internet an toàn là vô cùng cần thiết. Và việc này rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 73/2022 về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 và được thực hiện trong 3 năm. Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này, báo cáo Quốc hội kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết và đề xuất hoàn thiện pháp luật về đấu giá biển số xe ô tô tại kỳ họp đầu năm 2026.
Những định hướng cơ bản trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
Văn hóa, con người: sức mạnh nội sinh thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin là sự ra đời của rất nhiều ứng dụng, từ trò chơi điện tử tới các trang mạng xã hội. Bên cạnh những thông tin tích cực cũng có nhiều nội dung xấu độc, gây ra những hệ lụy khôn lường, nhất là đối với trẻ em khi vô tình tiếp nhận. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?