logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất- nông nghiệp ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (07/04/2021)

- Thưa quý vị! Biến đổi khí hậu và thiên tai cực đoan đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long- một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Trong đó, thấy rõ nhất là những tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm gia tăng dịch bệnh...
- Do đó, để thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng với các giải pháp đồng bộ khác, giờ đây, sản xuất nông nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải tính đến bài toán chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây cũng là nội dung được chuyển tới quý thính giả trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài- khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam, nhìn từ câu chuyện vải thiều Lục Ngạn (03/04/2021)

- Thưa quý vị! Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản của Việt Nam gắn với chỉ dẫn địa lý (nhất là bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài) đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam.
- Vừa mới đây thôi, lần đầu tiên quả vải thiều Lục Ngạn (của tỉnh Bắc Giang) đã chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Đây được coi là giấy thông hành có ý nghĩa quan trọng cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn vào thị trường Nhật Bản- một trong những thị trường khó tính nhất hiện nay. Và sự kiện này cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác. “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài- khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.

Thái Nguyên: Đất vàng bị bỏ hoang – Lãng phí, ô nhiễm môi trường (31/03/2021)

“Hàng chục ha “bờ xôi, ruộng mật” của người dân bị thu hồi hàng chục năm qua không thấy xây dựng gì; Đất ruộng để cỏ mọc um tùm, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng”. Đây là những lo lắng và bức xúc của người dân xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về thực trạng Khu công nghiệp Trung Thành đóng tại xã Trung Thành. Mặc dù người dân đã kiến nghị rất nhiều lần lên các cấp chính quyền, ngành chức năng, cơ quan chủ quản của khu công nghiệp nhưng tình trạng vẫn không có gì chuyển biến. Điều này khiến nhân dân vô cùng bức xúc nhưng cũng chỉ biết kêu than với trời.

Thu hút đầu tư có chọn lọc - Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (31/03/2021)

Ở Việt Nam, khoảng vài năm về trước, việc cấp phép cho các dự án đầu tư kể cả trong nước lẫn nước ngoài đã được phân cấp mạnh về các tỉnh và không ít tỉnh đã chạy theo tốc độ tăng trưởng GDP cao và chấp nhận các dự án đầu tư nước ngoài khai thác tài nguyên giá rẻ với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bị người dân phản ứng mạnh mẽ. Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng giảm diện tích đất sử dụng, tăng hàm lượng công nghệ, kỹ thuật, khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng, nguồn nhân lực và các điều kiện thực tế của tỉnh, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững và ổn định. Đây là quan điểm của nhiều địa phương trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trong nhiệm kỳ vừa qua.

Xây dựng quốc gia quản lý rủi ro thiên tai (31/3/2021)

- Năm 2020, Việt Nam tiếp tục chịu nhiều thiệt hại nặng nề bởi các loại hình thiên tai bất thường. Một trong những nguyên nhân khiến thiên tai ngày càng trở nên khó lường, được chỉ ra là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan gây thảm họa thiên tai. Đây sẽ là mối nguy hiểm lớn mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới tiếp tục phải đối mặt. Thực tế này cho thấy, vấn đề quản lý rủi ro thiên tai, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Bảo mật dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng - Nâng cao khả năng phòng tránh lừa đảo (27/03/2021)

- Những nguy cơ hiện hữu khi trẻ em tham gia môi trường mạng.
- Một số giải pháp bảo mật dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội.

Cuộc chiến bảo vệ sông Cầu – Trách nhiệm không của riêng ai (24/03/2021)

- Cuộc chiến bảo vệ sông Cầu – Trách nhiệm không của riêng ai
- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về những giải pháp của bộ chủ động ứng phó với các sự cố môi trường
- Giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến lĩnh vực môi trường

Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai (24/03/2021)

Năm 2020 được đánh giá là một năm thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong lịch sử ở cả ba miền đất nước. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, 6 tháng đầu năm 2021 sẽ tiếp tục có những diễn biến bất thường về thời tiết, thiên tai. Mặc dù công tác dự báo, cảnh báo thiên tai thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ ngày càng cực đoan, khó lường. Để có những bản tin dự báo chính xác hơn nữa, trong thời gian tới ngành khí tượng thủy văn sẽ tiếp tục áp dụng khoa học - công nghệ trong công tác dự báo.

Điều hòa Panasonic nanoe™ X ức chế vi rút SARS-CoV-2 ( 23/03/2021)

Công ty Panasonic Việt Nam vừa cho biết, Tổ chức Nghiên cứu Tiếp xúc Toàn Cầu Texcell*1 đã chứng minh được khả năng ức chế vi rút SARS-CoV-2 của điều hòa Panasonic trang bị công nghệ nanoe™ X.

Chủ động trong nghiên cứu và làm chủ công nghệ bảo tồn những gene bản địa quý hiếm- góc nhìn từ việc nhân bản thành công giống lợn ỉ (21/03/2021)

- Thưa quý vị! Lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong việc nhân bản vô tính giống lợn ỉ từ tế bào sô-ma ở mô tai. Điều đáng nói giống lợn ỉ này là giống vật nuôi bản địa đặc hữu của Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng.
- Việc làm chủ công nghệ và nhân bản thành công lợn ỉ của các nhà khoa học không chỉ giúp bảo tồn giống lợn ỉ quý hiếm mà còn mở ra hướng bảo tồn các loài vật nuôi khác đang trên bờ tuyệt chủng. “Chủ động trong nghiên cứu và làm chủ công nghệ bảo tồn những gene bản địa quý hiếm- góc nhìn từ việc nhân bản thành công giống lợn ỉ” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay.

Sông Cầu giãy chết – 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang gấp rút vào cuộc (17/03/2021)

- Sông Cầu giãy chết – 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang gấp rút vào cuộc
- Luật BVMT 2020 khắc phục những bất cập, chồng chéo trong quản lý môi trường
- Giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến lĩnh vực môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - "thuận thiên" để phát triển (17/03/2021)

- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu” vừa được tổ chức tại ĐBSCL đã khẳng định quan điểm nhất quán của Chính phủ về phát triển ĐBSCL, đó là tôn trọng quy luật tự nhiên, thuận thiên là chính, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, phát triển bền vững theo phương châm sống chung với lũ, sống chung với mặn, với khô hạn, thiếu nước, phù hợp với điều kiện thực tế.

Đổi mới công nghệ- con đường để doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh (13/03/2021)

Thưa quý vị! Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hầu khắp các ngành, lĩnh vực, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã buộc phải tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, cũng trong bối cảnh nhiều khó khăn này, đã có nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục đứng vững và phát triển, nhờ đầu tư cho khoa học và đổi mới công nghệ. Đây cũng sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay.

Đồng bộ các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu (10/03/2021)

Biến đổi khí hậu đang là một thách thức ở quy mô toàn cầu, trong đó, Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa và tác động mạnh nhất. Đặc biệt trong những thập niên gần đây, những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên phổ biến hơn và ngày càng gây ra nhiều tổn thất về con người và của cải vật chất. Điển hình như lũ lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung và những cơn bão rất mạnh đổ bộ vào Việt Nam trong những tháng cuối năm ngoái. Với hơn 3.000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hằng năm Việt Nam phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới, chịu tác động của nhiều loại hình thời tiết phức tạp. Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh năm và trên khắp mọi miền lãnh thổ. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường của nước ta.

Nước sông Cầu ô nhiễm nặng, dưới sông cá chết, dân trên bờ lao đao (10/03/2021)

- Nước sông Cầu ô nhiễm nặng, dưới sông cá chết, dân trên bờ lao đao
- Kiểm soát chặt chẽ các dự án, cơ sở dễ gây ô nhiễm môi trường.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: