logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quy hoạch sử dụng đất còn nhiều vướng mắc (22/06/2022)

- Thanh Hoá: Nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng các dự án
- Vì một đại dương xanh

Tạo hàng lang pháp lý cho startup Việt khởi nghiệp tạo tác động xã hội (19/06/2022)

Tiên phong đón đầu xu thế khởi nghiệp tạo tác động xã hội, nên dễ hiểu vì sao nhiều startup Việt đang gặp khó. “Cần tạo hàng lang pháp lý ra sao cho startup Việt khởi nghiệp tạo tác động xã hội?” là nội dung được chuyển tới quý vị và các bạn ở phần đầu của chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
- Apple ra mắt hệ điều hành mới với tính năng bảo mật tuyệt đối- Thông tin thu hút sự quan tâm của giới công nghệ sẽ có ở phần cuối chương trình.

Các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước ở thành phố Hồ Chí Minh (16/06/2022)

- Các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Quảng Ninh: Bảo vệ rừng ngập mặn từ ý thức cộng đồng.

Bài 4: Lấp lỗ hổng quản lý và sử dụng đất đai – Khơi thông nguồn lực phát triển (15/06/2022)

Trong phần 3 của Loạt bài “Khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai”, Đài TNVN đã nêu những bất cập về định giá đất, khiến nguồn lực nhà nước bị thất thoát và nảy sinh nhiều mâu thuẫn về lợi ích. Vấn đề mấu chốt là hoàn thiện các chính sách tài chính đối với đất đai hiện nay, từ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để tái đầu tư phát triển kinh tế xã hội đưa nguồn lực đất đai thực sự trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đầu tháng 5 vừa qua, Trung ương dành nhiều thời gian thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất ban hành nghị quyết mới: "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Vậy làm thế nào để đưa đất đai thực sự trở thành nguồn lực phát triển. Đây là nội dung bài cuối trong loạt bài: “Khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai” với nhan đề: Lấp lỗ hổng quản lý và sử dụng đất đai – Khơi thông nguồn lực phát triển

Cần thống nhất các phương án đền bù giải phóng mặt bằng (15/06/2022)

- Phú Thọ: Không thể thoả thuận với người dân – 10 năm không thể triển khai dự án
- WHO: Rác thải ý tế có thể là chất xúc tác truyền bệnh từ động vật sang người.

Bài 3: Việt Nam cùng nhận thức – Cùng hành động để cứu trái đất (11/06/2022)

Phát biểu tại hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (gọi tắt là COP26) tại Glasgow Scotland, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam tuy là quốc gia còn đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa được vài chục năm nhưng vẫn quyết tâm xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Bằng nguồn lực của mình cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo thỏa thuận Paris để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này thể hiện sự quyết tâm và hành động của Việt Nam để cùng với cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây cũng là nội dung của bài cuối trong loạt bài Việt Nam cùng nhận thức cùng hành động để cứu trái đất

Lộ thông tin cá nhân gia tăng - Nguyên nhân dẫn đến lừa đảo trực tuyến (11/06/2022)

Lộ lọt dữ liệu cá nhân - Làm gì để tránh bị lừa đảo?
- Hệ điều hành IOS mới có tính năng bảo mật cao.

Bài 2: Việt Nam đẩy mạnh các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (10/06/2022)

- Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn về nâng cao năng lực dự báo khí tượng thuỷ văn
- Mô hình Làng Olympic 2024 hiện đại, bền vững, lượng thải carbon thấp

Bài 1: Những thảm hoạ khí hậu đã được báo trước (09/06/2022)

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân. Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Vậy nhận thức và hành động của Việt Nam như thế nào để thực hiện các thoả thuận về biến đổi khí hậu? Bắt đầu từ Chương trình hôm nay, chúng tôi có loạt bài: Việt Nam cùng nhận thức – Cùng hành động để cứu trái đất. Bài 1 có nhan đề: Những thảm hoạ khí hậu đã được báo trước.

Các vùng đất ngập nước vô cùng quan trọng đối với sự sống (05/06/2022)

Vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng đối với tài nguyên nước và cuộc sống con người. Nó đảm bảo nguồn cấp nước cho thế giới thông qua quá trình thu giữ và lưu trữ nước mưa, bổ sung vào các tầng chứa nước ngầm, điều tiết nước, giữ cho lưu vực đầu nguồn trong lành cung cấp nước uống an toàn một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, các vùng đất ngập nước cung cấp lương thực, thực phẩm hỗ trợ sản xuất, một lượng lớn thủy sản được đánh bắt từ các vùng đất ngập nước, đồng thời, đất ngập nước cũng cung cấp gạo cho 3,5 tỷ người trên thế giới. Đất ngập nước còn có vai trò rất quan trọng đối với đa dạng sinh học, 40% số loài trên thế giới sống ở vùng đất ngập nước.

Lần đầu tiên Việt Nam nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy lốc thép tấm dày 20mm - 80mm (04/06/2022)

Không chỉ tạo ra giá trị kinh doanh tốt, giờ đây, các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam còn tạo tác động xã hội- với những dự án khởi nghiệp được đánh giá là nhân văn. “Startup Việt khởi nghiệp tạo tác động xã hội- đón đầu xu thế, phục vụ cộng đồng” là nội dung được chuyển tới quý vị và các bạn ở phần đầu của chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
- “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy lốc thép tấm dày 20mm - 80mm”- giải pháp vừa giành giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 có gì đặc biệt. Thông tin sẽ có ở phần cuối chương trình.

Bảo vệ giá trị đa dạng sinh học – Xây dựng 1 tương lai cho sự sống (01/06/2022)

Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới (05 tháng 6) năm nay được phát động với chủ đề “Chỉ một Trái đất” truyền đến thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn. Thông điệp này cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tạo động lực cho các nỗ lực toàn cầu nhằm xây dựng một trái đất tốt hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất.

Đồng Nai: Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học tại khu Ramsar Bàu Sấu (01/06/2022)

Trái đất đang đối mặt với các thách thức lớn về môi trường như ô nhiễm đất, nước, nguồn sống của các loài động thực vật mang gen quý hiếm đang bị đe dọa. Theo tính toán của Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc, đến năm 2050, với các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay cộng sự gia tăng dân số thế giới có thể đạt 9,6 tỷ người, sẽ cần tới 3 Trái đất mới đáp ứng được nhu cầu sinh sống của nhân loại. Ghi nhận về công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu đất ngập nước Bàu Sấu - 1 trong những khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam:

Ngăn chặn phát tán tin giả - Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số (28/05/2022)

Ngăn chặn phát tán tin giả - Cần sự chung tay của cộng đồng.
-Nuôi ong bằng Robot ở Israel.

Thái Bình: Chung tay bảo vệ khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thuỵ (27/05/2022)

Tính đến nay, Việt Nam có 9 khu Ramsar (đất ngập nước) và nhiều khu bảo tồn, vùng đất ngập nước có vai trò và giá trị quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa. Đặc biệt, các khu Ramsar có khả năng chắn sóng làm giảm xói lở bờ biển, giảm thiệt hại do bão, lũ và sóng thần ở vùng ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ghi nhận thực tế này tại vùng đất ngập nước Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: